6. Bố cục luận văn
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường
3.2.2.1. Kết quả điều tra từ sinh viên
Để phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên, tác giả tiến hành khảo sát các sinh viên đại diện các khóa và các ngành đang học tập tại trường Đại học Kinh tế& QTKD. Kết quả khảo sát thu được 500 phiếu trên tổng số 520 phiếu phát ra, số phiếu hợp lệ thu được là 491 phiếu, chiếm tỷ lệ 94,4%. Dữ liệu thu được từ các phiếu khảo sát được tiến
hành các bước phân tích thống kê mô tả, kiểm định dữ liệu khảo sát, phân tích thống kê đánh giá của sinh viên về chất lượng đội ngũ giảng viên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ giảng viên và phân tích hồi quy. Dưới đây, tác giả sẽ lần lượt trình bày các kết quả phân tích:
a. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 3.13: Đặc điểm nhóm nghiên cứu Giới tính Nhóm Số lượng Phần trăm Nữ 274 55,8 Nam 217 44,2 Tổng 491 100 Ngành học Nhóm Số lượng Phần trăm Kế toán 104 21,18 Kinh tế 80 16,3 Marketing 35 7,13 Luật Kinh tế 60 12,2 Quản lý kinh tế 50 10,18 Quản trị du lịch và lữ hành 20 4,07
Quản trị Kinh doanh 75 15,27
Tài chính Ngân hàng 67 13,6 Tổng 491 100 Năm học Nhóm Số lượng Phần trăm K10 104 21,2 K11 104 21,2 K12 140 28,5 K13 136 27,7 K9 7 1,4 Tổng 491 100
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Để kiểm định Cronbach’s Alpha là một kiểm định cho phép đánh giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một “biến” tổng hợp trên cơ sở nhiều biến “đơn” (item). Từ đó có thể khẳng định mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát thu thập được từ quá trình điều tra. Kết quả kiểm định được trình bày như sau:
* Thang đo Công tác chuẩn bị giảng dạy, nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên
Bảng 3.14: Kiểm định thang đo Công tác chuẩn bị giảng dạy, nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên
Công tác chuẩn bị giảng dạy, nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên
Biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha
q1 0,750 0,851 0,883 q2 0,765 0,848 q3 0,657 0,873 q4 0,689 0,865 q5 0,740 0,854
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của thang đo Công tác chuẩn bị giảng dạy, nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên đạt 0,883, điều này cho thấy số liệu khảo sát dành cho thang đo này tương đối tin cậy. Hệ số tương quan biến- tổng của mỗi biến quan sát với tổng thể thang lớn hơn 0,3 (đo đạt từ 0,657 đến 0,765) là chấp nhận được.
* Thang đo Học liệu phục vụ giảng dạy, thời gian giảng dạy của giảng viên
Bảng 3.15: Kiểm định thang đo Học liệu phục vụ giảng dạy, thời gian giảng dạy của giảng viên
Học liệu phục vụ giảng dạy, thời gian giảng dạy của giảng viên lần 1 Biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha
q6 0,592 0,405
0,625
q7 0,556 0,435
q9 -0,002 0,801
Học liệu phục vụ giảng dạy, thời gian giảng dạy của giảng viên lần 2 Biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha
q6 0,671 0,701
0,801
q7 0,614 0,762
q8 0,655 0,721
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Học liệu phục vụ giảng dạy, thời gian giảng dạy của giảng viên, có sự thay đổi khi loại bỏ biến quan sát q9- Giảng viên thường xuyên đến muộn về sớm, với sự tăng lên từ mức 0,625 tới 0,801, do đó, biến quan sát này cần phải loại bỏ để làm tăng độ tin cậy của thang đo. Các biến còn lại trong thang đo là yếu tố Học liệu phục vụ giảng dạy, thời gian giảng dạy của giảng viên, đều cho thấy có mức tương quan tốt với tổng thể thang đo và với hệ số tin cậy đạt mức khá cao là 0,801, có thể khẳng định, thang đo tố Học liệu phục vụ giảng dạy, thời gian giảng dạy của giảng viên, sau khi đã loại bỏ biến q9 đã đảm bảo được độ tin cậy cần thiết.
* Thang đo Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học
Bảng 3.16: Kiểm định thang đo Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học
Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học
Biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach's Alpha q10 0,757 0,779 0,858 q11 0,726 0,807 q12 0,714 0,819
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học ở mức cao, với hệ số bằng 0,858, hệ số tương quan biến- tổng của các biến quan sát đều đạt trên 0,7. Như vậy dữ liệu khảo sát là hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy, sự tương quan giữa các biến quan sát và nhân tố Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên được đảm bảo, tức là các biến quan sát trong nhân tố này thể hiện tốt sự đánh giá của sinh viên về nhân tố Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên.
* Thang đo Giảng viên khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập của người học
Bảng 3.17: Kiểm định thang đo Giảng viên khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập của người học
Giảng viên khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập của người học
Biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach's Alpha
q13 0,611 .
