Thực trạng ngành dây cáp điện Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển hệ thống phân phối dây điện dân dụng tại công ty cổ phần địa ốc cáp điện thịnh phát​ (Trang 34 - 40)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.1 Thực trạng ngành dây cáp điện Việt Nam

2.2.1.1 Phân tích thực trạng ngành theo mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, xu thế đô thị hóa và nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao ở Việt Nam, dây cáp điện là ngành công nghiệp quan trọng và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện của nước ta tăng trưởng trung bình trong hai năm gần đây, 2015 và 2016, lần lượt là 21% và 18%.

Trong năm 2017 và các năm tới, ngành dây cáp điện được dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Hiện tại ở Việt Nam có trên 200 công ty đang sản xuất mặt hàng dây cáp điện với cơ cấu đa dạng, gồm các công ty nhà nước, cổ phần, tư nhân và các doanh nghiệp FDI.

Thị trường chính của các công ty dây cáp điện Việt Nam vẫn là thị trường trong nước , khi nhu cầu đầu tư cho hạ tầng ngành điện vẫn rất phát triển. Sản lượng điện ở Việt nam tăng trưởng hằng năm, kéo theo nhu cầu đầu tư lưới điện từ trung áp tới hạ áp và tới từng hộ gia đình tăng trưởng tương ứng.

Ngoài ra, cùng với sự hồi phục của thị trường bất động sản trong các năm tới, nhu cầu dây điện dân dụng phục vụ hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, tòa nhà văn phòng tiếp tục tăng trưởng.

Thị trường phát triển mang lại nhiều lợi ích thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cạnh tranh. Các yếu tố thuộc môi trường ngành sẽ có tác động quyết định đến mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành. Theo Giáo sư Michael Porter, bối cảnh của môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của năm áp lực cạnh tranh.

Sơ đồ 2.2.1.1.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, chất lượng hàng hóa khi tiến hành giao dịch. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và chất lượng sản phẩm của công ty, do đó sẽ tác động đến phản ứng của khách hàng. Nhà cung cấp có thể chi phối đến doanh nghiệp là do sự thống trị hoặc khả năng độc quyền của một số ít nhà cung cấp.

Số lượng và quy mô nhà cung cấp là hai yếu tố quyết định tầm ảnh hưởng của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp. Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Đối với ngành sản xuất dây và cáp điện, nguyên liệu phục vụ trong ngành không đáp ứng được trong nước, các công ty thường phải tiến hành việc nhập khẩu. Chính sự phụ thuộc nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu nên giá cả và chất lượng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch chiến lược của các công ty. Khi phát triển dòng sản phẩm mới theo nhu cầu thị trường, việc tìm kiếm nhà cung cấp ở nước ngoài đáp ứng các yêu cầu rất khó khăn.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Trong cơ chế thị trường, khách hàng được xem là “ân nhân” hoặc “thượng đế” và không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Họ có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng các yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn với giá cả thấp hơn. Các nhà cung cấp đều mong muốn thỏa mãn được tốt nhất nhu cầu của khách hàng, điều đó gắn liền với tỷ lệ thị phần mà doanh nghiệp giành được.

Đối với ngành dây và cáp điện, do tính chất đặc trưng của sản phẩm là thường được dùng trong các công trình xây dựng, truyền tải điện năng từ cấp nhà nước đến hộ gia đình, khách hàng mục tiêu của các công ty cũng mang tính đặc thù như các đơn vị điện lực Nhà nước, các doanh nghiệp thi công, hay các thợ điện chịu trách nhiệm xây lắp đường dây truyền tải điện trong gia đình.

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Theo Michael Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 Sức hấp dẫn ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.

 Những rào cản gia nhập ngành: Yếu tố này làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn.

Khi có càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành, các doanh nghiệp càng khó nắm giữ thị phần của mình dẫn đến sự nguy hiểm của các đối thủ gia nhập ngành lớn. Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh, giảm lợi nhuận trong ngành. Nếu doanh nghiệp có giải pháp nâng cao các rào cản xâm nhập ngành thì sẽ hạn chế được nguy cơ do sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn.

