Một số yếu tố liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương cột sống ngực thắt lưng bằng vít qua cuống tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 74 - 100)

sống ngực – thắt lưng bằng vít qua cuống.

- Các yếu tố: tuổi của bệnh nhân, thời điểm phẫu thuật không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

- Bệnh nhân tổn thương ít đốt sống có kết quả điều trị tốt hơn bệnh nhân bị tổn thương nhiều đốt sống.

- Bệnh nhân khi vào viện có độ liệt nặng (theo phân loại Frankel) và kiểu gãy cột sống nặng (theo Denis) thì có kết quả điều trị kém hơn.

KIẾN NGHỊ

1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức về an toàn lao động và phòng tránh thương tích do tai nạn lao động, đặc biệt là với đối tượng nông dân và lao động tự do

2. Triển khai kỹ thuật phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống tại các cơ sở y tế đủ điều kiện để điều trị chấn thương cột sống cho bệnh nhân.

3. Nên phẫu thuật khi toàn trạng bệnh nhân đã ổn định và đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.

4. Cần chú ý hơn đến việc điều trị phục hồi chức năng và phòng biến chứng sau mổ cho các bệnh nhân có tổn thương nhiều đốt sống hoặc có tổn thương tủy gây liệt.

BỆNH ÁN MINH HỌA

Bệnh nhân: Ngô Văn V 52 tuổi

Địa chỉ: Hóa Thượng - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Vào viện hồi 15h45 phút, ngày 21/11/2016. Số bệnh án: NGTK – 2639

Mã bệnh nhân: 16259722.

Lý do vào viện: đau vùng thắt lưng sau ngã cao.

Bệnh sử: hồi 15 giờ ngày 21/11/2016, bệnh nhân bị ngã giàn giáo cao khoảng 5 mét, đập lưng xuống nền cứng. sau ngã đau nhiều thắt lưng, giảm vận động vùng thắt lưng, chưa được sơ cứu gì, người làm cùng đưa vào viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên bằng xe ô tô có nằm trên cáng cứng.

Tình trạng lúc vào: bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, đau nhiều cột sống ngực – thắt lưng. Khám thấy bầm tím tại vùng cột sống thắt lưng, ấn có điểm đau chói tương ứng đốt sống L1 và T12, tê bì từ 1/3 dưới đùi trở xuống, cảm giác sâu hai chi dưới còn, cơ lực chi dưới 3/5, không có rối loạn cơ tròn, phân độ liệt Frankel D. Nghiệp pháp banh ép khung chậu dương tính.

Trên phim Xquang cột sống thằng nghiêng thấy hình ảnh lún đôt sống L1, GGTĐ là 11,5 độ, GGVCT là 11 độ, trên phim chụp CLVT cột sống thấy hình ảnh vỡ thân đốt sống thắt lưng L1, đường vỡ lan vào tường sau đốt sống gây hẹp ống sống và chèn ép tủy sống ngang mức, vỡ cung sau L1 có mảnh rời, gãy gai ngang hai bên đốt sống L1. Trên phim chụp khung chậu thẳng có hình ảnh gãy ngành ngồi mu và háng mu trái.

Bệnh nhân được chẩn đoán lún vỡ L1 mất vững có tổn thương thần kinh, gãy xương chậu và được điều trị thuốc giảm đau, chống phù nề, bất động cột sống và khung chậu, làm các xét nghiệm xét mổ phiên.

Hình ảnh Xquang cột sống ngực – thắt lưng thẳng nghiêng khi vào viện

(BN Ngô Văn V, Số BA: NGTK – 2639)

Hình ảnh chụp CLVT cột sống dựng hình 3D (BN Ngô Văn V, Số BA: NGTK – 2639)

Hình ảnh chụp CLVT cột sống khi vào viện (BN Ngô Văn V, Số BA: NGTK – 2639)

