2.1.1 .Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh
2.2.3. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh
2.2.3.1. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu
Nợ quá hạn là những khoản nợ khách hàng vay ngân hàng, do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó đến hạn không trả được hoặc nếu không được ngân hàng gia hạn nợ thì sẽ bị chuyển qua nợ quá hạn, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình
Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng sai mục đích, bị ngân hàng phát hiện quyết định thu hồi nợ trước hạn, nếu không sẽ phạt chuyển thành nợ quá hạn. Điều đó cho thấy, nợ quá hạn càng cao đồng nghĩa chất lượng tín dụng của ngân hàng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro.
Để hiểu rõ về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng ta đi vào phân tích cụ thể tình hình phân loại nợ của EIB.TSN, trong đó nợ quá hạn là nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Đặc biệt, nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 là nợ xấu.
Bảng 2.7. Tình hình dƣ nợ phân theo nhóm nợ của EIB.TSN ĐVT: Triệu đồng
Nợ nhóm
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Mức tăng/giảm
Số tiền (1) Tỷ trọng (%) Số tiền (2) Tỷ trọng (%) Số tiền (3) Tỷ trọng (%) (2) - (1) (3) -(2) 1 209,643 97.09 451,149 98.17 593,329 94.24 241,507 142,180 2 4,103 1.90 3,998 0.87 20,084 3.19 (104) 16,086 3 2,181 1.01 2,344 0.51 9,696 1.54 163 7,352 4 0 0 1,930 0.42 5,918 0.94 1,930 3,988 5 0 0 138 0.03 567 0.09 138 429 Tổng 215,926 100 459,559 100 629,594 100 243,633 170,035 Nguồn: Báo cáo thường niên EIB.TSN
Đối với nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) là các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ trong hạn (nợ nhóm 1), tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, không thể căn cứ vào riêng chỉ tiêu này để kết luận rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt, bởi qua 3 năm tuy số nợ trong hạn tăng nhưng xét về mặt tỷ trọng trên tổng dư nợ thì năm 2014 cũng phần giảm, tuy không đáng kể nhưng là do nợ quá hạn đang có chiều hướng tăng lên.
Cụ thể, năm 2013 tổng dư nợ trong hạn (nợ nhóm 1) là 451,149 triệu đồng tăng 241,507 triệu đồng so với dư nợ trong hạn (nợ nhóm 1) năm 2012 là 209,643 triệu đồng. Đến năm 2014, dư nợ nhóm 1 cũng tăng đáng kể, tăng lên 593,329 triệu đồng, tăng 142,180 triệu đồng so với năm 2013. Điều này dễ thấy, do hoạt động cho vay chủ yếu của EIB.TSN là các khoản vay ngắn hạn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bổ sung vốn lưu động hoặc hỗ trợ thanh toán tiền hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cho
nên trong thời gian ngắn khi các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả, hoạt động xuất nhập khẩu thành công, các doanh nghiệp đã có thể thanh toán ngay nợ cho ngân hàng, cũng như sẽ dễ dàng trong cấp tín dụng mới cho khách hàng, khẳng định được chất lượng khách hàng của EIB.TSN là rất tốt.
Bảng 2.8. Tình hình nợ quá hạn EIB.TSN ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nhóm 2 4,103 65.29 3,998 47.54 20,084 55.38 Nhóm 3 2,181 34.71 2,344 27.87 9,696 26.74 Nhóm 4 0 0 1,930 22.95 5,918 16.32 Nhóm 5 0 0 138 1.64 567 1.56 Tổng 6,283 100 8,410 100 36,265 100
Nguồn: Báo cáo thường niên EIB.TSN
Đối với nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.
Ta thấy trong các nhóm nợ quá hạn của EIB.TSN thì nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng tương đối cao và có xu hướng biến động qua các năm, năm 2012 chiếm 65.29%, năm 2013 chiếm 47.54% và năm 2014 là 55.38% trong tổng dư nợ quá hạn. Năm 2013, dư nợ nhóm 2 có xu hướng giảm còn 3,998 triệu đồng, giảm 104 triệu so với năm 2012 là 4,103 triệu đồng, điều chính là do EIB.TSN đã đẩy mạnh việc thu hồi các khoản nợ. Tuy nhiên sang đến năm 2014, dư nợ nhóm 2 lại có xu hướng tăng trở lại, năm 2014 dư nợ nhóm 2 đạt mức 20,084 triệu đồng tăng 16,086 triệu đồng so với năm trước đó. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do năm 2013 kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình lạm phát tăng cao làm cho các khách hàng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, dẫn đến trì trệ trả nợ, làm cho các khoản nợ có thể được gia hạn lại, nếu không thì bị quá hạn một thời gian. Ngoài ra, một phần lớn lượng khách hàng thân thiết (vay theo hình thức tín chấp) đã dựa vào mối quan hệ này để cho nợ quá hạn 1 hoặc 2 tháng là chuyện thường.
