Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thực của kiểm toán viên về trách nhiệm trên báo cáo tài chính được kiểm toán​ (Trang 45)

Căn cứ trên cơ sở các nghiên cứu trước đây trên thế giới, dựa vào đặc điểm của Việt Nam và nghiên cứu sơ bộ, các thang đo được điều chỉnh và trình bày tại Phụ lục 3. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng bảng khảo sát (Phụ lục 4). Tất cả các thang đo được xây dựng trên thang đo Likert 5 điểm (từ Rất không đồng ý đến Rất đồng ý).

3.3.1 Đo lƣờng thang đo các nhân tố tồn tại khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và ngƣời sử dụng BCTC đƣợc kiểm toán

- Thang đo trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng (A):

A1: Kiểm toán viên có trách nhiệm lập báo cáo tài chính

A2: Kiểm toán có trách nhiệm tiến hành kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong tiến trình kiểm toán

A3: Kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ý kiến bảo đảm công ty có tình trạng tài chính tốt

- Thang đo trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc kiểm soát tình hình tài chính của khách hàng (B):

B1: Kiểm toán viên có trách nhiệm xác nhận việc ghi nhận của kế toán là đúng

B2: Kiểm toán viên có trách nhiệm bảo vệ tài sản của đơn vị B3: Kiểm toán viên có trách nhiệm ngăn chặn gian lận và sai sót

- Đo lường trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính (C):

C1: Kiểm toán viên có trách nhiệm thực hiện có hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ về chất lượng kiểm toán

C2: Kiểm toán viên có trách nhiệm phát hiện những hành vi bất hợp pháp bởi nhà quản trị

C3: Kiểm toán viên có trách nhiệm báo cáo tất cả những hành vi gian lận và trộm cắp đã phát hiện có liên quan quyền lực của nhà quản trị. C4: Kiểm toán viên có trách nhiệm phát hiện bất kỳ thông tin tài chính nào bị bóp méo khi trình bày trên báo cáo tài chính

- Đo lường trách nhiệm của kiểm toán viên về nghề nghiệp (D): D1: Kiểm toán viên có trách nhiệm phát hiện gian lận và sai sót

D2: Kiểm toán viên phải tuân thủ các thủ tục kiểm toán trước khi xác nhận báo cáo tài chính

D3: Kiểm toán viên có trách nhiệm chứng nhận báo cáo tài chính chính xác

D4: Kiểm toán viên phải tiến hành phán xét khi lựa chọn thủ tục kiểm toán

D5: Kiểm toán viên phải không vụ lợi và khách quan khi thực hiện kiểm toán

- Đo lường trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán (E):

E1: Kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm pháp lý đối với các cổ đông của công ty được kiểm toán

E2: Kiểm toán viên chịu trách nhiệm pháp lý khi công ty phá sản do gian lận

E3: Kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của các bên có liên quan nếu không tiết lộ những khả năng gian lận trên báo cáo kiểm toán

Trình độ chuyên môn (Đại học, sau đại học) Kinh nghiệm liên quan (số năm kinh nghiệm)

3.3.2 Đo lƣờng thang đo nhân tố khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và ngƣời sử dụng BCTC đƣợc kiểm toán

- Đo lường thang đo khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán (F):

F1: Nhìn chung còn tồn tại khoảng cách mong đợi giữa yêu cầu của người sử dụng BCTC được kiểm toán đối với trách nhiệm của KTV phải đạt được và trách nhiệm của KTV theo quy định hiện hành.

F2: Nhìn chung còn tồn tại khoảng cách mong đợi yêu cầu của người sử dụng BCTC được kiểm toán về trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực hiện hành so với theo chuẩn mực hợp lý.

F3: Nhìn chung còn tồn tại khoảng cách mong đợi yêu cầu của người sử dụng BCTC được kiểm toán về trách nhiệm của KTV do thiếu sót khi thực hiện kiểm toán.

Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chương 3 đã trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu và xây dựng thang đo nghiên cứu. Chương 4 sẽ tập trung mô tả dữ liệu và các kết quả đạt được.

4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất). Đối tượng lấy mẫu nghiên cứu là các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán đang làm việc tại 1 các công ty kiểm toán lớn tại Hồ Chí Minh, các kế toán trưởng, phó tại các công ty được kiểm toán và người sử dụng BCKT. Thông qua các đánh giá của mẫu nghiên cứu tác giả mong muốn đo lường được các nhân tố tồn tại khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên giữa kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán tại Việt Nam.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2008). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Thì để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Vấn đề kích thước mẫu phù hợp là vấn đề phức tạp. Trong EFA kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích, cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 biến quan sát. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra tổng số là 21 biến đo lường, do đó, số biến quan sát tối thiểu cho nghiên cứu là 21x5 = 105

Tác giả đã thống kê sơ bộ số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam là trên 1600 KTV (Nguồn: Bộ Tài chính), tuy nhiên do công tác tiếp cận và gửi bảng khảo sát cho nhóm đối tượng này rất khó khăn và thường không nhận được phản hồi. Tác giả đã tiến hành chọn 1 số công ty kiểm toán tại Hồ Chí Minh để tiến hành gửi khảo sát, phương pháp là gọi điện trước cho 1 số KTV và trợ lý kiểm toán có quen biết để nhờ khảo sát. Đồng thời tác giả cũng gửi phiếu khảo sát đến các đối tượng là Kế toán trưởng, phó và 1 số đối tượng có sử dụng BCTC được kiểm toán.