Bệnh nhân được phẫu thuật ngày 28/11/2017. Trong phẫu thuật nhận thấy đốt sống L1 vỡ cung sau, gãy mỏm ngang hai bên, dây chằng liên gai và dây chằng trên gai đứt tại vị trí tương ứng T12 – L1, đụng dập cơ cạnh sống hai bên. Tiến hành mở cung sau L1 giải phóng chèn ép, thấy màng tủy không rách, không tụ máu trong ống sống. Nắn chỉnh cột sống về vị trí giải phẫu, bắt 4 vít titan kích thước 65mm x 45 mm vào cuống sống T12, L2, 2 vít titan kích thước 65mm x 40 mm vào cuống sống L1, đặt hai thanh nẹp dọc và có định bằng 6 ốc khóa trong. Đặt dẫn lưu và đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.Thời gian phẫu thuật là 2 giờ 10 phút.

Sau phẫu thuật bệnh nhân được điều trị thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm nề, nâng cao thể trạng, xoa bóp và thay đổi tư thế chống loét, dẫn lưu được rút sau 2 ngày. Bệnh nhân được ra viện ngày 10/12/2016, thời gian điều trị là 20 ngày. Tình trạng lúc ra viện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, vết mổ khô, liền tốt, đỡ đau lưng, cảm giác nông sâu và vẫn động hai chân tốt, cơ lực chi 5/5, không rối loạn cơ tròn, phân độ Frankel E. trên phim chụp Xquang cột sống thẳng nghiêng sau mổ đo đượcGGTĐ: 2 độ, GGVCT: 1 độ. Kết quả nắn chỉnh cột sống tốt.

Sau khi ra viện bệnh nhân điều trị và theo dõi tại nhà, khám lại sau 3 tháng bệnh nhân không đau lưng, đã lao động nhẹ như trước chấn thương, vận động và cảm giác nông sâu hai chân tốt, cơ lực chi 5/5, không rối loạn cơ tròn, nẹp vít cố định tốt, không gãy vít hay gãy nẹp, đánh giá kết quả điều trị: tốt.

Hình ảnh bắt vít qua cuống được chụp kiểm tra trên C-arm (BN Ngô Văn V, Số BA: NGTK – 2639)

Hình ảnh chụp Xquang cột sống ngực – thắt lưng sau mổ (BN Ngô Văn V, Số BA: NGTK – 2639)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Tôn Thất Thiên Ân, Trần Tố Lam (2007), Sổ tay chuyên khoa thần

kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 26-37.

2. Trịnh Xuân Đàn (2008), Bài giảng giải phẫu học, 2, Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên, 4-8.

3. Phan Trọng Hậu, Phạm Hòa Bình,Nguyễn Văn Ngạn (2012), "Điều trị chấn thương cột sống ngực thắt lưng kiểu Denis loại B bằng cố định cột sống qua cuống ghép xương liên thân đốt lối sau", Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh. 16, 370-375.

4. Trương Như Hiển (2011), "Đánh giá kết quả phẫu thuật chấn thương cột sống ngực – thắt lưng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình", Tạp chí Y học

TP.Hồ Chí Minh, 4, 85-87.

5. Nguyễn Vũ Hoàng (2012), "Nghiên cứu điều trị gãy cột sống ngực- thắt lưng mất vững đơn thuần và có tổn thương thần kinh do chấn thương bằng vít qua cuống", luận án tiến sĩ y khoa, Học Viện Quân Y, Hà Nội.

6. Đặng Ngọc Huy (2010), "Kết quả bước đầu điều trị phẫu thuật gẫy cột sống ngực thắt lưng mất vững tại bệnh viện C Thái Nguyên", Tạp chí khoa học

và công nghệ, 89(01), 125-130.

7. Vũ Hùng Liên (2006), Chấn thương cột sống – tủy sống và những vấn

đề cơ bản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 119-144.

8. Nguyễn Hoàng Long (2006), "Kết quả phẫu thuật gẫy đoạn bản lề cột sống ngực - thắt lưng không liệt hoặc liệt không hoàn toàn bằng hai đường mổ sau và trước", luận văn bác sỹ nội trú, Trường ĐH Y Hà Nội, Hà Nội.