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu nợ quá hạn EIB.TSN ĐVT: Triệu đồng
Đối với nhóm nợ xấu gồm:
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày hoặc các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý hoặc các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Nếu xét về mức độ rủi ro thì trong 4 nhóm nợ quá hạn thì các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 là các khoản nợ xấu, mức độ rủi ro cao và có khả năng gây tổn thất cho ngân hàng. Như ta đã thấy, hầu như trong cả 3 năm 2012, 2013 và 2014 đều có sự tồn tại của nợ xấu. Năm 2012 nợ nhóm 3 của EIB.TSN là 2,181 triệu đồng, năm 2013 là 2,344 triệu đồng đã tăng 163 triệu đồng. Sang năm 2014 lại tiếp tục tăng từ 2,344 triệu đồng năm 2013 lên 9,696 triệu đồng, tăng hơn 7,000 triệu đồng. Đối nợ nhóm 4, nhóm 5 ở năm 2012 không có, nhưng đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2013. Điển hình năm 2014 nợ
nhóm 4 đã xuất hiện là 1,930 triệu đồng, nợ nhóm 5 là 138 triệu đồng. Năm 2015 nợ nhóm 4 là 5,918 triệu đồng tăng hơn 3,000 triệu đồng so với năm 2014, nợ nhóm 5 cũng tăng lên 567 triệu tăn gần 400 triệu đồng. Sự xuất hiện của nợ nhóm 4, 5 mặt dù không đáng kể nhưng lại có xu hướng tăng lên, điều này báo hiệu một xu hướng xấu trong hoạt động tín dụng của EIB.TSN.
Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ của EIB.TSN ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên EIB.TSN
Năm 2012, nợ xấu của EIB.TSN là 2,181 triệu đồng, chiếm 1.01% trong tổng dư nợ chỉ có nợ nhóm 3. Năm 2013, nợ xấu EIB.TSN tăng 2,231 triệu đồng lên 4,412 triệu đồng, tăng 102.29% so với năm 2012, trong đó nợ nhóm 4 chiếm 0.42%, nợ nhóm 5 chiếm 0.03% trong tổng dư nợ. Đến 2014, nợ xấu tiếp tục tăng lên 16,181 triệu đồng, tăng 11,769 triệu đồng so với năm trước đó, tức tăng 266.75%, nợ nhóm 4 chiếm 0.94%, nợ nhóm 5 chiếm 0.09% trong tổng dư nợ, nghĩa là có hơn 6,000 triệu đồng dư nợ quá hạn có khả năng không thu hồi được.
Ta có thể thấy, mặc dù EIB.TSN đang rất chú trọng đến việc thu hồi và xử lý hiệu quả các khoản nợ. Tuy nhiên, nợ quá hạn và nợ xấu của EIB.TSN qua 3 năm tăng mạnh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do như đã phân tích ở trên nợ quá hạn, nợ xấu còn tồn tại là do số lượng khách hàng thân thuộc của ngân hàng đang tăng lên, dư nợ vay tín chấp vì thế tăng lên, dựa vào mối quan hệ với ngân hàng, khách hàng đã chậm trễ trong việc chi trả nợ cho ngân hàng. Mặc khác, kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến việc chi trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc gia tăng nợ quá hạn cũng như nợ xấu.
Năm 2012 (1) Năm 2013 (2) Năm 2014 (3) Mức tăng/giảm tăng/giảm (%) Tỷ lệ (2) - (1) (3) -(2) Năm 2013 Năm 2014 Nợ xấu 2,181 4,412 16,181 2,231 11,769 102.29 266.75 Tổng dư nợ 215,926 459,559 629,594 243,633 170,035 112.83 37.00 Tỷ lệ nợ xấu 1.01 0.96 2.57
Nợ quá hạn là điều các ngân hàng không mong muốn, nhưng trên thực tế nó lại xảy ra ở hầu hết các ngân hàng, theo thông lệ quốc tế và Việt Nam thì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% được coi là có thể chấp nhận được.
Tuy tỷ lệ nợ quá hạn của EIB.TSN dưới 5%, nhưng tỷ lệ nợ xấu đang gia tăng. Đó là biểu hiện không tốt của quá trình hoạt động tín dụng của các NHTM, báo hiệu sự rủi ro đối với ngân hàng và của khách hàng.
2.2.3.2. Một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại EIB.TSN qua thực tế phân tích cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại EIB.TSN qua thực tế phân tích
Một trong những dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng đó là nợ xấu. Nợ xấu càng lớn thì ngân hàng càng gặp nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng. Vì các chỉ tiêu nợ xấu và rủi ro tín dụng có quan hệ mật thiết với nhau và cũng là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu, phòng ngừa và kiểm soát nợ xấu cũng chính là việc nghiên cứu, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại EIB.TSN. Có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của EIB.TSN là nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng và nhóm nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng của ngân hàng.
a. Nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
Các nguyên nhân cơ bản từ phía ngân hàng làm phát sinh rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp là:
Thứ nhất việc thu thập, kiểm tra, xử lý thông tin của khách hàng có nhu cầu vay vốn chủ yếu dựa vào thông tin do chính khách hàng cung cấp, tới 95% các báo cáo doanh nghiệp gửi đến ngân hàng không có xác nhận của công ty kiểm toán, thiếu cơ sở để kiểm tra lại các thông tin về phương án, dự án kinh doanh của khách hàng, về thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, các thông tin liên quan đến tài sản mà khách hàng dùng để đảm bảo cho khoản vay.
