Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương cột sống ngực thắt lưng bằng vít qua cuống tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 34 - 38)

2.4.1. Các chỉ tiêu về đặc điểm chung của bệnh nhân

Tuổi, giới, nghề nghiệp của bệnh nhân.

2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu lâm sàng

- Nguyên nhân chấn thương.

- Khám triệu chứng tại chỗ của cột sống: điểm đau chói, có sưng nề bầm tím không, biến dạng gù vẹo.

- Khám cơ lực chi theo ASIA [30].

Bảng 2.1.Khám cơ lực chi theo ASIA [30]

Điểm Dấu hiệu

0/5 Không co cơ khi cố gắng vận động. 1/5 Co cơ nhưng không phát sinh động tác.

2/5 Vận động được chi trên mặt phẳng khi không có sức cản. 3/5 Vận động được chi trên mặt phẳng khi có sức cản.

4/5 Vận động được chi trên mặt phẳng khi có sức cản ngược chiều. 5/5 Vận động bình thường.

- Phân loại độ liệt theo thang điểm mức độ liệt của hội nghiên cứu gãy cột sống Hoa Kỳ [7], [14], [58].

Bảng 2.2. Thang điểm mức độ liệt theo hội nghiên cứu gãy cột sống Hoa Kỳ

Frankel Mức độ liệt Biểu hiện

A Liệt hoàn toàn Mất hoàn toàn cảm giác và vận động dưới chỗ tổn thương

B

Liệt không hoàn toàn Còn cảm giác ở dưới mức tổn thương và đoạn S4 – S5, mất hoàn toàn vận động ở dưới mức tổn thương

C

Liệt không hoàn toàn Còn cảm giác dưới mức tổn thương và sức cơ hơn một nửa nhóm cơ ở dưới mức tổn thương nhỏ hơn 3

D

Liệt không hoàn toàn Có cảm giác dưới mức thương tổn và sức cơ hơn một nửa nhóm cơ ở dưới mức thương tổn lớn hơn hoặc bằng 3

E Bình thường Vận động và cảm giác bình thường

2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu qua hình ảnh X- quang, chụp cắt lớp vi tính cột sống

- Chụp X.quang quy ước hoặc cắt lớp vi tính cột sống trên phim ta có thể xác định được các chỉ số sau:

 Vị trí đốt sống tổn thương.

 Số đốt sống tổn thương.

 Kiểu gãy đốt sống theo Denis.

 Đánh giá góc gù thân đốt và góc gù vùng chấn thương dựa trên phương pháp đo của Cobb. So sánh góc gù thân đốt và góc gù vùng chấn thương giữa trước và sau mổ.

Hình 2.1Cách đo GGVCT (a) và GGTĐ (b) theo Cobb [14]

Cách đo góc gù chấn thương theo Cobb[9], [14], [24]:

 Góc gù thân đốt được tạo nên bởi hai đường thẳng đi qua mặt trên và mặt dưới đốt vỡ.

 Góc gù vùng chấn thương được tạo bởi: kẻ một đường thẳng đi qua mặt trên của đốt sống lành, ngay trên đốt sống tổn thương và một đường thẳng đi qua mặt dưới đốt sống lành, ngay dưới đốt tổn thương. Từ hai đường thẳng này kẻ hai đường thẳng vuông góc với mỗi đường , góc tạo bởi hai đường thẳng này chính là góc gù vùng chấn thương.

2.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong phẫu thuật và hậu phẫu

- Thời điểm phẫu thuật (thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật). - Đánh giá mức độ tổn thương xương, phần mềm, tủy sống.

- Số lượng vít được sử dụng. - Số đốt sống được cố định.

- Phương pháp giải phóng chèn ép: có giải ép hay không giải ép. - Các biến chứng sau mổ.

+ Loét tì đè: có thể loét vùng cùng cụt, vai, mông, chẩm...

+ Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ chảy dịch, mủ, cấy dịch vết mổ có vi khuẩn + Nhiễm trùng tiết niệu: có hội chứng nhiễm trùng, cấy nước tiểu có vi khuẩn .

2.4.5. Kết quả điều trị

Được đánh giá khi bệnh nhân phẫu thuật được 10 ngày và khi khám lại vào thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng thông qua các tiêu chí:

- Mức độ hồi phục thần kinh theo Frankel. - Đánh giá cơ lực chi theo ASIA.

- Xquang sau mổ: đánh giá góc gù vùng chấn thương và góc gù thân đốt sau mổ, so sánh góc gù trước và sau phẫu thuật.

- Đánh giá sự phục hồi khả năng lao động theo Denis.

- Mức độ đau lưng sau phẫu thuật theo tiêu chuẩn của Denis.

Bảng 2.3. Sự phục hồi khả năng lao động theo Denis

Độ Tiêu chuẩn đánh giá

1 Quay lại công việc trước đây.

2 Có khả năng quay lại công việc trước đây nhưng hạn chế.

3 Không có khả năng quay lại công việc nặng trước đây, làm đủ giờ với công việc mới.

4 Không thể quay lại công việc cũ, làm việc không đủ giờ và đôi khi phải nghỉ việc do đau lưng.

5 Mất khả năng lao động hoàn toàn.

Bảng 2.4 Mức độ đau lưng sau phẫu thuật theo Denis.

Độ Tiêu chuẩn đánh giá

1 Không đau.

2 Đau nhưng không liên tục, không phải dùng thuốc giảm đau.

3 Đau vừa, dùng thuốc giảm đau theo đợt không gián đoạn công việc và không thay đổi đáng kể sinh hoạt hàng ngày.

4 Đau vừa đến đau nặng, phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên, nghỉ việc từng đợt hoặc thay đổi đáng kể sinh hoạt hàng ngày.

5 Đau liên tục hoặc đau nặng, mất khả năng làm việc, dùng thuốc giảm đau thường xuyên.

- Phân loại chung và đánh giá kết quả điều trị dựa vào sự phục hồi thần kinh theo phân độ Frankel.

+ Tốt: gồm những bệnh nhân hồi phục hoàn toàn hay gần như hoàn toàn về vận động, cảm giác và cơ tròn (diễn biến lên 3 độ Frankel).

+ Khá: bệnh nhân hồi phục không hoàn toàn về vận động và cảm giác, còn rối loạn cơ tròn nhẹ (diễn biến lên 2 độ Frankel).

+ Trung bình: bệnh nhân không hồi phục hay còn rối loạn cơ tròn (diễn biến lên 1 độ Frankel).

+ Xấu: bệnh nhân không hồi phục, có biến chứng hoặc tử vong (độ Frankel vẫn giữ nguyên).

2.4.6. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật

- Tuổi của bệnh nhân. - Thời điểm phẫu thuật. - Kiểu gãy.

- Số đốt sống bị tổn thương. - Độ liệt theo Frankel.

- Có mở cung sau hay không mở cung sau giải ép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương cột sống ngực thắt lưng bằng vít qua cuống tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)