5. Kết cấu luận văn
1.4.2. Những nhân tố bên ngoài
* Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO trong khá nhiều năm nên nhiều cam kết quốc tế về quản lý kinh tế đất nước nói chung, quản lý nhà nước về hải quan nói riêng đã được ký kết và nội luật hóa. Tham gia “sân chơi chung” của thế giới và khu vực một cách có hiệu quả đòi hỏi năng lực của Hải quan Việt Nam phải đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và khu vực là điều tất yếu. Sự thua kém về năng lực của đội ngũ công chức của Hải quan sẽ gây khó khăn cho
hoạt động XNK, XNC, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và đầu tư, khiến cho doanh nghiệp và kinh tế đất nước chịu nhiều thua thiệt, cuối cùng là an ninh kinh tế, an ninh chính trị của quốc gia bị đe dọa. Do đó, việc xây dựng được đội ngũ công chức Hải quan đủ khả năng thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đồng thời bảo vệ có hiệu quả cao các lợi ích kinh tế, chủ quyền quốc gia ở giai đoạn hiện nay là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
* Chính sách pháp luật của nhà nước đối với ngành Hải quan
Hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan, xét về bản chất, là hoạt động áp dụng pháp luật Việt Nam và quốc tế được cụ thể hóa trong quy trình, thủ tục hải quan, kiểm tra, kiểm soát hải quan, kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, điều tra chống buôn lậu, xử lý vi phạm… Do đó, cùng một lúc phải vận dụng rất nhiều văn bản luật khác nhau như: Luật Hải quan; Luật Quản lý Thuế; Luật Thuế xuất khẩu nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Xuất nhập cảnh; Luật Thương mại; Luật Sở hữu trí tuệ… Vì vậy, khi hệ thống pháp luật về hải quan, các quy trình nghiệp vụ liên quan không đảm bảo tính hợp lý, đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến năng lực giải quyết công việc của cán bộ, công chức Hải quan nhất là khi xử lý các trường hợp liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế hoặc các trường hợp phức tạp chưa có nhiều thông lệ cả ở Việt Nam cũng như quốc tế. Thực tế hiện nay, sự tham gia quản lý của các ngành có liên quan chiếm 72% thời gian giải phóng một lô hàng. Vì vậy, việc cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan, nâng cao chất lượng cán bộ công chức chịu tác động rất lớn từ những quy định và hoạt động của các ngành có liên quan.
* Sự phát triển của giáo dục - đào tạo
Để có chất lượng CBCC tốt, nhà nước phải có chính sách điều tiết trong giáo dục - đào tạo. Không thể có chất lượng lao động tốt khi chất lượng giáo dục - đào tạo chưa tốt. Cho nên, mục tiêu của giáo dục đào tạo phải là những lao động không chỉ có trình độ chuyên môn, mà còn phải có khả năng hội nhập, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong hội nhập quốc tế.
Giáo dục - đào tạo quyết định đến trình độ học vấn người lao động. Trình độ học vấn nói lên phần nào năng lực lao động của một con người. Học vấn nói lên sự hiểu biết và khả năng của một người trong quá trình lao động. Trình độ học vấn là nền tảng để người lao động trau dồi các kỹ năng lao động khác. Thông thường học vấn càng cao thì năng lực lao động phức tạp càng cao. Học vấn là điều kiện cần phải có để người lao động cạnh tranh trên thị trường lao động, vì nhờ vào giáo dục, người học sẽ tiếp thu được khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến, sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn khi đi làm việc trong tương lai, hệ thống trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề phát triển đáp ứng nhu cầu xã hội: cung cấp được nghề nghiệp mà thị trường lao động có nhu cầu, đáp ứng được nhu cầu học tập và người học tốt nghiệp các chương trình dạy nghề có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu quản lý nhà nước của các cơ quan công quyền, đặc biệt là ngành Hải quan.
1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của một số Cục Hải Quan trong nước
1.5.1. Kinh nghiệm từ tỉnh Quảng Ninh
Cục Hải quan Quảng Ninh là đơn vị đi đầu trong các hoạt động cải cách, hiện đại hóa và đóng một vai trò, vị trí quan trọng trong các hoạt động của ngành Hải quan. Đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong ngành Hải Quan. Cụ thể, sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mô hình tổ chức bộ máy Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bước đầu được tinh gọn, giảm từ 35 đội/tổ xuống còn 29 đội/tổ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao. Số lượng biên chế giảm, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao.
Với việc cơ cấu, sắp xếp lại các đội/tổ đã giúp đơn vị tinh gọn bộ máy, quản lý tập trung, nâng cao năng lực quản trị, điều hành. Số lượng lãnh đạo cấp đội/tổ thuộc chi cục và tương đương giảm từ 82 cán bộ, công chức xuống
còn 76 cán bộ, công chức. Đặc biệt, trong tháng 11/2018 vừa qua Cục Hải quan Quảng Ninh đã tiến hành đánh giá năng lực CBCC ngành Hải quan năng lực đối với 214 CBCC tại 29 vị trí việc làm ở 6 lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.
Bên cạnh đó, hàng năm Cục Hải quan Quảng Ninh đã đạt mục tiêu về số lượng các lớp đào tạo và chất lượng đề ra trong năm; số học viên tham gia đào tạo tăng hơn so với kế hoạch. Tính đến hết tháng 7 năm 2018, Cục Hải quan Quảng Ninh đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho gần 470 lượt công chức thuộc các đơn vị Hải quan thuộc và trực thuộc. Các lớp tập huấn được tổ chức đa dạng về nội dung đào tạo, từ các lớp chuyên sâu về nghiệp vụ như Quản lý rủi ro, Kế toán kiểm toán, Kiểm tra sau thông quan… đến các kỹ năng viết báo cáo, giao tiếp văn hóa ứng xử, khai thác tổng hợp số liệu thống kê hải quan, công tác bảo vệ…
Đặc biệt, Cục Hải quan Quảng Ninh rất chú trọng trong công tác tự đào tạo, và hình thức đào tạo. Trong 7 tháng đầu năm 2018, các đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh đã tự đào tạo cho trên 170 lượt công chức thuộc đơn vị mình. Các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh đã chủ động làm tốt công tác đào tạo; hình thức chủ yếu là kèm cặp, hướng dẫn; giao công chức nắm vững chuyên môn, có kinh nghiệm phụ trách kèm cặp, hướng dẫn cho công chức còn yếu hoặc mới được điều động, luận chuyển nhận nhiệm vụ mới. Kết quả sau đào tạo đều đáp ứng yêu cầu công việc.
Cục Hải quan Quảng Ninh cũng đã xây dựng chuyên mục Tài liệu đào tạo trên mạng nội bộ cơ quan để các đơn vị có thể khai thác, phục vụ công tác tự đào tạo. Những bộ tài liệu bản cứng và bản mềm sau các buổi tập huấn đều được thu thập, tổng hợp đầy đủ để tổng hợp vào chuyên mục Tài liệu đào tạo. Ngoài ra, 4 đơn vị tham mưu trong các lĩnh vực công tác chính thuộc Cục là Phòng Giám sát quản lý về Hải quan, Phòng Thuế xuất nhập khẩu, Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm, Chi cục Kiểm tra sau thông quan đều đã triển khai xây dựng Bộ cẩm nang thực hành. Các chi cục kiểm tra sau thông quan xây dựng Bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết các vấn đề liên quan đến công
tác kiểm tra sau thông quan. Phòng Thuế xuất nhập khẩu phân công cán bộ phụ trách, công chức làm việc thực tế tại các Đội thủ tục nghiệp vụ để xây dựng Bộ cẩm nang thực hành về kỹ năng xác định, tham vấn trị giá hải quan theo hình thức hỏi đáp; nội dung chủ yếu tập trung và các kỹ thuật, kỹ năng thực hành, giải quyết hướng dẫn xử lý những khó khăn vướng mắc phát sinh liên quan đến công tác xác định, tham vấn trị giá hải quan. Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm xây dựng dự thảo Bộ tài liệu nghiệp vụ Kiểm soát chống buôn lậu, xử lý vi phạm. Phòng Giám sát quản lý về Hải quan xây dựng cẩm nang thực hành nghiệp vụ Kiểm tra - giám sát.
1.5.2. Kinh nghiệm từ Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc khoảng 330 Km, dài nhất so với các tỉnh biên giới phía Bắc. Do nằm sát khu vực này, giao thông còn gặp nhiều khó khăn từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc, lại có nhiều cửa khẩu nên công tác quản lý về mặt nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực về hải quan. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ CBCC ngành Hải quan Cao Bằng phải luôn nỗ lực. Qua nhiều năm hoạt động, trong tập thể CBCC Cục Hải quan Cao Bằng đã xuất hiện nhiều nhân tố nổi trội có nghiệp vụ chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ tốt, được cử tham gia các chương trình đào tạo của tổ chức JICA và đã trở thành lực lượng giảng viên kiêm nhiệm của ngành, phục vụ tốt cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong ngành cũng như của đơn vị.
Đây được xem là lực lượng nòng cốt, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả trong công tác tự đào tạo, bồi dưỡng tại Cục Hải quan Cao Bằng.
Ngoài lực lượng nêu trên, Cục Hải quan Cao Bằng cũng đã lựa chọn CBCC có nhiều năm công tác với trình độ chuyên môn cao, có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm quý báu và có tâm huyết với nghề hình thành 7 nhóm Chuyên gia ở nhiều lĩnh vực: xuất xứ hàng hóa (C/O); Quản lý rủi ro (QLRR); phân loại hàng hóa (HS); trị giá Hải quan (GATT); sở hữu trí tuệ (IPRs); Định mức hàng gia công, sản xuất xuất khẩu; Kế toán thuế.
Nhằm đánh giá thực trạng đáp ứng yêu cầu công việc của CBCC và hỗ trợ kịp thời cho công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, định kỳ hàng năm Cục Hải quan Cao Bằng thực hiện 02 đợt kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ và tin học của CBCC.
Với nội dung kiểm tra đa dạng và ngày càng nâng cao: Tiếng Anh phải đọc hiểu thông thạo các chứng từ trong hồ sơ Hải quan và giao tiếp với doanh nghiệp nước ngoài khi cần thiết; nắm được các kiến thức mới về lĩnh vực tin học, vận dụng được vào khai thác các dữ liệu khai báo Hải quan trên hệ thống VNACCS/VICS, kiểm tra hồ sơ Doanh nghiệp khai báo qua các hệ thống phần mềm quản lý.
Đặc biệt phải nắm vững các quy định mới trong Ngành, thực hiện tốt các bước Quy trình thủ tục Hải quan.
Qua mỗi đợt kiểm tra sát hạch, CBCC có thời gian để hệ thống lại các kiến thức, cập nhật kiến thức mới, loại bỏ những nội dung đã lỗi thời, giúp cho CBCC ngày càng tinh thông nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ được dễ dàng, nâng cao dần chất lượng phục vụ doanh nghiệp.
Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của tập thể Lãnh đạo, CBCC Cục Hải quan Cao Bằng, vị thế Cục Hải quan Cao Bằng đã dần được nâng cao và tạo được niềm tin trong Lãnh đạo và cộng đồng doanh nghiệp.
Định hướng trong thời gian tới, Cục Hải quan Cao Bằng sẽ tiếp tục quan tâm và duy trì công tác đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC của Cục Hải quan Cao Bằng đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính, đảm bảo thực thi có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hải quan, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Hải Quan tỉnh Lào Cai
Thứ nhất, bố trí lao động theo năng lực và vị trí việc làm theo năng lực cán bộ. Với việc bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực từng cán bộ sẽ phát huy được năng lực và sở trường từng cán bộ,
hiệu quả công việc từ đố được nâng lên. Thêm vào đó là tâm lý thỏa mái, môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng giúp cho cán bộ gắn bó với công việc được giao.
Thứ hai, tăng cường kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn cán bộ hải quan. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi cán bộ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình như nghiệp vụ hải quan, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ. Để đánh giá tốt và đúng trình độ cũng như sớm có phương hướng đào tạo cần phải kiểm tra thường xuyên, đây là căn cứu để sắp xếp nhiệm vụ cũng như phân loại cán bộ trong ngành.
Thứ ba, làm tốt công tác bổ nhiệm điều chuyển công việc: là ngành giao dịch với khối lượng hàng hóa lớn, tiếp xúc với lượng tiền thuế lớn các doanh nghiệp đóng góp cho nhà nước. Đây cũng là khe hở để cán bộ không có đủ phẩm chất đạo đức có thể lợi dụng để mang lại lợi ích cho bản thân. Vì vậy việc bổ nhiệm điều chuyển có vai trò rất lớn: làm giảm các sai phạm trong công tác cũng như có thể tiếp xúc với các công việc khác nhau, học kinh nghiệm của các công nghiệp trong ngành.
Thứ tư, công tác đào tạo cần được chú ý hơn: Đào tạo không chỉ nâng cao được trình độ chuyên môn mà đào tạo còn làm thay đổi về đạo đức cũng như lối sống của cán bộ, công chức nhất là trong ngành hải quan. Đào tạo mang tính chiến lược và lâu dài, phù hợp với chiến lược phát triển chung của ngành. Nó phải xuất phát từ trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, xuất phát từ năng lực và hiệu quả công việc để có thể phân loại cũng như xây dựng nội dung đào tạo phù hợp với tình hình thực tế.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Hải Quan tỉnh Lào Cai thời gian qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Hải Quan tỉnh Lào Cai?
- Các giải pháp nào cần được thực thi nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Hải Quan tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp được thu thập từ luận văn bao gồm các thông tin liên quan trực tiếp đến công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của Cục Hải Quan tỉnh Lào Cai, các số liệu được thu thập từ phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra, hành chính của Cục bao gồm: Số lượng lao động, trình độ học vấn của các lao động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các lao động, kỹ năng mềm, các nội dung trong nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại đơn vị (tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp và bố trí nhân lực, tạo động lực lao động, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động, xây dựng văn hóa, tạo động lực lao động), các dữ liệu chung của tỉnh Lào Cai được thu thập thông qua Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai.
+ Phương pháp chuyên gia:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia về các nội dung liên quan đến đề tài. Trong luận văn, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các lãnh đạo Cục Hải Quan tỉnh Lào Cai: Cục Trưởng, Phó Cục trưởng; và Chi Cục trưởng tại các huyện thuộc tỉnh. Cuộc phỏng vấn sâu sẽ
nhằm thu thập nhận định của các chuyên gia về các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Công ty, qua đó giúp tác giả có cái nhìn