Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của thông tin:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình ước lượng xác xuất kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp tiếp cận bằng mô hình binary logistic​ (Trang 55 - 57)

Tính minh bạch là nguyên tắc để tạo lập một môi trường, trong đó các thông tin về thực trạng hiện tồn, về các quyết định và các hoạt động đều dễ dàng tiếp cận, đều có thấy được và hiểu được đối với tất cả đối tượng tham gia thị trường. Việc công bố liên quan tới quá trình và phương pháp luận cung cấp thông tin, làm cho các quyết định chính sách được mọi người biết đến nhờ quá trình truyền bá kịp thời và công khai.

Tính trách nhiệm là yêu cầu đối với các đối tượng tham gia thị trường, bao gồm cả các cơ quan quản lý, phải lý giải được các hoạt dộng và các chính sách của mình và phải chịu trách nhiệm đối với quyết định và kết quả tạo ra.

Tính minh bạch là điều kiện cần để duy trì tính trách nhiệm giữa ba nhóm thành viên thị trường chính: những người đi vay và những người cho vay, các tổ chức phát hành và đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

Tính minh bạch và tính trách nhiệm là những chủ đề được tranh cãi sôi nổi trong nhiều cuộc thảo luận về các chính sách kinh tế trong hơn mười lăm năm qua. Các nhà hoạch định chính sách đã quen với tính bảo mật. Tính bảo mật đã được xem như là một yếu tố cần thiết cho việc thực thi quyền lực, cùng với lợi ích kèm theo là che dấu được khả năng yếu kém của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, tính bảo mật còn ngăn không cho các chính sách có được những ảnh hưởng đáng có. Nền kinh tế thế giới và các luồng tài chính thay đổi theo hướng khiến quá trình quốc tế hóa và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, đã và đang đặt vấn đề công khai lên hàng đầu khi hoạch định chính sách kinh tế.

Các chính phủ mỗi nước, bao gồm cả các ngân hàng trung ương, nhận định ngày càng làm rõ tính minh bạch sẽ làm tăng khả năng dự đoán và vì thế nâng cao hiệu quả của các quyết định chính sách. Tính minh bạch còn buộc các định chế phải đối mặt với tình hình thực tế và làm tăng trách nhiệm của các quan chức, đặc biệt là khi họ biết họ phải luận chứng quan điểm, quyết định và cuối cùng là hành động của mình. Do vậy, sẽ khích lệ

được việc đưa ra những chính sách kịp thời.

Chi phí giám sát sẽ giảm thấp nếu các hành động đều quyết định rõ ràng và dễ hiểu. Việc công chúng giám sát các tổ chức nhà nước, các cổ đông và người lao động giám sát việc quản lý công ty, các chủ nợ giám sát người đi vay và những người gửi tiền giám sát các ngân hàng đều trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, những quyết định kém chất lượng sẽ không được bỏ qua và phải được giải thích.

Tính minh bạch và tính trách nhiệm luôn hỗ trợ lẫn nhau. Tính minh bạch củng cố tính trách nhiệm bằng cách làm cho việc giám sát được dễ dàng hơn, và tính trách nhiệm thì củng cố tính minh bạch qua việckhuyến khích các cơ quan làm sao để các lý do giải thích cùng hành động của mình đều được mọi người biết đến và hiểu rõ. Tính minh bạch cùng với tính trách nhiệm sẽ:

- Đặt ra một nếp sống làm việc cho phép nâng cao chất lượng, việc ra quyết định trong khu vực công cộng .

- Mang lại chính sách hiệu quả hơn bằng việc nâng cao sự hiểu biết của khu vực tư nhân về phản ứng của các nhà hoạch định chính sách đối với các sự kiện khác nhau trong tương lai.

- Việc cung cấp thông tin minh bạch và có trách nhiệm về các đối tượng tham gia thị trường và về cách hoạt động kinh doanh của những đối tượng này là rất cần thiết cho một thị trường hoạt động trật tự và hiệu quả, và đó là một trong những tiền đề quan trọng nhất để tạo nên kỷ luật thị trường.

Tính minh bạch không thể làm thay đổi bản chất của hệ thống tài chính hoặc những rủi ro nằm trong hệ thống tài chính đó. Nó không thể ngăn ngừa khủng hoảng tài chính nhưng nó có thể làm dịu đi phản ứng của các đối tượng tham gia thị trường trước những thông tin bất lợi. Tính minh bạch, vì thế giúp cho các đối tượng này dự đoán và đánh giá được thông tin xấu và làm giảm nhẹ khả năng gây hoảng loạn và bế tắc.

Điều quan trọng là công khai tất cả các thông tin về chính sách thu hút đầu tư, quy hoạch, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, các thống kê về tình hình kinh tế -

xã hội của địa phương, các thủ tục hành chính cụ thể…là yêu cầu quan trọng. Để mọi DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa có thể tiếp cận, những thông tin này được niêm yết công khai, thuận tiện cho người cần sử dụng như đưa lên internet qua trang web của tỉnh, cung cấp các thông tin có liên quan bằng CD room, đĩa mềm, phát hành các bản tin định kì miễn phí, thành lập các bộ phận hỗ trợ cung cấp thông tin tại cơ quan xúc tiến đầu tư và liên quan đến hoạt động đầu tư…

Việc tiếp cận thông tin cần phải bình đẳng giữa các nhà đầu tư, các DN, các quy hoạch đều được công khai cho tất cả mọi người. Thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư đều được công bố công khai và được thực hiện một cách nhất quán. Để đảm bảo quy trình này cần thành lập bộ máy để tiếp nhận nhanh chóng các phản hồi từ nhà đầu tư và DN. Bên cạnh đó chính quyền cần thường xuyên hay định kì, cần tổ chức đối thoại công khai, cởi mở, cầu thị và thực chất giữa cơ quan nhà nước có liên quan và các DN.

Nếu quản trị công ty tốt, không chỉ DN được lợi mà chính phủ còn đảm bảo được sự ổn định trong điều hành nền kinh tế. Phía DN quản trị tốt, sẽ giảm chi phí vốn do các ngân hàng dễ dàng cho vay vốn và cổ đông thì sẵn sàng góp vốn. Thông qua việc thu hút vốn thuận lợi, DN có khả năng ổn định tài chính, đầu tư để tăng khả năng tăng trưởng. Phía chính phủ thực thi cho các DN áp dụng quản trị công ty tốt sẽ ổn định được thị trường vốn, tăng đầu tư, tạo ra nhiều việc làm và tăng trưởng kinh tế. Quan trọng nữa là bảo vệ các nhà đầu tư sẽ thúc đẩy ổn định tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình ước lượng xác xuất kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp tiếp cận bằng mô hình binary logistic​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)