6. Bố cục của luận văn
1.2.2. Khái niệm chuyển di ngôn ngữ, các kiểu chuyển di ngôn ngữ và lỗ
dụng ngoại ngữ do chuyển di ngôn ngữ
1.2.2.1. Khái niệm về chuyển di ngôn ngữ
a) Một số quan niệm về chuyển di ngôn ngữ
Chuyển di ngôn ngữ (Language Transfer) là một đặc điểm quan trọng trong việc tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai, và nó góp phần giải thích một cách thấu đáo cho bất kì hiện tượng ngôn ngữ xảy ra trong việc tiếp nhận L2.
Chuyển di ngôn ngữ là yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành ngôn ngữ trung gian bởi vì người học cần sử dụng những “tài nguyên” (cách dùng từ của Phạm Ngọc Lệ, tr.75) [dẫn theo 3] ngôn ngữ có sẵn để tạo lập ngôn ngữ trung gian, và những “tài nguyên” ngôn ngữ đó đều xuất phát từ ngôn ngữ thứ nhất (L1). Vì vậy, chuyển di ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai (L2).
Có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập về khái niệm chuyển di ngôn ngữ. Dưới đây là ba cách hiểu tiêu biểu:
- Cách hiểu thứ nhất là của nhóm tác giả Dulay, Burt và Krashen (1982) [57]. Các tác giả này đưa ra hai cách để định nghĩa về chuyển di ngôn ngữ:
(1) Nhìn từ khía cạnh tâm lí học, đó là sự ảnh hưởng của những thói quen cũ khi một người bắt đầu học ngôn ngữ mới.
(2) Nhìn từ khía cạnh ngôn ngữ học xã hội, họ cho rằng có những tác động ngôn ngữ xảy ra khi hai ngôn ngữ tiếp xúc với nhau, với ba ví dụ là: sự vay mượn, sự chuyển mã và cố tật (hay hóa thạch (fossilization) - một lỗi nào đó lặp đi lặp lại, lâu dần trở thành cố tật và không thể khắc phục).
- Cách hiểu thứ hai là của tác giả Odlin (1989). Tác giả này định nghĩa về chuyển di ngôn ngữ như sau:
“Chuyển di ngôn ngữ là sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực do sự giống và khác nhau giữa ngôn ngữ đích và các ngôn ngữ đã được tiếp nhận khác gây ra”. [66; tr.76].
Như vậy, theo tác giả, bản chất của chuyển di ngôn ngữ là ảnh hưởng của những kiến thức mà người học đã tiếp thu trước về ngôn ngữ và văn hóa mẹ đẻ, tác động lên quá trình người học tiếp nhận và sử dụng những kiến thức ngữ dụng về ngôn ngữ mới đang học (L2).
- Cách hiểu thứ ba là của tác giả nguyễn Văn Khang (2014). Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, “Chuyển di là một sự lệch chuẩn thường thấy do giao thoa gây ra. Đó là sự ảnh hưởng xuất phát từ sự giống nhau và khác nhau giữa ngôn ngữ đích và bất kì ngôn ngữ nào đã được thụ đắc chưa hoàn hảo trước đó”. [25, tr.76].
Như vậy, tuy các định nghĩa của ba cách hiểu vừa dẫn có khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở hai điểm: (i) Chuyển di ngôn ngữ có cơ sở là sự giao thoa giữa ngôn ngữ đích (L2) và ngôn ngữ mà người học đã biết, ngôn ngữ thứ nhất (L1) trước khi học ngôn ngữ đích, và (ii) Chuyển di ngôn ngữ diễn ra theo hai chiều hướng: chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực.
b) Quan niệm của luận văn về chuyển di ngôn ngữ
Cũng như các tác giả nói trên, trước hết cần phải thấy rằng chuyển di ngôn ngữ là hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình học ngoại ngữ. Hiện tượng này càng trở nên phức tạp hơn khi người học đã được học một ngoại ngữ trước đó.
Chuyển di ngôn ngữ có thể mang yếu tố tích cực do sự tương đồng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giữa L1 và L2, nhưng thường gặp nhất là những chuyển di tiêu cực (cơ bản bắt nguồn từ sự khác biệt của L1 và L2 về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và sự khác biệt về văn hóa dân tộc thể hiện trong ngôn ngữ).
Nói một cách đơn giản, chuyển di ngôn ngữ là hiện tượng người học sử dụng những nền tảng, hiểu biết của mình về ngôn ngữ thứ nhất (L1), về văn hoá của dân tộc để áp dụng vào việc dùng ngôn ngữ thứ hai (L2).
Nếu L1 và L2 có những nét tương đồng thì việc chuyển di này của người học sẽ thuận lợi và không hoặc ít vi phạm lỗi. Ngược lại, nếu giữa L1 và L2 có sự khác biệt thì việc chuyển di thường gây ra lỗi vì sự chuyển di đó không được chấp nhận trong L2. Ví dụ, người Trung Quốc khi dùng câu so sánh trong tiếng Việt thường hay mắc lỗi vì câu so sánh trong tiếng Hán và tiếng Việt không hoàn toàn đồng nhất về trật tự các thành tố trong cấu trúc so sánh. Chẳng hạn, trong tiếng Hán, câu so sánh “内心和外形一样美丽”. Người Trung Quốc khi chuyển di cấu trúc này sang tiếng Việt thường bị mắc lỗi do sự khác biệt về vị trí của từ “đẹp” trong cấu trúc câu như vừa nói: “Nội tâm và ngoại hình như nhau đẹp”.
Cần nói thêm rằng, sự chuyển di không chỉ lệ thuộc vào sự tương đồng hay khác biệt của hai ngôn ngữ (L1 và L2) mà còn bị chi phối bởi hai nền văn hoá vì ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn hoá dân tộc. Cho nên, nói chuyển di ngôn ngữ là bao gồm cả chuyển di các yếu tố văn hoá dân tộc. Sự khác biệt về hai nền văn hoá cũng dễ gây ra lỗi của người học khi dùng chiến lược chuyển di. Chẳng hạn, tiếng Hán và tiếng Việt cũng như tiếng Lào đều có cấu trúc so sánh: A vất vả như B, song người Việt ít nói Bố em vất vả như trâu vì theo quan niệm của người Việt, lối so sánh này không đảm bảo sắc thái biểu cảm. Ngược lại, người Hán và người Lào có thể dùng như vậy mà không sợ ảnh hưởng tới sắc thái biểu cảm.
1.2.2.2. Các kiểu chuyển di ngôn ngữ
Về chiều hướng chuyển di ngôn ngữ, như đã nói ở trên, chuyển di ngôn ngữ thường xảy ra theo hai chiều hướng: chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực.
- Chuyển di tích cực: Chuyển di tích cực là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và kĩ năng sử dụng L1 vào quá trình học L2, giúp cho việc học L2 trở nên dễ dàng hơn bởi sự giống nhau giữa L1 và L2. Chuyển di tích cực sẽ khiến người học không mắc lỗi khi sử dụng L2.
Chẳng hạn, khi học tiếng Việt, người Trung Quốc có khá nhiều thuận lợi do tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng. So sánh hệ thống ngữ âm của hai thứ tiếng sẽ thấy rõ điều này. Xin dẫn một số trường hợp tương đồng về phát âm giữa tiếng Việt và tiếng Hán dẫn tới hiện tượng chuyển di tích cực:
Tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều từ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau, kiểu như:
Tiếng Việt Tiếng Hán
- Bảo mẫu - báo mū (保母) - Công an - gong an (公安) - Chủ hôn - zhu hun (主婚)
Vì cách phát âm của các từ tiếng Việt và từ tiếng Hán tương đương khá giống nhau nên người Trung Quốc học tiếng Việt hay ngược lại, người Việt học tiếng Hán đều có ảnh hưởng tích cực khi phát âm những từ này. Nghĩa là, trong học tập hay giao tiếp, họ sẽ có những phản xạ mang tính bản năng ngôn ngữ. Chẳng hạn, khi học từ công an, nghe giáo viên đọc “công an”, người Trung Quốc rất có thể nghĩ tới tổ hợp âm “gong an” (công an) trong tiếng Hán. Tương tự, người Việt khi học tiếng Hán cũng có liên tưởng ngược lại như vậy. Cơ chế liên tưởng này khiến người học L2 “bắt chước” cách phát âm từ của ngôn ngữ mới khá nhanh và dễ dàng. Đó chính là một biểu hiện của kiểu chuyển di tích cực trong quá trình người học học L2.
- Chuyển di tiêu cực: Song song với hiện tượng chuyển di tích cực, chuyển di tiêu cực cũng thường xảy ra trong quá trình học ngoại ngữ. Tức là người học áp dụng không thích hợp những phương tiện, cấu trúc, qui tắc trong L1 vào quá trình học ngoại ngữ, làm cho việc sử dụng ngôn ngữ đó bị sai lệch. Chẳng hạn, khi nói/ viết một cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việt, người Trung Quốc hay áp cấu trúc danh ngữ của tiếng Hán vào việc tạo một cấu trúc danh ngữ của tiếng Việt có nghĩa tương ứng. Ví dụ, muốn viết
“Quyển sách này (là của tôi)”, một sinh viên Trung Quốc đã viết: Này quyển sách (là của tôi) [Lí Phương, K2]. Nguyên do của sự viết sai qui tắc tiếng Việt này là sinh viên đã chuyển di cấu trúc tiếng Hán (cụm từ zhe ben shu- 这本书(trong tiếng Hán, từ này đứng trước quyển sách)) sang tiếng Việt tương đương quyển sách này.
Tóm lại, chuyển di tích cực hay chuyển di tiêu cực đều có căn nguyên từ việc người học L2 bị ảnh hưởng bởi L1. Song chuyển di tích cực sẽ tạo thuận lợi cho người học L2, khiến người học không bị mắc lỗi; còn chuyển di tiêu cực ngược lại sẽ gây khó khăn cho người học và dẫn đến lỗi sử dụng L2.
Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi không bàn đến kiểu chuyển di tích cực mà chỉ tìm hiểu về chuyển di tiêu cực do ảnh hưởng từ tiếng Hán khiến người Trung Quốc mắc lỗi khi nói/ viết tiếng Việt.
1.2.2.3. Lỗi sử dụng ngoại ngữ do chuyển di ngôn ngữ
Cũng như các kiểu lỗi sử dụng L2 khác, lỗi chuyển di cũng khá phức tạp, đa dạng. Có thể phân loại lỗi sử dụng L2 của người học ngoại ngữ theo cách mà các nhà ngôn ngữ học đã phân loại nói trên. Ở đây chúng tôi phân loại lỗi chuyển di từ góc nhìn các bình diện ngôn ngữ.
Nhìn từ các bình diện ngôn ngữ, các lỗi sử dụng L2 mà người học ngoại ngữ thường mắc có thể xảy ra ở cả trên ba bình diện: ngữ âm, từ hay ngữ pháp
của ngôn ngữ.
a) Từ bình diện ngữ âm
Nhìn từ bình diện ngữ âm, lỗi sử dụng L2 của người học do chuyển di được thể hiện ở mặt phát âm hay mặt chữ viết.
- Lỗi phát âm L2 của người học do chuyển di là người học phát âm không đúng chuẩn với chính âm của L2 bởi ảnh hưởng của L1. Chẳng hạn, phụ âm /b/ trong tiếng Việt là phụ âm môi-môi, tắc, hữu thanh, không bật hơi
bật hơi /p”/ là mắc lỗi. Tương tự, âm cuối môi - môi, tắc, vô thanh /p/ hay âm cuối môi - môi, vang mũi /m/ trong tiếng Việt thường bị người Trung Quốc phát âm thành phụ âm tắc vô thanh, gốc lưỡi [c], hay phụ âm tắc vang mũi, gốc lưỡi [ng]. Ví dụ, người Trung Quốc phát âm từ tập trong tiếng Việt thành tậc; còn từ nam phát âm thành nang.
- Lỗi chữ viết là kiểu lỗi người học đã không tuân thủ qui tắc chữ viết của ngôn ngữ đích, như qui tắc viết hoa, qui tắc viết các kí tự âm vị,v.v... Nói cách khác, lỗi chữ viết do chuyển di là lỗi viết các âm vị, âm tiết hay từ không đúng qui định của L2. Chẳng hạn, tiếng Việt qui định tên người phải viết hoa tất cả chữ cái đầu của các âm tiết, hay âm vị /k/ nếu đứng trước âm đệm phải viết là con chữ “q” (quả, quyết, quanh...). Nếu người học không tuân thủ những qui tắc vừa nêu là mắc lỗi về viết chữ. Tương tự, tiếng Việt qui định nguyên âm đôi /uo/ khi nằm trong âm tiết không có âm cuối thì phải viết là “ua”, nếu viết thành “uô” là mắc lỗi.
Có thể thấy, lỗi trên bình diện ngữ âm khá phong phú, khó mà liệt kê hết các dạng lỗi ở bình diện này.
b) Từ bình diện từ
Lỗi dùng từ do chuyển di màngười học sử dụng từ của L2 thường mắc là dùng từ không đúng nghĩa, dùng thừa hay thiếu từ... do ảnh hưởng của L1.
- Lỗi dùng từ không đúng nghĩa, chẳng hạn, các từ: “đánh/đá”, “gọi” và “tiêm” trong tiếng Việt là những từ khác nhau về nghĩa và cách dùng, tương đương với từ “da” (打) trong tiếng Hán: da qiu - 打球 (đá bóng), da dian hua -
打电话 (gọi điện thoại), da zhen - 打针 (tiêm thuốc). Người Trung Quốc hay nhầm lẫn các từ này trong tiếng Việt, ví dụ có sinh viên Trung Quốc đã viết: “Hôm qua tôi phải đi bệnh viện đánh thuốc” [Trương Tiểu Song, K1], “Tôi
đánh điện thoại cho mẹ” [Dương Khang, K1]. (Người Việt có thể nói đánh thuốc chuột với nghĩa đánh bả chuột chứ không dùng đánh thay cho tiêm
(thuốc). Tương tự, người Việt chỉ nói đánh điện với nghĩa gửi điện tín chứ không nói đánh điện thoại với nghĩa gọi điện thoại).
- Lỗi dùng thừa từ tức là lẽ ra không cần thiết phải dùng từ đó nhưng vẫn dùng nên bị thừa, chẳng hạn một học sinh Trung Quốc viết: “Bạn mua giúp mình 1ki lô gam quả táo nhé”! Tiếng Việt không cần từ quả trong trường hợp này. Tương tự, “Bà em năm nay có 80 tuổi rồi”. Tiếng Việt không cần từ có trong câu này nên người viết đã dùng thừa từ này.
- Lỗi dùng thiếu từ là kiểu lỗi ngược với lỗi dùng thừa từ. Tức là, một từ nào đó cần phải có thì câu mới đúng thì lại không dùng, chẳng hạn có sinh viên Trung Quốc viết: “Tôi đã mua được ba sách tiếng Việt” [La Quang Lan, K1]. Người học đã dùng thiếu loại từ quyển (đúng phải nói là “Tôi...ba quyển
sách tiếng Việt”.
Xin nói thêm, dùng từ không đúng nghĩa hay dùng thừa/ thiếu từ chỉ là những dạng lỗi tiêu biểu thuộc bình diện từ chứ chưa phải là tất cả.
c) Từ bình diện ngữ pháp
Lỗi ngữ pháp được hiểu đơn giản là người học đã dùng không đúng qui tắc ngữ pháp của L2, chẳng hạn, sinh viên Trung Quốc viết những câu tiếng Việt dưới đây đã bị sai ngữ pháp:
Ví dụ: a. Tôi ở Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh học tập.
[Mã liên Hoa, K3] b. Ngày mai nếu trời không mưa chúng tôi thì đi siêu thị.
[Dương Khang, K1] Các câu vừa dẫn mắc lỗi ngữ pháp bởi không tuân thủ trật tự từ trong câu trong tiếng Việt. Cụ thể, ở ví dụ (a), từ học tập phải đứng trước cụm từ ở Trường ... Quản trị kinh doanh. Ở ví dụ (b), kết từ thì phải đứng trước từ chúng tôi.
Như vậy, xét từ bình diện ngôn ngữ, lỗi dùng L2 của người học có thể thuộc về lỗi ngữ âm, từ hay ngữ pháp. Mỗi dạng lỗi nói trên có thể phân tích thành
nhiều kiểu nhỏ. Chúng tôi sẽ miêu tả kĩ hơn khi bàn về thực trạng sử dụng L2 mắc lỗi của du học sinh Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên trong chương 2.