Tác giả đã gửi 170 bảng khảo sát trực tiếp đều đến các đối tượng khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2015. Kết quả thu lại được 155 bảng, trong đó có 137 bảng hợp lệ. Số bảng không hợp lệ là số bảng có số ô để trống trên 30%. Tỷ lệ hồi đáp cao là nhờ gọi điện thoại trước cho các đối tượng khảo sát có quen biết, sau đó đến trực tiếp phát phiếu và thu phiếu khảo sát.

Bảng 4.1 Phân loại mẫu khảo sát

Thông tin Phân Loại Số Lƣợng Tỷ lệ %

Giới tính Nam 67 49

Nữ 70 51

Bằng cấp liên quan đến kế toán Có 90 66

Không 47 34

Kinh nghiệm liên quan

Dưới 5 năm 73 53

Từ 5 đến 10 năm 45 33

Trên 10 năm 19 14

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ Phụ lục 5)

Cơ cấu mẫu điều tra được tóm tắt cụ thể trong bảng 4.1

Về giới tính, mẫu nghiên cứu 67 người là nam chiếm 49% và 70 người là nữ chiếm 51%. Mẫu không có sự chênh lệch đáng kể về giới tính.

Về bằng cấp liên quan đến kế toán: các đối tượng tham gia khảo sát đa số có bằng cấp liên quan đến kế toán (90 người chiếm 66%), còn lại là không có bằng cấp liên quan đến kế toán là 47 người chiếm 34%.

Về kinh nghiệm liên quan đến kế toán, đối tượng tham gia khảo sát đa số có thâm niên dưới 5 năm (chiếm 53%), từ 5 đến 10 năm có 45 người (chiếm 33%), trên 10 năm là 19 người (chiếm 14%).

Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả các biến định lƣợng N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị

trung bình Phƣơng sai

A1 137 3 5 3.89 .686 A2 137 2 5 3.87 .671 A3 137 2 5 3.87 .685 B1 137 2 5 3.82 .697 B2 137 3 5 3.65 .752 B3 137 3 5 3.62 .595 C1 137 3 5 3.59 .639 C2 137 3 5 3.79 .692 C3 137 3 5 3.73 .674 C4 137 3 5 3.80 .655 D1 137 2 5 3.45 .829 D2 137 3 5 3.82 .638 D3 137 3 5 3.82 .580 D4 137 3 5 3.74 .648 D5 137 2 5 3.64 .694 E1 137 3 5 3.66 .678 E2 137 3 5 3.61 .665 E3 137 2 5 3.52 .708 F1 137 3 5 3.80 .681 F2 137 3 5 3.87 .579 F3 137 3 5 3.85 .623 Valid N (listwise) 137

(Nguồn: Trích xuất kết quả từ phần mềm SPSS-Phụ lục 5)

Kết quả thống kê cho thấy tất cả các biến đều cho giá trị cao hơn giá trị trung bình kỳ vọng (là 3). Do vậy, mỗi biến quan sát đều có sự đóng góp cho thấy có sự tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán.

4.1.2 Đánh giá thang đo

Tác giả thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua việc thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha loại những biến không phù hợp. Đánh giá thang đo các yếu tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán.

Bảng 4.3 Bảng kết quả Cronbach Alpha các thang đo yếu tố tác động khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và ngƣời sử dụng BCTC đƣợc kiểm toán. Cronbach's Alpha của thang đo Mã biến Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tƣơng quan với biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến aaa A1 11.56 2.742 .673 .732 Alpha = 0.606 A2 11.58 2.872 .625 .756 A3 11.63 2.853 .597 .769 bbb B1 7.21 1.043 .477 .539 Alpha = 0.650 B2 7.24 1.414 .405 .623 B3 7.27 1.211 .513 .483 ccc C1 10.98 2.353 .577 .498 Alpha = 0.659 C2 11.04 2.465 .537 .529 C3 10.98 2.513 .536 .532 C4 11.32 2.832 .192 .778 ddd D1 7.56 1.039 .470 .546 Alpha = 0.652 D2 7.56 1.125 .484 .532 D3 10.77 2.482 .523 .638 D4 10.82 2.506 .528 .712 D5 10.92 2.601 .419 .702 eee E1 7.04 1.591 .492 .640 Alpha = 0.701 E2 6.98 1.608 .472 .665 E3 6.99 1.467 .590 .515

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả Cronbach's Alpha từ Phụ lục 6)

Tất cả các nhóm nhân tố đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6, như vậy là thang đo đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, tất cả các thang đo đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 nên các biến quan sát đạt yêu cầu và thang đo đạt độ tin cậy.