9. Hồ Hữu Lương (2006), Những phương pháp thăm dò cận lâm sàng thường được áp dụng để chẩn đoán định khu thương tổn hệ thần kinh, Chẩn đoán

10. Trịnh Văn Minh (2010), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 20-29.

11. MD Frank H. Netter (2012), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,155-156.

12. Nguyễn Đắc Nghĩa (2004), "Nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy cột sống ngực - thắt lưng không vững có liệt tủy bằng khung Hartshill tại bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội", luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

13. Võ Văn Nho (2016), Phẫu thuật thần kinh các kỹ thuật cơ bản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 470-473.

14. Võ Văn Nho,Võ Tấn Sơn (2013), Phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 551-558.

15. Võ Tấn Sơn,Đỗ Tất Tiến (2004), "Phẫu thuật làm cứng khớp bằng nẹp vít cuống cung trong gãy cột sống thắt lưng do chấn thương", Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh,8(1), 90-95.

16. Võ Xuân Sơn và cộng sự (1998), “Áp dụng phương pháp Roy – Camille trong mổ chấn thương cột sống lưng – thắt lưng tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/1994 – 6/1996”, Tạp chí y học Việt Nam, 6(7), 71-82.

17. Vũ Tam Tỉnh (2003), Chấn thương cột sống – tủy sống lưng thắt lưng, Bệnh học phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 270-283.

18. Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Tấn Đạt,Lê Tấn Nẫm (2009), "Nhân 10 trường hợp phẫu thuật chấn thương cột sống lưng- thắt lưng tại bệnh viên An Giang ", tạp chí Y học thực hành, 692.

19. Nguyễn Lê Bảo Tiến (2004), "Nghiên cứu kết quả phẫu thuật chấn thương gẫy cột sống lưng-thắt lưng bằng vít qua cuống với dụng cụ Moss Miami tại bệnh viện Việt Đức", Luận văn bác sỹ nội trú, Trường ĐH Y Hà Nội, Hà Nội.

20. Nguyễn Trọng Tín (2008), "Phẫu thuật giải ép tối thiểu trong điều trị gãy nhiều mảnh các đốt sống ngực thắt lưng", Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, 12(4), 212-216.

21. Nguyễn Văn Thạch (2007), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy cột sống ngực - thắt lưng không vững, không liệt tủy và liệt tủy không hoàn toàn bằng dụng cụ Moss Miami, Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân Y, Hà Nội.

22. Trần Văn Thiết, Lê Minh Biển (2014), "Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật 324 bệnh nhân chấn thương cột sống vùng ngực- thắt lưng tại bệnh viện đa khoa Thanh Hóa", Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, 6, 37-40.

23. Hà Kim Trung (2005), Cấp cứu ngoại khoa thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 112-121.

24. Lê Xuân Trung và cộng sự (2003), Bệnh học phẫu thuật thần kinh,

nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 270-283.

25. Bùi Quang Tuyển (2007), Giải phẫu, chức năng sinh lý, bệnh căn và cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm, Phẫu thật thoát vị đĩa đệm cột sống, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 3-18.

26. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 27-30.

27. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Bài giảng bệnh học ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 111-115.

28. Nguyễn Thanh Vân (2011), "Kết quả phẫu thuật cố định cột sống do chấn thương và bệnh lý bằng nẹp vít qua cuống tại bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa", Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, 16(4), 366-350.

Tiếng anh

29. Andrea L. halliday, Mehmat Zileli, et al (2004), Spine surgery technique, compication, avoidance, and management, Elsevier Churchill

30. ASIA (2011), "Standard Neurological Classification of Spinal cord Injury", the journal of spine cord medicine, 34(6), 1-2.

31. Christian Knop, T.Karanabeter, M. Reinhold, M.Blauth (2009), “Combine posterior – anterior stabilisation of thoracolumbar utilising a vetebral body relapcing implant’, Eur spine journal, 18, 946-963.

32. Christopher M. Bono, Wesley W. Parke and Steve R. Garfin (2006),

Development of the spine, The Spine, fifth Edition, 1(1), 3-15.

