6. Bố cục luận văn
1.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đạihọc
Với vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục ở các trường, các cơ sở giáo dục - đào tạo. Chất lượng đội ngũ giảng viên tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Muốn trò giỏi phải có thầy giỏi. Khâu then chốt của chiến lược phát triển giáo dục đào tạo là đội ngũ những người thầy giáo làm nhiệm vụ giảng
dạy và quản lý giáo dục. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu không thể có trò giỏi nếu thiếu thầy giỏi”.
Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Bởi vậy ngành giáo dục đào tạo coi việc xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đổi mới nền Giáo dục - Đào tạo nước nhà”.
Giáo dục Việt Nam đang trong quá trình cải cách để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, sự cải cách đó chỉ thực sự thành công khi quan tâm phát triển đội ngũ giảng viên, giảng viên. Tổ chức văn hóa và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) từng khuyến cáo: “Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giảng viên”.
Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học là một vấn đề sống còn của các trường đại học. Giảng viên có một vị trí cực kỳ quan trọng, nhất là trong tình hình giáo dục phải hướng vào phục vụ cho yêu cầu CNH- HĐH đưa đất nước “đi tắt”, “đón đầu” để đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Do đó vấn đề nghiên cứu xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên của hệ thống giáo dục nghề nghiệp nói riêng trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo có ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp bách đặc biệt.