Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy tuyến tính được bội được xây dựng. Và hệ số R
2
đã được điều chỉnh (adjusted R square) cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào.
Tác giả đưa các yếu tố này vào mô hình hồi quy để xác định mức độ tác động của từng yếu tố. Phương trình phân tích hồi quy bội được biểu diễn như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
Với
Y là Khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán
X1 là Trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng
X2 là Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc kiểm soát tình hình tài chính của khách hàng
X3 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính
X4 là Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp
X5 là Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán
Trước khi đưa vào phân tích hồi qui, tác giả xem xét mối tương quan giữa tất cả các biến (Phụ lục 11). Nếu hệ số tương quan <0,30 sử dụng EFA không phù hợp (Hair và cộng sự, 2006). Ta thấy, hệ số tương quan giữa biến CT và các biến độc lập còn lại khá chặt chẽ.
Kết quả hồi quy đa biến (Phụ lục 12) cho thấy hệ số xác định R2=0,567 (khác 0) và R2adj= 0,558. Kiểm định F(bảng ANOVA) cho thấy mức ý nghĩa Sig=.000. Như vậy, mô hình hồi qui phù hợp. Hay nói cách khác, các biến độc lập giải thích được 55,8% phương sai của biến phụ thuộc.
Căn cứ kết quả trên, phuơng trình hồi quy đuợc viết lại như sau:
Với
Y là Khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán
X1 là Trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng
X3 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính
X4 là Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp
X5 là Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán
Kết quả hồi quy đa biến (Phụ lục 12) cho thấy hệ số tương quan bội điều chỉnh là 0,558 nghĩa là 55,8% sự biến thiên của khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán có thể được giải thích từ mối liên hệ giữa khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán với các yếu tố: Trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng; Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính; Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp; Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán;
Đồng thời, kết quả cho thấy giá trị Sig là 0,000 các nhân tố đều âm, ta có thể kết luận là bác bỏ giả thuyết H0 và tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa Khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán với các yếu tố: Trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng; Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính; Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp; Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán; Và mức độ tác động của các nhân tố như sau:
Bảng 4.7 Mức độ tác động của các nhân tố
Nhân tố Hệ số ƣớc lƣợng Xếp loại mức độ
tác động
Trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng
-0,328 1
Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán
- 0,195 2
Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp
0,127 3
Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính
0,116 4
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy bởi SPSS-Phụ lục 12)
4.1.5 Phân tích phƣơng sai Anova
Phương pháp này nhằm so sánh khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán có khác nhau giữa các nhóm kiểm toán viên có sự khác biệt về giới tính, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm liên quan đến kế toán.
4.1.5.1 So sánh khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán của KTV theo Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán của KTV theo giới tính
Đối tượng khảo sát được chia thành 2 nhóm là nam và nữ
Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt trong khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán giữa đối tượng khảo sát nam và nữ.
Giả thuyết H1: Có sự khác biệt trong khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán giữa đối tượng khảo sát nam và nữ.
Kết quả được trình bày tại Phụ lục 13-giới tính cho thấy:
Số thống kê Levene có mức ý nghĩa Sig = 0,322>0,05 chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0, do vậy có thể nói phương sai của nhóm đối tượng khảo sát là nam và nữ là bằng nhau, như vậy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng tốt. Kết quả kiểm định Anova có Sig = 0,542>0,05 do đó, chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, hay có
thể nói rằng không có sự khác biệt trong khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán ở các nhóm giới tính khác nhau.
4.1.5.2 So sánh khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán của KTV theo Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán của KTV theo tiêu chí Bằng cấp liên quan đến kế toán
Đối tượng khảo sát được chia thành 2 nhóm là có bằng cấp liên quan đến kế toán và không có bằng cấp liên quan đến kế toán.
Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt trong khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán giữa đối tượng khảo sát có bằng cấp liên quan đến kế toán và không có bằng cấp liên quan đến kế toán.
Giả thuyết H1: Có sự khác biệt trong khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán giữa đối tượng khảo sát có bằng cấp liên quan đến kế toán và không có bằng cấp liên quan đến kế toán.
Kết quả được trình bày tại Phụ lục 13-Bằng cấp liên quan đến kế toán cho thấy:
Kết quả tại Phụ lục 13- Bằng cấp liên quan đến kế toán cho thấy, số thống kê Levene có mức ý nghĩa Sig=0,299>0,05 chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0, do vậy có thể nói phương sai của các nhóm có bằng cấp liên quan đến kế toán và không có bằng cấp liên quan đến kế toán là bằng nhau. Như vậy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng tốt. Kết quả kiểm định Anova có Sig = 0,029<0,05 có cơ sở bác bỏ H0, do vậy có thể nói trung bình khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán giữa các nhóm có bằng cấp liên quan đến kế toán và không có bằng cấp liên quan đến kế toán là không bằng nhau. Điều này phù hợp với thực tế khi nhóm không có bằng cấp về kế toán chủ yếu là người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên cao hơn.