Thứ hai là việc phân tích tín dụng. Tại EIB.TSN thì hình thức cho vay chủ yếu là vay theo hạn mức, việc xác định hạn mức chỉ chủ yếu căn cứ trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tài sản đảm bảo, còn phân tích lưu chuyển tiền tệ lại chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ tín dụng khi phân tích tín dụng chủ yếu dựa
vào doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong những năm vừa qua để làm căn cứ quyết định hạn mức tín dụng cũng như coi đó là căn cứ để xác định việc thu hồi hồi nợ, ít quan tâm đến dòng tiền của doanh nghiệp. Việc không phân tích kỹ báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc khách hàng thực hiện nghĩa vụ nợ với ngân hàng.
Thứ ba là các hạn chế trong công tác thẩm định tín dụng. EIB.TSN có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động là một lợi thế. Tuy nhiên với đội ngũ cán bộ này, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong nghề, kiến thức về thị trường, khả năng đàm phán còn rất hạn chế làm cho kết quả thẩm định thiếu chính xác.
Kết quả thẩm định được thông qua kiểm duyệt của Hội đồng tín dụng, có nghĩa là việc thẩm định là do chính cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay đó thực hiện, hình thức này có ưu điểm là gắn kết quá trình thẩm định, quá trình cho vay và giám sát món vay, quy trách nhiệm cụ thể về một người. Tuy nhiên, hạn chế của nó và có thể gây ra rủi ro trong tín dụng là cán bộ tín dụng kiêm quá nhiều chức năng. Dẫn đến thiếu sâu sát ở nhiều bước trong quá trình thực hiện cho vay, làm cho chất lượng khoản vay bị giảm sút.
Mặc khác, thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng trong quản lý tín dụng, những thông tin chính xác về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay hay không, đồng thời thuận tiện hơn cho cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra, giám sát khoản vay. Thông tin chính xác giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng thấp nhất. Tuy nhiên trên thực tế tại EIB.TSN, thông tin khách hàng là do Trung tâm thông tin tín dụng CIC cấp, sẽ gặp rủi ro khi hệ thống này bị tắt nghẽn, thông tin cập nhật không đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của quá trình thẩm định. Điều này gây ra rủi ro trực tiếp đối với ngân hàng và gây khó khăn trong quá trình xử lý rủi ro.
Thứ tư là tại EIB.TSN chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng hoàn chỉnh. Hiện nay trong hệ thống Eximbank vẫn chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng hoàn chỉnh và đang trong quá trình xây dựng. Hệ thống xếp hạng tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại cũng như triển vọng phát triển tương lai của doanh nghiệp được xếp hạng, từ đó xác định được mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai, cho cái nhìn toàn diện về mức độ rủi ro của khoản vay.
Tại EIB.TSN, các cán bộ tín dụng phân loại mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quy trình đánh giá bằng thang điểm dựa vào các thông tin tài tài chính và phi tài chính của khách hàng tại thời điểm hiện tại. Mặc dù mô hình xếp hạng tín dụng của EIB.TSN đã khắc phục được những hạn chế của các yếu tố tài chính bằng việc bổ sung các yếu tố phi tài chính. Tuy nhiên, vẫn chưa loại bỏ được hoàn toàn tính chất chủ quan và cảm tính của người chấm điểm, không thể hạn chế hoàn toàn rủi ro về đạo đức. Các chỉ tiêu tài chính của hệ thống xếp hạng tín dụng EIB.TSN gồm 11 chỉ tiêu, theo đúng 11 chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước trong bộ chỉ tiêu tài chính về xếp hạng doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được tính toán khá đơn giản, điều này tuy giúp cho cán bộ tín dụng của EIB.TSN dễ tiếp cận được phương pháp đánh giá và chấm điểm của mô hình. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến cho việc đánh giá và dự báo không sát với thực tế vì các chỉ tiêu này thực sự không phản ánh hoàn toàn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, EIB.TSN đo lường hiệu quả kinh doanh bằng các tỷ số dựa trên lợi nhuận sau thuế có thể dẫn đến sai lệch do chưa loại bỏ tác động của thuế, điều này dễ thấy đối với các doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi về thuế. Vì vậy việc phân tích, đánh giá cần được thiết lập dựa trên tính toán các số liệu xác thực hơn như dòng tiền, lợi nhuận trước thuế và lãi. Mặc khác, tỷ số nợ quá hạn so với tổng dư nợ ngân hàng đang được xếp vào nhóm chỉ tiêu cân nợ trong mô hình chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, sẽ không phản ánh được xác thực năng lực tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này nên được xếp vào chỉ tiêu phi tài chính.
Nhóm chỉ tiêu phi tài chính sử dụng khá phức tạp, vẫn có những chỉ tiêu chưa thật sự tương quan với nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp như: Nhóm chỉ tiêu uy tín giao dịch