33. Dai L. Y., JiangL. S.,Jiang S. D. (2009), "Posterior short-segment fixation with or without fusion for thoracolumbar burst fractures. a five to seven year prospective randomized study", J Bone Joint Surg Am, 91(5), 1033-41.

34. Daniel R. Fassett, Andrew T Dailey (2005), Thoracolumbar spine fracture, Principles of Neurosurgery, Second edition, Elsevier Mosby, 381-387.

35. Gregory D. Schroeder, James S. Harrop,Alexander R. Vaccaro (2017), "Thoracolumbar Trauma Classification", Neurosurgery Clinics of North America, 28(1), 23-29.

36. Gregory C. Wiggins, Stephen L. Ondra, Chiristopher I. Shaffrey (2003), “Management of iatrogenic flat – back syndrome”, Neurosurg focus,

15, 1-9.

37. Harshpal Singh, Haw Chou Lee, Eldin E. Karaikovic (2005), “Decision making in thoracolumbar fracture”, Neurology india, 53(4), 534-541.

38. Heiko Koller, Fran Acosta, Axel Hempfing, et al (2008), “Long – Term investigation of nonsurgical treatment for thoracolumbar and lumbar burst fracture: an outcome analysis in sight of spinipelvic balance”, Eur spine journal, 17, 1073-1095.

39. Helton L. A. Defino, Fabiano R. T Canto (2007), “Low thoracic and lumbar burst fracture; radiographic and functional outcomes”, Eur Spine Journal, 16, 1934-1943.

40. Henry H. Bohlman, Thomas B Ducker (2003), Spine and Spinal cord

injury, Spine trauma in adult, The Spine, fourth edition, 2(33), 889-1003.

41. Hui - lin Yang,et al(2009), "Fluoroscopically- guided indirect posrerior reduction and fixation of thoracolumbar burst fractures without fusion”, International Orthopaedics (SICOT), 33, 1329-1334.

42. Iencean St M (2001), “New biomechanical Classification of the Spinal injury”, Jounal of Ortopaedic surgery and reseach, 4(28), 1-6.

43. Jamie S. Ullman,P.B. Raksin Atlas of emergency neurosurgery,

Thoracolumbar Fractures, Thieme Medical Publishers, 266-276.

44. James S Harrop, Alexander R. Vaccaro, R. John Hurlbert (2006), “Intrarater and interarter reliability and vadility in the assessment of the mechanism of injury and intergrity of the posterior ligamentous complex”,

J.Neurosurg, 4, 188-192.

45. Jose J. Diaz, et al (2007), “Practice Managment guidelines for the screening or thoracolumbar spine fracture”, Journal of trauma, 63,709-718

46. John Butler, Lisa A. Ferrara, Edward Benzel (2004), Basic biomechanically relevant anatomy, Spine surgery technique, complication, avoidance, and management, second edition, Elsevier Churchill Livingstone,

1(105), 1397-1411.

47. Keith H. Bridwell,Ronald L. Dewald (2011), The textbook of spinal

surgery, Classification of Thoracic and Lumbar Fractures, Lippincott Williams

& Wilkins, 2956-2959.

48. Lal Rehman, et al (2010), "Outcome of fixateur interne in thoracolumbar trauma", J Ayub Med Coll Abbottabad, 22(1), 49-52.

49. Max Aebi (2010), “Classification of thoracolumbar fractures and dislocation”, Eur spine Journal, 19( 1), 2-7.

50. Max C. Lee, Daniel Refai, Richard. Fessler (2006), The Spine, fifth edition, Saunders Elsevier, 1, 1454-1459.

51. Marco, Rex A.W, Meyer,B.Christoph, Kushwaha,Vivek P (2010), "Thoracolumbar Burst Fractures Treated with Posterior Decompression and Pedicle Screw Instrumentation Supplemented with Balloon-Assisted Vertebroplasty and Calcium Phosphate Reconstruction: Surgical Technique",

Journal of Bone & Joint Surgery, 92(1), 67-76.

52. Mark Bernhardt, Agustus A. White III, Manohar M. Panjabi (2006), Biomechanical Consideration of Spinal Stability, The Spine, fifth edition,

Saunders Elsevier, 1(9), 132-157.

