Phân vùng định hướng quy hoạch KGM đô thị tại quận Hà Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận hà đông, thành phố hà nội​ (Trang 76 - 86)

Hà Đông dự báo sẽ trở thành một trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa tăng cao nhất của thủ đô. Để có thể duy trì hài hòa việc bố trí không gian các khu vực trong quận, nghiên cứu xây dựng phân vùng quy hoạch cho quận.

Dựa vào định hướng quy hoạch của thành phố, kết quả nghiên cứu hiện trạng không gian mở đô thị và phân tích quy hoạch yếu tố không gian mở thành phố Hà Nội, nghiên cứu đưa ra đề xuất phân vùng quy hoạch không gian mở đô thị quận Hà Đông như sau:

Hiện trạng không gian quận Hà Đông được chia thành 4 vùng phục vụ quy hoạch không gian mở như sau:

Vùng 1: Khu vực gắn với nông nghiệp đô thị, các khu vực KGM được thiết kế tự phát, thiếu đồng bộ, thuộc phạm vi 3 phường (Yên Nghĩa, Biên Giang, Đồng Mai).

Vùng 2: Khu vực có mật độ xây dựng đang rất cao, là khu vực quy hoạch mới các không gian ở và làm việc, thuộc phạm vi 3 phường (La Khê, Vạn Phúc, Mỗ Lao và Dương Nội).

Vùng 3: Khu vực định hướng xây dựng không gian mở tập trung cho quận, thuộc địa phận 3 phường (Phú La, Phú Lãm, Phú Lương và Kiến Hưng)

Vùng 4: Khu vực trung tâm, có mật độ dân số rất cao, là trung tâm hành chính, văn hóa, thuộc địa phận 3 phường (Nguyễn Trãi, Quang Trung, Phúc La, Yết Kiêu, Hà Cầu, Văn Quán).

Định hướng và giải pháp cụ thể theo các vùng quy hoạch không gian mở đô thị được trình bày trong bảng 3.3.

Hình 3. 2. Bản đồ phân vùng quy hoạch Không gian mở cho quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Bảng 3. 3. Định hướng và giải pháp quy hoạch các vùng không gian mở

Vùng Định hướng Giải pháp

Vùng 1

- Quy hoạch các khu vực không gian mở thăm quan, du lịch gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Phát triển hệ thống thoát nước cho thành phố gắn với dòng sông Đáy. - Tận dụng không gian sông Đáy. - Bảo vệ không gian nông nghiệp đô thị.

- Các vườn cây, vườn sinh thái nông nghiệp được quy hoạch vừa mang lại hiệu quả kinh tế qua nông sản, vừa thu hút khách du lịch về thăm. Các mô hình này khá phát triển tại phường Yên Nghĩa và Biên Giang, cần được nhân rộng. - Cải thiện chất lượng nước, lắp đặt các điểm quan trắc môi trường tại các lưu vực sông, quản lý chặt chẽ chất lượng nước sông, tránh gây ô nhiễm khu vực phụ cận.

- Quy hoạch hệ thống gom nước mưa đến các hồ để giảm ngập lụt.

- Bảo vệ khu vực nông nghiệp (đặc biệt là các vùng trồng lúa) cung cấp lương thực, thực phẩm tại chỗ cho thành phố.

- Trồng thêm cây xanh, xây dựng hành lang cây xanh quanh bờ sông tránh xói mòn bờ sông và tăng.

- Xây dựng thêm các sân chơi, sân tập, vườn hoa, hồ nước quy mô nhỏ trong khu dân cư.

Vùng 2

- Xây dựng các khu vực ở, khu làm việc mới. Nâng cao hệ số sử dụng đất thông qua các nhà cao tầng.

- Hoàn thiện hệ thống giao thông từ trung tâm Hà Nội

- Thúc đẩy quá trình xây dựng các khu chung cư, khu văn phòng. Chuyển dịch người dân nhập cư vào quận ra khu vực này.

- Xây dựng các tuyến giao thông công cộng trở thành các loại hình giao thông chính tại các khu vực này. Giảm thiểu áp lực từ trung tâm Hà Nội ra các huyện ngoại thành thông qua các phương tiện công cộng.

Vùng Định hướng Giải pháp

đến các khu vực phía Tây Nam thông qua trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương.

- Nâng cao hệ số sử dụng đất để tăng quỹ đất cho không gian xanh.

vực đường giao thông lớn nhằm giảm ô nhiễm. - Lắp đặt các trạm quan trắc không khí, theo dõi chất lượng không khí thường xuyên.

- Xây dựng thêm các sân chơi, sân tập, vườn hoa, hồ nước quy mô nhỏ trong khu dân cư.

Vùng 3

- Tập trung quy hoạch các công trình không gian mở trung tâm của quận. - Xây dựng công viên cây xanh thể thao Hà Đông với quy mô 52.8 ha. Trở thành trung tâm vui chơi, văn hóa, rèn luyện sức khỏe của người dân trong quận. - Sử dụng nguồn đất tập trung phát triển hạ tầng không gian mở đô thị, hạn chế phát triển các công trình nhà ở.

- Xây dựng thêm các sân chơi, sân tập, vườn hoa, hồ nước quy mô nhỏ trong khu dân cư, kết hợp với công viên quy mô lớn tạo mạng lưới Xanh.

- Quy hoạch các địa điểm không gian văn hóa, thể thao lớn tại các khu công viên trung tâm quận và lân cận, phục vụ các lễ hội, chương trình văn hóa lớn của quận.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường phố, đèn chiếu sáng, cống thoát nước, phục vụ đi lại người dân ra khu trung tâm thuận tiện nhất.

- Phân kỳ quy hoạch đối với việc xây dựng dự án công viên cây xanh thể thao quận Hà Đông để hoàn thành dự án trong kỳ quy hoạch sắp tới.

Vùng Định hướng Giải pháp

Vùng 4

- Khu vực trung tâm của quận, nơi tập trung các công trình hành chính, văn hóa, xã hội tiêu biểu của quận. Khu vực này chủ yếu là người dân gốc của quận sinh sống. Các giá trị văn hóa đang được lưu giữ tại khu vực này.

- Quy hoạch cải tạo các công trình mở hiện có tại khu vực này.

- Bảo vệ chất lượng nước sông Nhuệ, phát triển các khu vực hành lang cây xanh quanh lưu vực sông.

- Xây dựng thêm các sân chơi, sân tập, vườn hoa, hồ nước quy mô nhỏ trong khu dân cư. - Phát triển các công trình không gian mở cây xanh kết hợp tạo cảnh quan cho khu vực hành chính quận.

- Hiện nay, tại quận Hà Đông đang có 3 khu tập thể đã xuống cấp, mật độ xây dựng cao. Bao gồm: Khu tập thể 3 tầng, Khu tập thể 5 tầng và Khu tập thể liên hiệp thực phẩm. Có thể cải tạo các khu vực này thành các khu nhà ở cao tầng, nâng cao hệ số sử dụng đất để tăng cường diện tích không gian mở.

- Cải thiện chất lượng nước, lắp đặt các điểm quan trắc môi trường tại các lưu vực sông, quản lý chặt chẽ chất lượng nước sông, tránh gây ô nhiễm khu vực phụ cận.

- Quy hoạch hệ thống gom nước mưa đến các hồ để giảm ngập lụt.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Không gian mở đô thị là một trong những thành phần quan trọng nhất trong phát triển đô thị từ xa xưa cho đến nay. Với định hướng của thủ đô tới năm 2030 định hướng 2050, 70% không gian sử dụng đất dành cho các khu vực hành lang xanh và 30% dành cho phát triển đô thị [10]. Ngoài ra, đến năm 2050 Hà Nội sẽ đạt tỷ lệ đô thị hóa 70%, ngang bằng so với các nước phát triển như Vương quốc Anh, Hà Lan, Úc,…Để hiện thực hóa được định hướng đó, Hà Nội nói chung và quận Hà Đông nói riêng cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc huy động nguồn lực bên ngoài nhà nước vào việc xây dựng các khu vực hạ tầng đô thị.

Hệ thống KGM hiện nay chưa được chính thức quy định và phân loại tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới đặc biệt là những nước có đô thị phát triển, KGM luôn được quan tâm như một trong những hành động của chính quyền địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Thông qua tổng hợp tài liệu nghiên cứu từ các nước trên thế giới kết hợp với các tài liệu quy định về xây dựng và phát triển đô thị, đề tài đưa ra khái niệm và hệ thống phân loại phù hợp cho điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Quận Hà Đông đang trong quá trình đô thị hóa mạnh, các công trình KGM hiện nay chưa đáp ứng được về số lượng và chất lượng dưới đánh giá của người sử dụng. Nguyên nhân của sự đánh giá thấp này đến từ việc thiết kế còn nhiều bất cập, KGM thiếu và xa khu dân cư, diện tích cây xanh, mặt nước còn ít….Hà Đông cần tập trung giải quyết nhu cầu của người dân trong việc sử dụng KGM, tính đến nhu cầu sử dụng theo nhóm tuổi để đưa ra phương án quy hoạch phù hợp.

Nghiên cứu đã đề xuất phân vùng phát triển không gian mở tại quận Hà Đông và các giải pháp cụ thể theo từng vùng với mục đích nâng cao chất lượng cho việc phát triển đô thị. Thông qua đó, các vấn đề về kinh tế - xã hội – môi trường và cảnh quan đô thị đều được định hướng ở mỗi vùng.

KIẾN NGHỊ

Hiện nay trong các văn bản pháp luật cần quy định rõ về KGM và các đối tượng KGM trong đô thị. Qua đó, những đối tượng hiện nay chưa được quy định về

chỉ tiêu xây dựng như công viên, vườn hoa, quảng trường cần được xác định rõ nhằm phục vụ cho quá trình theo dõi và đánh giá.

Một số dự án công cộng lớn như xây dựng công viên cây xanh thể thao Hà Đông cần có sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp. Trong khi đó, chưa có sự bảo lãnh về doanh thu đối với nhà đầu tư. Do vậy, nhằm thu hút đầu tư nguồn vốn từ các doanh nghiệp vào đầu tư các công trình công cộng tại Hà Đông nói riêng và cả nước nói chung, Nhà nước cần hoàn thiện và sớm ban hành các quy định nhằm bảo lãnh doanh thu và rủi ro trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy, việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo định hướng của quốc gia đến năm 2030 định hướng 2050 sẽ được triển khai theo đúng tiến độ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Vũ Kim Chi Đàm Thị Vân An (2018), Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch

không gian mở đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Hà Tĩnh, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên.

2. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch Xây dựng phát triển đô thị, Đại học Kiến Trúc Hà Nội, NXB Xây dựng.

3. Bộ Xây dựng (2008), "QCXDVN 01: 2008/BXD Quy chuẩn xây dựng việt nam quy hoạch xây dựng".

4. Kien To (2018), "Không gian công cộng trong thành phố đáng sống và nhân văn (English translation: Public Space in Livable and Humane City)", 30+31, 76-83. 5. Phạm Thúy Loan (2016), "Không gian công cộng trong đô thị", Tạp chí Kiến

trúc Việt Nam.

6. Phòng Tài nguen & Môi trường quận Hà Đông (2019), Báo cáo kết quả phát triển KT–XH của UBND quận Hà Đông, 2014 – 2018,

7. Phòng Quản lý đô thị quận Hà Đông (2019), Thống kê đất đai, hạ tầng đô thị

quận Hà Đông,Hà Đông

8. Nguyễn Quang (2018), "Không gian công cộng trong quy hoạch cảnh quan và phát triển bền vững", Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, 05.

9. Nguyễn Cao Huần và Nguyễn An Thịnh (2008), "Nghiên cứu đánh giá không gian mở phục vụ quản lý bền vững cảnh quan đô thị thành phố Hà Nội".

10. Thủ tướng chính phủ (2010), Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và

tầm nhìn đến năm 2050,Bộ Xây dựng,

11. Hồng Vân (2017), Không gian đô thị xanh – nhìn từ các nước,Báo Hà Nội Mới 12. Anthony Giddens (2009), Sociology Polity Press.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

13. Arnab Jana Divya Subramanian (2018), "Assessing urban recreational open spaces for the elderly: A case of three Indian cities", Urban Forestry & Urban

14. Jingwen Cao, Jian Kang (2019), "Social relationships and patterns of use in urban public spaces in China and the United Kingdom", Cities, 93, 188-196.

15. London Borough of Tower Hamlets (2011), "An Open Spaces Strategy for the London Borough of Tower Hamlets".

16. Tseira Maruani, Irit Amit-Cohen (2007), "Open space planning models: A review of approaches and methods", Landscape and Urban Planning, 81 (1), 1-13. 17. Miami Valley Regional Planning Commission (2006), "Miami Valley open space assessment".

18. Ashkan Nochian, Osman Mohd tahir, Suhardi Maulan, Mehdi Rakhshandehroo (2015), "A COMPREHENSIVE PUBLIC OPEN SPACE CATEGORIZATION USING CLASSIFICATION SYSTEM FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF PUBLIC OPEN SPACES", Alam Cipta (International Journal on Sustainable

Tropical Design Research and Practice), 8, 29-40.

19. Dasimah binti Omar, Filzani Illia binti Ibrahim, Nik Hanita binti Nik Mohamad (2015), "Human Interaction in Open Spaces", Procedia - Social and Behavioral

Sciences, 201, 352-359.

20. G.P.T.S. Hemakumara W.C. Ranasinghe (2018), "Spatial modelling of the householders' perception and assessment of the potentiality to improve the urban green coverage in residential areas: A case study from Issadeen Town Matara, Sri Lanka", RUHUNA JOURNAL OF SCIENCE Vol 9, 44-56.

21. Riham Nady Faragallah (2018), "The impact of productive open spaces on urban sustainability: The case of El Mansheya Square – Alexandria", Alexandria

Engineering Journal, 57, 3969–3976.

22. Singapore Government (2014), The planning act master plan written statement

23. Harald Bodenschatz Yi Xin, Dieter Frick, Aljoscha Hofmann, (2016), Urban development management: Past, present and future,

TRANG WEB THAM KHẢO

24. Ashui Vietnam Corporation (2008), PHÁP: Các khu đô thị vườn - từ mô hình trước đây tới các dự án thiết kế đô thị hiện nay,

25. Báo xây dựng - Báo điện tử của Bộ xây dưng (2019), Hà Đông chú trọng công tác quy hoạch phát triển đô thị,

26. Huy Lê (2012), Singapore phát triển tuyến đường giải trí ven

biển,https://ashui.com/mag/tintuc-sukien/thegioi/6364-singapore-phat-trien-tuyen-

duong-giai-tri-ven-bien.html

27. Wikipedia - Bách Khoa Toàn thư mở (2019), "Công viên Trung tâm". 28. Wikipedia - Bách Khoa Toàn thư mở (2019), Quận Hà Đông,

29. Wikipedia - Bách Khoa Toàn thư mở (2018), "Đô thị hóa".

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận hà đông, thành phố hà nội​ (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)