4.1.5.3 So sánh khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán của KTV theo Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán của KTV theo tiêu chí Kinh nghiệm liên quan đến kế toán
Đối tượng khảo sát được chia thành 3 nhóm là có số năm kinh nghiệm liên quan đến kế toán dưới 5 năm, từ 5 đến 10 năm, trên 10 năm.
Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt trong khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán giữa các nhóm đối tượng khảo sát có số năm kinh nghiệm liên quan đến kế toán khác nhau.
Giả thuyết H1: Có sự khác biệt trong khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán giữa các nhóm đối tượng khảo sát có số năm kinh nghiệm liên quan đến kế toán khác nhau.
Kết quả được trình bày tại Phụ lục 13 - Kinh nghiệm liên quan đến kế toán cho thấy:
Kết quả phân tích cho thấy, số thống kê Levene có mức ý nghĩa Sig=0,12>0,05 chưa có cở sở bác bỏ H0 do vậy có thể nói phương sai của các nhóm đối tượng khảo sát có số năm kinh nghiệm liên quan đến kế toán khác nhau là bằng nhau (với mức ý nghĩa 10%), như vậy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng tốt. Kết quả kiểm định Anova có Sig=0,067 ta có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 10%, nghĩa là trung bình khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán ở nhóm đối tượng khảo sát có số năm kinh nghiệm liên quan đến kế toán khác nhau là có sự khác biệt. Điều này phù hợp với thực tế, vì với số năm kinh nghiệm liên quan đến kế toán khác nhau. Mức độ am hiểu về kế toán cũng như tầm quan trọng của trách nhiệm kiểm toán sẽ khác nhau làm cho khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán ở các nhóm đối tượng này là khác nhau.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra được 4 yếu tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của Kiểm toán viên giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán. Bao gồm: Trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng ; Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc kiểm soát tình hình tài chính của khách hàng; Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính; Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp; Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán. Cụ thể:
Yếu tố có tác động mạnh nhất đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán là trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng. Qua kết quả hồi quy cho thấy nhân tố Trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng có tác động ngược chiều lên khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán là trách nhiệm của kiểm toán viên. Điều này có nghĩa là khi trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá các báo cáo tài chính của khách hàng càng cao thì khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán là trách nhiệm của kiểm toán viên càng thu hẹp.
Yếu tố có tác động mạnh thứ hai đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán là Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ âm giữa Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên liên quan đến sơ suất trong quá trình kiểm toán và khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán. Điều này có nghĩa là khi các trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên càng được pháp luật quy định chặt chẽ thì khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán càng được thu hẹp.
Yếu tố có tác động mạnh thứ ba đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán là Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ âm giữa Trách nhiệm của kiểm toán viên theo quy định của nghề nghiệp và khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán. Kết quả được giải thích khi chuẩn mực nghề nghiệp quy định Trách nhiệm của kiểm toán viên càng cao thì khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán càng được thu hẹp.
Yếu tố thứ tư có tác động mạnh đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán là Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ âm giữa Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính và khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán. Kết quả được giải thích khi Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính càng cao thì khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán càng được thu hẹp.
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu của chương 4 đã chỉ ra được 4 nhân tố tác động đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của Kiểm toán viên giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ giữa 4 nhân tố với khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán. Trên cơ sở các kết quả đạt được. Chương 5 trình bày các kiến nghị nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán.
5.1 Kết luận và kiến nghị.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố có tác động mạnh nhất đến khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa KTV và người sử dụng BCTC được kiểm toán là trách nhiệm của KTV khi đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng. Điều này có nghĩa là khi trách nhiệm của kiểm toán viên khi đánh giá các báo cáo tài chính của khách hàng càng cao thì khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV giữa Kiểm toán viên và người sử dụng BCTC được kiểm toán là trách nhiệm của kiểm toán viên càng thu hẹp. Do đó, nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi, tác giả đưa ra các kiến nghị, ở kiến nghị này nhấn mạnh đến ý thức trách nhiệm của KTV liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp:
- KTV phải ý thức được trách nhiệm đối với xã hội khi kiểm toán BCTC, phải tuân thủ chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp. Bản thân KTV phải thường xuyên giữ vững và nâng cao trình độ chuyên môn, đứng trên lập trường bảo vệ lợi ích của xã hội khi thực hiện các thủ tục kiểm toán.
- Trong quá trình kiểm toán, KTV phải đứng trên phương diện độc lập, không chịu sự tác động chi phối về mặt lợi ích của công ty kiểm toán hay công ty được kiểm toán. Tuy nhiên, thực trạng cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán