Thử nghiệm kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt (vdac)​ (Trang 45 - 47)

A. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Trên cơ sở các hiểu biết về KSNB, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hoặc trung bình, KTV sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để kiểm định lại về mức đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu. Kết quả của thử nghiệm kiểm soát là cơ sở để KTV xác định qui mô, phạm vi của thử nghiệm cơ bản cần thiết. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì KTV sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát và gia tăng phạm vi, qui mô thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

Việc đánh giá rủi ro kiểm soát cho các tài khoản trong chu trình bán hàng – thu tiền bao gồm các bước công việc:

- Nhận diện mục tiêu kiểm soát cho từng nghiệp vụ trong chu trình bán hàng – thu tiền, xác định các loại sai phạm có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm

soát đối với từng khoản mục trong chu trình này.

- Đánh giá khả năng ngăn chặn sai phạm của hệ thống KSNB đối với chu trình này. Nhận diện những hạn chế của hệ thống và xem xét những hạn chế đó có làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm trong chu trình.

- Đánh giá rủi ro kiểm soát: căn cứ vào các ước đoán ở trên, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đối với từng mục tiêu kiểm soát của từng loại nghiệp vụ trong chu trình. KTV có thể đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính thấp, trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao khi KTV cho rằng hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với chu trình được thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu cũng như khi KTV có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát làm cơ sở cho đánh giá mức rủi ro kiểm soát.

B. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chu trình bán hàng – thu tiền nhằm hạn chế tối đa các sai phạm có thể xảy ra trong chu trình. Việc kiểm soát tốt chu trình sẽ giúp đơn vị đạt được ba mục tiêu chung do Báo cáo COSO 2013 đề ra, đó là:

 Sự hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động.

 Báo cáo đáng tin cậy.

 Tuân thủ pháp luật và các quy định.

Với ba mục tiêu trên, sự quan tâm hàng đầu của nhà quản lý là hướng vào mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả của chu trình bán hàng – thu tiền. Đồng thời, thực hiện các thử nghiệm kiểm soát có thể đánh giá, xem xét được tính hữu hiệu của việc thiết lập hệ thống KSNB. Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra tính hữu hiệu của KSNB bao gồm phỏng vấn một số người có liên quan, kiểm tra tài liệu, chứng từ sổ sách, quan sát việc áp dụng và thực hiện các thủ tục kiểm soát.

Không có một hệ thống KSNB nào hoàn chỉnh, bản thân hệ thống có những hạn chế nhất định. Các thử nghiệm kiểm soát trên chỉ có thể áp dụng đối với những nghiệp vụ thông thường. Trong trường hợp có sự thông đồng giữa các nhân viên để chiếm dụng tài sản của DN thì rất khó phát hiện hành vi gian lận vì gian lận thường được thực hiện một cách có tổ chức và kín đáo. Do đó, khi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền, KTV cần lưu ý những hành vi gian lận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt (vdac)​ (Trang 45 - 47)