Đối với ngành công nghiệp sản xuất dây và cáp điện, rào cản gia nhập ngành khá cao do đặc thù sản phẩm phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, điều này dẫn đến chi phí đầu tư phải lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn thâm

các khách hàng, thường là các doanh nghiệp thi công các công trình lớn hay các đơn vị điện lực Nhà nước.

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Đó là áp lực từ những sản phẩm, dịch vụ mới có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm, dịch vụ đã có trong ngành. Nếu các sản phẩm thay thế càng giống với các sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành thì mối đe dọa từ sản phẩm thay thế càng lớn, làm hạn chế số lượng hàng bán và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Dây và cáp điện là ngành có chức năng quan trọng phục vụ nhu cầu truyền tải điện năng cả nước, sản phẩm được sử dụng cho mục đích này cần các tiêu chuẩn và kiểm định nghiêm ngặt để đảm bảo độ an toàn. Vì vậy, áp lực từ các sản phẩm thay thế trong ngành không đáng kể.

Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành

Các đối thủ cạnh tranh là áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến công ty. Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép lên ngành, từ đó sinh ra cường độ cạnh tranh. Sự cạnh tranh của công ty hiện có trong ngành càng tăng thì càng đe dọa đến khả năng thu lợi, sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì chính sự cạnh tranh này buộc công ty phải tăng cường chi phí đầu tư nhằm khác biệt hóa sản phẩm – dịch vụ, tiếp cận thị trường hoặc giảm giá bán. Mỗi đối thủ đều mong muốn và tìm đủ mọi cách để đáp ứng đòi hỏi đa dạng của thị trường. Họ tận dụng triệt để những lợi thế của doanh nghiệp mình, khai thác những điểm yếu của đối thủ, tận dụng thời cơ chớp nhoáng để giành lợi thế trên thị trường.

Hiện tại trong ngành dây và cáp điện, Việt Nam có các doanh nghiệp lớn tiêu biểu như: LS-Vina, cơ điện Trần Phú, Cadivi,… Trong đó, Cadivi là doanh nghiệp hiện đang dẫn đầu ngành về thị phần trong phân khúc thị trường dây điện dân dụng (90% miền Nam; 30% miền Trung; 20% miền Bắc – theo Báo cáo của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt). Vì vậy trong khuôn khổ bài báo cáo này, tác giả sẽ tập trung phân tích về công ty Cadivi để làm bật lên những điểm mạnh mà Thịnh Phát cần phát huy, cũng như điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh để Thịnh Phát có chiến lược thích hợp giúp định hướng con đường phát triển lâu dài với phân khúc này.

2.2.1.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh (Cadivi) theo 4P trong Marketing

Phân phối (Place)

Hình 2.2.1.2.1 Hệ thống kênh phân phối của Cadivi

Theo thông tin thu thập được từ website của Cadivi, công ty này hiện có 213 cửa hàng làm đại lý, phân phối các sản phẩm dây – cáp điện của công ty, mà chủ yếu là dây điện dân dụng.

Sản phẩm (Product)

Hình 2.2.1.2.2 Các sản phẩm dây điện dân dụng của Cadivi

Chiêu thị (Promotion)

Hinh 2.2.1.2.3 Các hoạt động chiêu thị tiêu biểu của Cadivi

Cadivi cũng tích cực tham gia các hội chợ, triễn lãm trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm.

Giá cả (Price)

Hinh 2.2.1.2.4 Bảng giá một vài sản phẩm dây điện dân dụng tiêu biểu của Cadivi

Đây là bảng giá một số sản phẩm mặt hàng dây điện dân dụng của Cadivi Công ty có chính sách giá cụ thể, rõ ràng. Bảng giá được công ty cung cấp cho khách hàng công khai trên website công ty, và khách hàng có nhu cầu có thể tải trực tiếp về máy xem xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển hệ thống phân phối dây điện dân dụng tại công ty cổ phần địa ốc cáp điện thịnh phát​ (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)