Sớm ban hành quy định hướng dẫn thủ tục phá sản cho các DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình ước lượng xác xuất kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp tiếp cận bằng mô hình binary logistic​ (Trang 60 - 63)

và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng” (Khoản 1, Điều 20). Như vậy, TCTD là một DN trong nền kinh tế quốc dân hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Các TCTD, trong đó nòng cốt là các ngân hàng, thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, bao gồm các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Các quan hệ tín dụng được dựa trên uy tín của các bên. Một khi uy tín của TCTD mất đi do mất khả năng thanh toán, chi trả các khoản nợ cho người gửi tiền thì uy tín cũng như vị thế của TCTD trên thị trường bị giảm sút, và hệ quả là khách hàng ào ạt đến rút tiền, làm trầm trọng thêm tình trạng mất khả năng thanh toán của TCTD. Không chỉ có vậy, do tính đặc thù của hoạt động ngân hàng, các TCTD có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên nếu một TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến các TCTD khác, gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán hàng loạt (ảnh hưởng tới toàn hệ thống). Mặt khác, trong hoạt động, các TCTD cũng có những hoạt động đầu tư khác như mua cổ phần tại các công ty, đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh các ngành nghề khác... Do đó, khi chủ nợ có yêu cầu TCTD thanh toán các khoản nợ đến hạn phát sinh từ quan hệ kinh tế này mà TCTD không có khả năng thanh toán, thì TCTD có được coi là lâm vào tình trạng phá sản hay không? Chính vì vậy, việc xác định thời điểm TCTD lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, cần phải giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, nếu xác định thời điểm TCTD mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sớm như quy định tại Luật Phá sản năm 2004, cần hướng dẫn cụ thể khái niệm nợ, các khoản nợ đến hạn, giới hạn các khoản nợ cũng như trình tự xử lý các khoản nợ để khôi phục lại khả năng chi trả của TCTD cũng như các giải pháp mà TCTD đã áp dụng để xác định dấu hiệu TCTD lâm vào tình trạng phá sản

Thứ hai, làm rõ mối quan hệ giữa quy chế kiểm soát đặc biệt, bước chuyển từ tình trạng kiểm soát đặc biệt sang tình trạng phá sản và tình trạng phá sản của DN theo quy định của Luật Các TCTD năm 1997 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Các TCTD 15/06/2004 và theo quy định của Luật Phá sản 2004. Kiểm soát đặc biệt là việc một TCTD được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả

Thứ ba, cần làm rõ trách nhiệm của TCTD trong việc cung cấp thông tin về tình trạng phá sản của TCTD cho các chủ nợ để đảm bảo quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản của TCTD, bởi chính TCTD là người duy nhất biết rõ thực trạng tài chính của mình. Khi đã bị lâm vào tình trạng phá sản, TCTD cần thông báo cho các chủ nợ biết để có sự phối hợp giải quyết hợp lý, khôi phục lại khả năng thanh toán. Trường hợp TCTD cố tình che giấu tình trạng phá sản thì cần có qui định Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào tình hình thực tế của TCTD để yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản TCTD, vì ngoài TCTD, chỉ có Ngân hàng Nhà nước biết được khả năng thanh toán thực sự của TCTD thông qua kiểm soát đặc biệt. Một lần nữa, cần qui định trách nhiệm của Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát đặc biệt tại TCTD để xác định đúng khả năng phục hồi hay phá sản của TCTD, hoặc xử lý đối với những hành vi cố tình báo cáo sai sự thật, che giấu tình trạng phá sản TCTD của Ban Kiểm soát đặc biệt.

Thứ tư, nghiên cứu xác định thời điểm, tư kiểm soát tâm lý mạo hiểm của TCTD khi họ có tham gia bảo hiểm tiền gửi. Theo qui định tại Điều 20, Nghị định số 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, trong trường hợp TCTD tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ đối với TCTD đó với khoản nợ là số tiền mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã chi trả cho người gửi tiền thay cho TCTD. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quyền tham gia quá trình quản lý và thanh lý tài sản của TCTD phá sản đó theo qui định của Luật Phá sản. Số tiền thu hồi được từ việc thanh lý tài sản của TCTD sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Qui định trên trong Nghị định 89/1999/NĐ-CP còn quá chung chung, không phù hợp với các qui định mới của Luật Phá sản và nếu chỉ với qui định này thì không đủ để thực thi các qui định pháp luật khi TCTD lâm vào tình trạng phá sản nếu TCTD đó tham gia bảo hiểm tiền gửi. Theo kinh nghiệm của các nước, khi TCTD lâm vào tình trạng phá sản, nếu TCTD đó không có khả năng phục hồi thì: (1) Tổ chức bảo hiểm tiền gửi thanh toán tiền gửi cho người gửi tiền với mức bảo hiểm tối đa trên cơ sở phí bảo hiểm mà TCTD đóng và nếu không đủ thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải lấy từ vốn của tổ chức bảo hiển tiền gửi; (2) Sau khi TCTD được thanh lý, tổ chức bảo hiểm tiền gửi được xếp cùng hàng với các chủ nợ không có bảo đảm và nhận về số tiền theo tỷ lệ nợ. Còn nếu TCTD có khả năng

phục hồi thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi đứng ra bảo lãnh sẽ trả toàn bộ tiền gửi và tiếp nhận TCTD lâm vào tình trạng phá sản hoặc tổ chức bảo hiểm tiền gửi tìm một TCTD khác để bán hoặc sáp nhập. TCTD này sẽ nhận trách nhiệm hoàn trả tiền gửi của TCTD phá sản sau khi mua hoặc sáp nhập. Để tăng tính hấp dẫn, tổ chức bảo hiểm tiền gửi thường đứng ra mua lại một số tài sản xấu của TCTD phá sản hoặc cho TCTD mua hoặc sáp nhập TCTD này vay với lãi suất ưu đãi. Để thực thi tốt Luật Phá sản đối với các TCTD, cần quy định cụ thể các điều kiện được phục hồi và phá sản TCTD, quy chế kiểm soát hoạt động phục hồi của TCTD cũng như kiểm soát việc mua bán, hoặc sáp nhập các TCTD... sao cho phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam. Việc có cho phép phá sản chi nhánh, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản hay không và việc TCTD trong nước tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi nước ngoài thì việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi nước ngoài tham gia như thế nào vào thủ tục phá sản TCTD cũng là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Để tạo sự thống nhất trong các văn bản pháp luật về xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản, Chính phủ cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phá sản đối với các DN kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có sự phối hợp với Bộ Tư pháp, Toà án, Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để tạo sự thống nhất và để cho Luật Phá sản sớm đi vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình ước lượng xác xuất kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp tiếp cận bằng mô hình binary logistic​ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)