0,758
q14 0,611 .
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Giảng viên khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập của người học đạt mức khá là 0,758, hệ số tương quan biến- tổng của các biến quan sát ở mức trên 0,6, như vậy dữ liệu khảo sát về nhân tố này cũng đảm bảo được độ tin cậy và sự tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố mà chúng biểu diễn là khá chặt chẽ.
* Thang đo Tác phong sư phạm và năng lực của giảng viên trong việc tư vấn, tổ chức lớp học
Bảng 3.18: Kiểm định thang đo Tác phong sư phạm và năng lực của giảng viên trong việc tư vấn, tổ chức lớp học
Tác phong sư phạm và năng lực của giảng viên trong việc tư vấn, tổ chức lớp học
Biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến Cronbach's Alpha
q15 0,531 0,753
0,764
q16 0,619 0,658
q17 0,643 0,630
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Tác phong sư phạm và năng lực của giảng viên trong việc tư vấn, tổ chức lớp học ở mức khá là 0,764, hệ số tương quan biến- tổng của biến quan sát q15 là thấp nhất bằng 0,531, nhưng vẫn lớn hơn mức tối thiểu là 0,3, vì vậy dữ liệu khảo sát là đảm bảo độ tin cậy và các biến quan sát có sự tương quan tương đối chặt chẽ với nhân tố mà chúng biểu diễn.
* Thang đo Hoạt động kiểm tra đánh giá người học của giảng viên
Bảng 3.19: Kiểm định thang đo Hoạt động kiểm tra đánh giá người học của giảng viên
Hoạt động kiểm tra đánh giá người học của giảng viên Biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha
nếu loại biến
Cronbach's Alpha
q18 0,595 .
0,745
q19 0,595 .
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Kết quả kiểm định cho thang đo Hoạt động kiểm tra đánh giá người học của giảng viên cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của thang đo này ở mức khá là 0,745, hệ số tương quan biến- tổng ở mức khá, đạt trên 0,5, nhưng vẫn đảm bảo trên mức 0,3, như vậy dữ liệu khảo sát là hoàn toàn đáng tin cậy và sẽ được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
* Thang đo Chất lượng giảng viên
Chất lượng giảng viên
Biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha
q20 0,593 0,711
0,774
q21 0,531 0,743
q22 0,595 0,710
q23 0,587 0,714
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Chất lượng giảng viên ở mức khá là 0,774, hệ số tương quan biến- tổng của biến quan sát q21 là thấp nhất bằng 0,531, nhưng vẫn lớn hơn mức tối thiểu là 0,3, vì vậy dữ liệu khảo sát là đảm bảo độ tin cậy và các biến quan sát có sự tương quan tương đối chặt chẽ với nhân tố mà chúng biểu diễn.
Tóm lại, sau quá trình phân tích kiểm định độ tin cậy của dữ liệu khảo sát và đánh giá mức độ tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố mà các biến đó thể hiện, kết quả cho thấy, dữ liệu khảo sát là hoàn toàn đáng tin cậy, các biến quan sát đều có sự tương quan với nhân tố mà các biến biểu diễn. Từ đó có cơ sở để tiến hành phân tích tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá để đưa ra được chính xác các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng viên.
c. Phân tích EFA
Với mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 06 biến độc lập là, Công tác chuẩn bị giảng dạy, nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên, Học liệu phục vụ giảng dạy, thời gian giảng dạy của giảng viên, Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học, Giảng viên khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập của người học, Tác phong sư phạm và năng lực của giảng viên trong việc tư vấn, tổ chức lớp học, Hoạt động kiểm tra đánh
giá người học của giảng viên, là những yếu tố tác giả đưa ra có sự ảnh hưởng tới Chất lượng giảng viên. Nhưng kết quả khảo sát từ 491 sinh viên thể hiện được có bao nhiêu nhân tố thì cần dựa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả đưa ra từ việc phân tích này sẽ là căn cứ cuối cùng đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng viên. Kết quả phân tích nhân tố như sau:
Bảng 3.21. Tổng hợp phân tích nhân tố Item 1 2 3 4 5 6 q2 0,858 q1 0,850 q5 0,842 q4 0,802 q3 0,771 q10 0,895 q11 0,878 q12 0,864 q6 0,860 q8 0,846 q7 0,828 q17 0,851 q16 0,841 q15 0,776 q14 0,894 q13 0.891 q19 0,892 q18 0,892 Eigenvalues 3,527 2,388 2,2 2,014 1,623 1,453 Phương sai trích 19,055 32,117 44,085 55,455 64,471 73,364
KMO = 0,738 Sig= 0,000
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Kết quả phân tích cho thấy:
- Có 06 nhân tố được rút ra từ dữ liệu khảo sát phù hợp với 06 nhân tố ban đầu tác giả lựa chọn, điều này thể hiện sự phù hợp của dữ liệu khảo sát với mô hình nghiên cứu.
- Hệ số KMO = 0,738>0,6, kiểm định Bartlett's có Sig=0,000<0,05, điều này cho thấy kết quả quá trình phân tích là hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy.
