Patry C (2015) khảo sát ở Đức với 397 bệnh nhân trong vòng 2 năm, Chẩn đoán thường gặp nhất là hội chứng suy hô hấp (RDS) với 36,8%, tiếp theo là nhiễm khuẩn phổi (16,4%), hội chứng hít phân su (MAS) và thoát vị cơ hoành (CDH). Surfactant được áp dụng trong 77,3% trong tất cả các trường hợp với hiệu quả báo cáo là 71,6% [35].
Tại Mỹ, Richard A. Polin (2014) đã đưa ra một báo cáo lâm sàng. Trẻ có suy hô hấp hoặc có nguy cơ cao bị hội chứng suy hô hấp nên được điều trị surfactant vì nó có khả năng làm giảm tử vong và tràn khí phổi (mức bằng chứng 1). Điều trị cấp cứu surfactant sớm (< 2 giờ tuổi) ở trẻ với RDS giảm nguy cơ tử vong, tràn khí phổi, và bệnh phổi mạn tính ở trẻ sinh non (Mức bằng chứng 1) [26].
Sankar MJ và cộng sự (2016) đã đưa ra bằng chứng cho thấy liệu pháp thay thế surfactant (Surfactant replacement therapy) là một sự can thiệp có hiệu
quả, an toàn và khả thi cho điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và có khả năng làm giảm tử vong và tràn khí phổi ở trẻ sơ sinh. Ở những nơi có nguồn lực hạn chế. Liệu pháp thay thế surfactant cần được cung cấp ở những nơi có đủ nhân lực, kỹ năng chuyên nghiệp và cơ sở hạ tầng cần thiết để quản lý hoạt động bề mặt. Để đạt được hiệu quả tối đa, nó nên được kết hợp với nhiều phương pháp điều trị hiệu quả như steroid trước sinh, sử dụng dự phòng sớm và CPAP [45].
Li Wang (2015) tiến hành nghiên cứu 135 trẻ sơ sinh được chẩn đoán RDS trong ba năm tại đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh. Theo tuổi thai, các đối tượng được phân thành ba nhóm như sau: nhóm 1: tuổi thai <35 tuần (n = 54); nhóm 2: 35 tuần ≤ tuổi thai <37 tuần (n = 35); nhóm 3: tuổi thai ≥37 tuần (n = 46). Kết quả không có sự khác biệt đáng kể giữa ba nhóm đối với đặt nội khí quản, thời gian thở máy hoặc tỷ lệ sống (p > 0,05). Sự khác biệt về thời gian nằm viện và tỷ lệ sử dụng surfactant lặp lại có ý nghĩa trong ba nhóm (p <0,05 và p = 0,05, tương ứng). Có xu hướng giảm thời gian nằm viện và xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng surfactant lặp lại với tuổi thai càng tăng [59].
Theo nghiên cứu của tác giả Chun J (2017), Ở Hàn Quốc liệu pháp surfactant dự phòng sớm đã được giới thiệu vào năm 2011. Tuy nhiên, gần đây, việc sử dụng steroid trước sinh và sự ổn định sớm hơn thông qua áp suất dương tính liên tục (CPAP) trong phòng sinh có thể làm thay đổi những nguy cơ và lợi ích của liệu pháp surfactant dự phòng ở trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hội chứng suy hô hấp (RDS). Nghiên cứu so sánh hiệu quả và tính an toàn của liệu pháp surfactant dự phòng (trong vòng 30 phút sau sinh) và liệu pháp surfactant chọn lọc sớm (trong vòng 3 giờ sau khi sinh) ở trẻ sinh non <30 tuần tuổi thai hoặc cân nặng khi sinh ≤ 1,250g. Số liệu lâm sàng của 193 trẻ sơ sinh giai đoạn 1 (từ năm 2008 đến năm 2010, nhóm điều trị surfactant chọn lọc sớm) được thu thập hồi cứu; những trẻ 191 trẻ ở giai đoạn 2 (từ năm 2012 đến năm 2014, nhóm điều trị surfactant dự phòng). So với giai đoạn 1, tỷ lệ đặt nội khí quản và sử
dụng surfactant tăng đáng kể trong giai đoạn 2. Sử dụng surfactant trong giai đoạn 2 tăng đáng kể so với giai đoạn 1. Không có sự khác biệt về thời gian thông khí cơ học, tỷ lệ xuất huyết phế quản phổi hoặc tử vong, và nguy cơ các kết cục không tốt khác giữa 2 nhóm. Tóm lại, lợi ích của liệu pháp surfactant dự phòng ở trẻ được điều trị theo các phương pháp hiện tại không còn rõ ràng so với điều trị surfactant chọn lọc sớm [44].