Đánh giá thang đo khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán gồm 3 biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach Alpha như sau:

Bảng 4.4 Bảng kết quả Cronbach Alpha thang đo khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và ngƣời sử dụng BCTC đƣợc kiểm toán

Thang đo Mã biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tƣơng quan biến - tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán Alpha = 0,756 F1 11.58 2.197 .455 .777 F2 11.52 2.062 .711 .636 F3 11.56 2.223 .812 .689

(Nguồn: Kết quả Cronbachs Alpha từ Phụ lục 6)

Thang đo có hệ số Cronbach Alpha là 0,756>0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Do đó, các biến quan sát đạt yêu cầu và thang đo đạt độ tin cậy.

4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.1.3.1 Phân tích EFA đối với các yếu tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán.

Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thấy tất cả các biến quan sát đạt yêu cầu và thang đo đạt độ tin cậy. Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA đối với 18 biến quan sát.

Thang đo yếu tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán gồm 18 biến quan sát. Kết quả EFA lần 1 tại phụ lục 7 tác giả ghi hệ số tải nhân tố từ 0,5 trở lên và sắp xếp từ cao xuống thấp để đơn giản trong việc đọc dữ liệu.

Kết quả phân tích nhân tố lần thứ 1 (Phụ lục 7) cho thấy có 1 biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 là biến D4. Do vậy, tác giả tiến hành loại biến D4 ra khỏi mô hình đồng thời tiếp tục thực hiện EFA lần 2.

Sau khi phân tích nhân tố lần 2 (Phụ lục 8), kết quả kiểm định Bartertt's cho thấy mức ý nghĩa rất cao Sig = .000 và hệ số KMO có được là .746 (> 0,5). Điểm dừng Eigenvalues = 1,018 (lần 1 là 1,037) và tổng phương sai trích là 63,682% (lần

1 là 62,271%), điều này cho biết, 5 nhân tố giải thích được 63,682% biến thiên của dữ liệu; và phương sai trích lớn 50%, như vậy phương sai trích đạt yêu cầu. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 5 yếu tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán như sau: Trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng (A1-A3); Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc kiểm soát tình hình tài chính của khách hàng (B1- B3); Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính (C1-C4); Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp (D1- D5); Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán (E1- E3);

Ta thấy yếu tố trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp sau khi thực hiện EFA có sự thay đổi về thành phần biến quan sát. Do vậy, tác giả tiến hành kiểm định hệ số Cronbanh's Alpha đối với thang đo trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp.

Bảng 4.4 Bảng kết quả Cronbach's Alpha đối với thang đo trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp sau khi loại biến D4

Cronbach's Alpha của

thang đo

Mã biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tƣơng quan với biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Alpha = 0.712 D1 7.53 1.309 .660 .649 D2 7.59 1.364 .643 .669 D3 7.48 1.345 .654 .657 D5 7.53 1.521 .546 .773

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy bởi SPSS-Phụ lục 9)

Kết quả Cronbach’ s Alpha lớn hơn 0,6 như vậy các thang đo hợp lệ. Hệ số tương quan biến – tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Ngoài ra, sau khi loại biến, hệ số Cronbach's Alpha của thang đo của thang đo lúc này là 0,712 cao hơn ban đầu là 0.652 cho thấy việc loại biến làm tăng độ tin cậy cho thang đo. Như vậy, sau khi thực hiện phân tích EFA cho thấy có 5 yếu tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán.

Bảng 4.5 Tổng hợp các nhân tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và ngƣời sử dụng BCTC đƣợc kiểm toán

STT Yếu tố

1 Trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng

2 Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc kiểm soát tình hình tài chính của khách hàng

3 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài

chính

4 Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp

5 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm

toán

4.1.3.2 Phân tích EFA đối với thang đo khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán

Kết quả phân tích EFA đối với thâng đo khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán được trình bày tại phụ lục 10. Kết quả cho thấy trích được 1 yếu tố tại Eigenvalue là 2,305 và hệ số KMO là 0,642 và phương sai trích là 57,619% lớn hơn 50%.

Bảng 4.6 Bảng kết quả EFA cho 3 biến quan sát đối với nhóm khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và ngƣời sử dụng BCTC đƣợc kiểm toán Mã biến Thành phần F1 .786 F2 .729 F3 .686 Eigenvalue 2.305 Phương sai trích 57.619 Hệ số KMO .642

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khác biệt giữa mong đợi của xã hội và nhận thực của kiểm toán viên về trách nhiệm trên báo cáo tài chính được kiểm toán​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)