Theo như hệ thống phân loại tại bảng 1.5, hệ thống KGM còn nhiều đối tượng khác.
Đối với một đô thị loại đặc biệt như Hà Đông, tỷ lệ 14.71% diện tích đất giao thông đáp ứng khá đủ nhu cầu của người dân (khoảng 12 – 14% theo quy định của Bộ xây dựng). Thực tế cho thấy, các tuyến đường Hà Đông ít xảy ra tình trạng tắc đường, cả các tuyến đường giao thông huyết mạch như đường Trần Phú, đường Phùng Hưng.
Bảng 2. 8. Thống kê một số đối tượng KGM đô thị khác
STT Danh mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất giao thông đô thị 730,38 14.71 2 Thư viện 0,2029 0.004% 3 Đất công trình công cộng cấp đô thị 701,09 14.12
Nguồn: Thống kê hiện trạng đô thị quận Hà Đông
Bên cạnh đó, thư viện Hà Nội cơ sở 2 nằm tại đường Quang Trung, Hà Đông với diện tích khoảng 2000m2 đã và đang là nơi giải trí yêu thích của nhiều người dân thích đọc sách, đặc biệt là các bạn sinh viên, học sinh. Thư viện có không gian yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên cùng với nhiều hoạt động hữu ích liên quan đến giáo dục thường được tổ chức vào dịp cuối tuần.
Mặc dù so với quy định của Bộ Xây dựng về xây dựng Thư viện cho đô thị, thư viện tại quận Hà Đông có diện tích còn khá nhỏ (0.2ha so với 0.5ha theo quy định). Tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến nhu cầu thông tin tại các thư viện công cộng gần đây cho thấy tỷ lệ người đọc tại thư viện là công nhân, nông dân, cán bộ kỹ thuật chưa nhiều, trong khi người đọc là thiếu nhi, học sinh, sinh viên, người về hưu chiếm tỷ lệ rất cao (Trần Thị Minh Nguyệt, 2019). Hiện tượng này có thể được nhìn nhận ở hai khía cạnh, hoặc là thư viện chưa đủ sức thu hút, hấp dẫn những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, hoặc là nhu cầu
thông tin của họ còn quá thấp. Do đó, với diện tích nêu trên, thư viện Hà Nội cơ sở 2 tại Hà Đông đã đáp ứng tương đối đủ về nhu cầu đọc sách của người dân, kết hợp với tổ chức các hoạt động văn hóa, triển lãm.