53. Mark S. Greenberg (2010), Handbook of neurosurgery, Thoracic & lumbar spine fractures,Thieme New York Stuttgart Delhi Rio deJaneiro, 986- 991.

54. Mohammad Arif, et al (2009), “Management of thoracolumbar spinal fracture by pedicle screws and rod”, Gomal Journal of Medical Sciences, 7(2), 109-113.

55. Robert Merves, et al (2010), “Thoracolumbar burst fracture: load

sharing classification and posterior instrusmentaltion”, Rev Bras Ortop, 45(3),

236-240.

56. Ronney L. Ferguson (2006), Thoracic and lumbar spinal trauma of the immature spine, The Spine, 1(37),603-612.

57. Scott D. Haldeman, William H. Kirkaldy-Willis,Jr Thomas N. Bernard (2010),An atlas of back pain, The Parthenon Publishing Group, 13-17.

58. Sohail K. Mirza, Jens R Chapman (2001), Principles of managerment of spine injury, Rockwood and Green’s Fractures in adults, Linppincott William & Wilkins, 1295-1318.

59. Stuart E. Mirvis (2003), Spinal imaging, Skeletal trauma, third edition, Saunders, 1, 708-743.

60. Tsou P. M., Wang J., Khoo L., et al (2006), "A thoracic and lumbar spine injury severity classification based on neurologic function grade, spinal

canal deformity, and spinal biomechanical stability", Spine Journal, 6(6), 636- 647.

61. Vaccaro A. R, et al (2005), "A new classification of thoracolumbar injuries: the importance of injury morphology, the integrity of the posterior ligamentous complex, and neurologic status", Spine (Phila Pa 1976), 30(20),

PHỤ LỤC

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN ĐƯỢC MỔ

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG NGỰC THẮT LƯNG BẰNG VÍT QUA CUỐNG TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH BỆNH VIỆN

TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Số NC :…..

Nghiên cứu:1.Hồi cứu 2.Tiến cứu

Số bệnh án: ………. Mã bệnh nhân:……… A. Hành chính:

A1. Họ tên bệnh nhân:………. A2. Tuổi:...

A3. Giới:

1. Nam. 2. Nữ.

A4. Địa chỉ:………. A5. Số điện thoại:……… A6. Nghề nghiệp:

1. Nông dân. 2. Công nhân. 3. Trí thức.

4. Hưu trí.

5. Học sinh, sinh viên. 6. Tự do.

A7. Ngày vào viện:……/……/…... A8. Ngày phẫu thuật:……/……/…... A9. Số ngày điều trị:……..ngày.

B. Lâm sàng:

B1. Nguyên nhân chấn thương: 1. Tai nạn giao thông.

2. Tai nạn lao động.

3. Tai nạn sinh hoạt. 4. Khác…………

B2. Cơ chế chấn thương: 1. Gập nén dọc trục. 2. Gập căng giãn. 3. Gập quá mức. 4. Gập xoay. 5. Giằng xé. B3. Triệu chứng tại chỗ: (nhiều lựa chọn)

1. Điểm đau chói. 2. Đau khi gõ dồn. 3. Sưng nề vùng CSTL. 4. Bầm tím vùng CSTL. 5. Biến dạng gù vẹo. B4. Vận động: B4.1. Trước mổ: 1. Mất vận động hoàn toàn. 2. Giảm vận động. 3. Bình thường. B4.2. Sau mổ: 1. Mất vận động hoàn toàn. 2. Giảm vận động. 3. Bình thường. B5. Cảm giác: B5.1. Trước mổ: 1. Mất hoàn toàn. 2. Giảm cảm giác. 3. Tăng cảm giác. 4. Bình thường. B5.2. Sau mổ: 1. Mất hoàn toàn. 2. Giảm cảm giác. 3. Tăng cảm giác. 4. Bình thường. B6. Rối loạn cơ tròn:

B6.1. Trước mổ:

1. Có. 2. Không.

B6.2. Sau mổ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương cột sống ngực thắt lưng bằng vít qua cuống tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 74 - 100)