Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh đại học thái nguyên​ (Trang 43 - 44)

6. Bố cục luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi đã thu thập được số liệu, các bước tập hợp, sắp xếp và xử lý số liệu là rất quan trọng, tác giả có thể sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích diễn biến sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian, so sánh với một số trường trong và ngoài nước về chất lượng giảng viên.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả một cách chi tiết về thực trạng chất lượng giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD.

+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: được sử dụng nhằm

thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Căn cứ vào chỉ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) để phân tích sự phù hợp của các nhân tố. Giá trị KMO lớn hơn 0,5 các nhân tố sẽ được sử dụng. Phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 được sử dụng cho phân tích nhân tố với các biến nghiên cứu.

- Phương pháp hồi quy để đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố mà người học đánh giá về chất lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường: Biến phụ thuộc (Y) là: Chất lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường.

- Đối với việc thu thập đánh giá của giảng viên về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên, tác giả nghiên cứu tiến hành khảo sát đối tượng là giảng viên thuộc 7 Khoa của Trường Đại học Kinh tế & QTKD. Nghiên cứu sử dụng Mircosoft Office Excel 2010 để tính toán và xử lý dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh đại học thái nguyên​ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)