Chuyển di cách phát âm của tiếng Hán sang cách phát âm tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi sử dụng tiếng việt do chuyển di từ ngôn ngữ thứ nhất của sinh viên trung quốc ở đại học thái nguyên​ (Trang 87 - 90)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Chuyển di cách phát âm của tiếng Hán sang cách phát âm tiếng Việt

Không giống một số ngôn ngữ khác, chữ của tiếng Hán có hai loại: (1) Loại chữ được ghi theo bộ (ta quen gọi là chữ vuông Hán), và (2) Loại chữ dùng kí hiệu chữ cái Latin để ghi âm, đó là chữ phiên âm. Ví dụ, chữ ghi theo bộ, kiểu như: 我 是老师 (Tôi là giáo viên); chữ phiên âm Latin, chẳng hạn câu vừa dẫn được phiên âm bằng chữ Lati là: wo shi lao shi.

Như đã nói ở chương 1, tiếng Việt và tiếng Hán đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính, có thanh điệu. Mỗi chữ Hán đều có âm Hán Việt tương ứng. Trong tiếng Việt và tiếng Hán tồn tại hàng loạt âm tiết hay từ giống nhau hoặc gần giống nhau về mặt ngữ âm (như từ có cùng số lượng âm tiết, cấu tạo âm tiết khá giống nhau: tương tự về phụ âm đầu, vần hay thanh điệu). Vì vậy, về mặt lí thuyết, người Việt học tiếng Hán hay ngược lại, người Hán học tiếng Việt sẽ có những thuận lợi nhất định trong vấn đề phát âm. Đây là sự chuyển di tích cực và trong những trường hợp này, người học ít mắc lỗi phát âm L2. Song, trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng tồn tại khá nhiều chữ cái hay âm tiết có hình thức kí tự giống nhau nhưng lại khác nhau về cách phát âm. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi phát âm tiếng Việt của người Trung Quốc và ngược lại. Nguyên nhân mắc lỗi phát âm này chính là sự chuyển di tiêu cực qua lại giữa hai ngôn ngữ. Có thể so sánh một số chữ cái ghi âm âm vị hay âm tiết cùng với sự khác biệt trong cách phát âm của chúng trong hai ngôn ngữ: tiếng Hán và tiếng Việt qua bảng 3.1 dưới đây để rõ thêm điều vừa nói:

Bảng 3.1: Bảng so sánh chữ viết và cách phát âm một số âm vị/ âm tiết của tiếng Hán và tiếng Việt

Tiếng Hán Tiếng Việt

Chữ viết Âm vị /Phát âm Chữ viết Âm vị /Phát âm

D /t/ - [t] D /z/- [d] T /t”/- [th] T /t/- [t] B /p/- [p] B /b/- [b] P /p”/- [p”] P /p/- [p] Ch /s”/ - [x”] Ch /c/- [ch] Hèn [hɣn] Hèn [hɛn] Bó [puo] Bó [bɔ] Hé [xwɣ/ Hé [hɛ]

Cái [sai] Cái [kai]

Nhìn vào bảng so sánh trên dễ dàng nhận thấy, về mặt kí tự âm vị hay âm tiết/ từ giữa hai ngôn ngữ, có một số trường hợp âm vị, âm tiết hay từ không có sự khác biệt nhưng cách phát âm chúng lại không giống nhau. Chính sự khác biệt về cách phát âm cùng một đơn vị ngôn ngữ này đã dẫn đến lỗi phát âm của người Trung Quốc hay người Việt khi học L2, bởi người học đã chuyển di từ cách phát âm của tiếng Hán sang phát âm tiếng Việt và ngược lại. Chẳng hạn, người Trung Quốc khi nhìn thấy con chữ “d” của tiếng Việt, nếu chưa nắm vững cách đọc của con chữ này, họ sẽ dễ dàng đọc nó theo cách đọc của tiếng Hán. Tiếng Hán con chữ này được phát âm là [t], phụ âm đầu lưỡi-bẹt, tắc, vô thanh. Theo cách chuyển di này, nhiều sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên mà chúng tôi khảo sát đã mắc lỗi phát âm phụ âm đầu của các âm tiết có phụ âm “d” hay “đ” thành phụ âm “t” (đ có chữ viết gần giống d nên người Trung Quốc thường cho 2 con chữ này là một). Ví dụ, có em đã phát âm hai âm tiết trong từ