- Phương sai trích = 73,364, thể hiện sự biến thiên của 06 nhân tố trong mô hình giải thích được 73,36% sự biến thiên của tổng thể. Đây là một tỷ lệ khá cao, cho thấy mức tin cậy của kết quả khảo sát với mô hình 06 nhân tố được đưa ra là cao.
- Hệ số Eigenvalue= 1,453, thể hiện các nhân tố có sự hội tụ tại nhân tố thứ sáu.
- Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát với nhân tố mà các biến đó biểu diễn đều ở mức trên 0,7, thể hiện sự ảnh hưởng rõ ràng của các biến quan sát với nhân tố mà biến đó biểu diễn, như vậy không có biến quan sát nào là biến rác, các biến đều được giữ lại trong các phân tích tiếp theo.
Như vậy kết quả phân tích nhân tố là đảm bảo độ tin cậy, dữ liệu thu được từ việc phân tích này được lưu trực tiếp vào dữ liệu của phần mềm và được sử dụng như là các nhân tố đại diện cho các nhân tố được đưa ra từ phân tích. Dữ liệu này sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo là phân tích hồi quy.
d. Phân tích tương quan và hồi quy
* Phân tích tương quan
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình hồi quy tới biến phụ thuộc là chất lượng giảng viên, công việc cần thiết là kiểm định mức độ tương quan giữa các nhân tố độc
lập với nhau và của nhân tố độc lập với biến phụ thuộc. Dạng kiểm định thường áp dụng trong trường hợp này là phân tích độ tương quan sử dụng hệ số tương quan Person. Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 3.22. Tương quan hạng Person CBGD HLGD TNGD KKST TPGD KTDG CLGV CBGD 1 -0.02 .101* -0 0.055 0.044 .375** HLGD -0.02 1 -0.05 -.092* 0.035 -0.02 .194** TNGD .101* -0.05 1 -.094* 0.051 0.006 .300** KKST -0 -.092* -.094* 1 0.049 0.049 .358** TPGD 0.055 0.035 0.051 0.049 1 -0.03 .337** KTDG 0.044 -0.02 0.006 0.049 -0.03 1 .373** CLGV .375** .194** .300** .358** .337** .373** 1 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Theo ma trận tương quan, các biến độc lập được thể hiện có sự tương quan với nhau rất nhỏ, và có mức ý nghĩa thống kê không cao.Sự tương quan của các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình cũng được thể hiện qua ma trận. Trong đó sự tương quan của biến Chuẩn bị giảng dạy là cao nhất, tiếp theo là biến Kiểm tra, đánh giá, tiếp theo nữa là sự khuyến khích của giảng viên với sự sáng tạo và tư duy của sinh viên, tiếp theo là tác phong sư phạm và năng lực giảng viên, sau đó là trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên và cuối cùng là học liệu, thời gian giảng dạy, đây là sự sắp xếp theo thứ tự giảm dần của hệ số tương quan, với mức ý nghĩa thống kê là 0.000, cho thấy được kết quả trên là hoàn toàn đáng tin cậy.
* Phân tích hồi quy
Kết quả phân tích hệ số tương quan cho thấy đã có sự tương quan của các biến độc lập tới biến phụ thuộc là chất lượng giảng viên, việc phân tích hồi quy sẽ khẳng định sự tương quan này, và đưa ra mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố với biến phụ thuộc đó.
Kết quả phân tích hồi quy như sau:
Bảng 3.23. Phân tích hồi quy
Model R R Square Adjusted
R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .790a 0.624 0.619 0.27047 1.909
Sum of Squares Df Mean
Square F Sig. Regression 58.641 6 9.774 133.597 .000b Residual 35.408 484 0.073 Total 94.049 490 Unstandardized Coefficients Standardized
Coefficients T Sig. VIF
B Beta (Constant) 0.088 0.712 0.477 CBGD 0.156 0.319 11.361 0.000 1.015 HLGD 0.134 0.249 8.877 0.000 1.015 TNGD 0.153 0.301 10.638 0.000 1.026 KKST 0.185 0.379 13.408 0.000 1.025 TPGD 0.15 0.289 10.318 0.000 1.012 KTDG 0.187 0.354 12.662 0.000 1.006
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy:
- Hệ số R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.619 cho thấy, sự biến thiên của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 62% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Đây là một tỷ lệ khá tốt, thể hiện sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đưa ra.
- Hệ số Durbin-Watson bằng 1.909, gần với giá trị 2, điều này cho thấy không xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Điều này một lần nữa khẳng định lại sự đánh giá thu được từ phân tích tương quan hạng Person ở trên.
- Hệ số F= 133.597 và Sig=0.000 ở kiểm định ANOVA cho thấy sự phù hợp của mô hình hồi quy.
- Hệ số Sig của mỗi nhân tố trong bẳng hệ số hồi quy đều bằng 0.000, điều này cho thấy không có biến độc lập nào không đảm bảo mức ý nghĩa, các