Tương tự, khi đọc chữ trong tiếng Việt, sinh viên Trung Quốc thuộc đối tượng khảo sát của chúng tôi đã đọc thành púa. Bởi chữ này () trong tiếng Hán được phát âm là [púa] (ở đây, sinh viên đã chuyển di cách phát âm cả âm đầu lẫn âm chính trong tiếng Hán sang tiếng Việt).

Sự giống nhau trên kí tự chữ viết nhưng khác nhau về phát âm giữa hai ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Hán) không chỉ có ở các hệ thống âm vị cấu tạo âm tiết mà còn có ở cả cấp độ từ vựng. Theo đó, lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc cũng không chỉ xảy ra ở cách phát âm các hệ thống âm vị cấu tạo âm tiết (điều này đã được chúng tôi miêu tả ở chương 2) mà còn xảy ra ở cả cấp độ từ vựng.

Xin dẫn thêm một số ví dụ (xem bảng 3.2) về sự tương đồng trên phương diện chữ viết các âm vị nhưng khác nhau về cách phát âm giữa tiếng Hán và tiếng Việt dẫn đến lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc.

Bảng 3.2: Bảng so sánh sự tương đồng và khác biệt của các âm vị thuộc ba hệ thống cấu tạo âm tiết: âm đầu, âm đệm, âm chính trong TH và tiếng TV

So sánh các thành tố cấu

tạo âm tiết

Tiếng Hán Tiếng Việt

Chữ viết Ví dụ Phát âm Chữ viết Ví dụ Phát âm Âm đầu g gè gè (anh trai) [k]- k g gà [ɣ]- g/gh k kàn zhòng (coi trọng) [x] -kh k kia [k] - c/k/q c cì zi (con thứ) [x”]- x” c cá [k] - c

Âm đệm u hua [u] o hoa [u]

Âm chính

e lè (rồi) [wɣ] - ươ e m [ɛ] - e

i cì zi [w] - ư i đi [i]- i

o láo dòng

Tóm lại, bảng so sánh cho thấy có rất nhiều con chữ giống nhau trong hai ngôn ngữ nhưng cách đọc (phát âm) lại khác nhau. Sự tương đồng về cách viết nhưng khác nhau về cách phát âm các âm vị giữa hai ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi phát âm tiếng Việt mà sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên đã mắc. Như đã phân tích, khi nhìn vào các kí tự chữ viết của tiếng Việt tương đồng với kí tự chữ viết của tiếng Hán, nếu chưa nắm vững cách đọc những kí tự chữ viết này của tiếng Việt, người Trung Quốc nói chung, sinh viên Trung Quốc ở Đại học Thái Nguyên nói riêng sẽ có những phản xạ mang tính bản năng ngôn ngữ. Nghĩa là, họ sẽ đọc theo cách phát âm của tiếng Hán chứ không đọc theo cách phát âm của tiếng Việt. Và đương nhiên, cách đọc đó dẫn đến lỗi phát âm (theo cách phát âm của) tiếng Việt. Đó chính là một biểu hiện của sự chuyển di tiêu cực.

Có thể diễn giải tóm tắt kiểu lỗi chuyển di này như sau:

Cùng một kí tự chữ viết (tạm kí hiệu là A), tiếng Hán phát âm A là X, tiếng Việt phát âm A là Y. Người Trung Quốc mới học tiếng Việt không nắm được A phải phát âm là Y nên đã phát âm A theo cách của tiếng Hán là X. Như vậy, người Trung Quốc đã mắc lỗi phát âm kí tự A trong tiếng Việt do chuyển di từ cách phát âm kí tự A tiếng Hán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi sử dụng tiếng việt do chuyển di từ ngôn ngữ thứ nhất của sinh viên trung quốc ở đại học thái nguyên​ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)