- Tất cả các trẻ trong nhóm nghiên cứu đều được chỉ định 1 hoặc 2 liều surfactant. Liều 2 được sử dụng nếu sau khi dùng liều 1 khoảng 6 – 12 giờ bệnh nhân vẫn phải thở máy hoặc CPAP với FiO2 > 50%, CPAP với PEEP=6cmH2O hoặc mức độ tổn thương phổi không cải thiện [4], [39].
- Có 2 dạng surfactant đang được sử dụng là: Curosurf và Alveofact. - Thực hiện kỹ thuật bơm surfactant [4]
* Bơm Curosurf
+ Đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đeo găng vô khuẩn.
+ Cắt ống sonde đến chiều dài xác định, ngắn hơn ống NKQ 0,5 – 1cm. + Lấy thuốc vào 1 xi lanh, nối xi lanh với ống sonde, bơm curosurf từ từ vào sonde để đẩy hết khí trong sonde.
+ Người phụ tháo máy thở ra khỏi ống NKQ để bác sĩ đưa sonde đã có Curosurf vào trong ống NKQ, bơm thuốc nhanh trong 2 - 3 giây.
+ Rút ống sonde ra, nối lại NKQ vào máy thở, chỉnh áp lực vừa đủ để đẩy hết thuốc vào phổi. Không hút NKQ trong vòng 1h sau khi bơm surfactant trừ khi có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở rõ ràng.
+ Kiểm tra khí máu 1 -2giờ sau bơm, kiểm tra xquang 2- 6giờ sau bơm. + Điều chỉnh máy thở, duy trì PaO2 > 55mmHg, PCO2: 35 - 45mmHg và pH > 7,3.
* Bơm Alvofact
+ Các bước tương tự như với bơm Curosurf, tuy nhiên các loại surfactant này có có thể tích lớn nên có một số điểm khác sau
+ Pha thuốc Alvofact theo hướng dẫn riêng cho từng loại. Chia thuốc vào 3 xi lanh.
+ Bơm thuốc ở 3 tư thế: bệnh nhi nằm ngửa, nghiêng phải, nghiêng trái. Mỗi tư thế, bơm thuốc qua ống NKQ trong 2 - 3 giây. Chờ trong 30 giây đến 2 phút hoặc chờ đến khi bệnh nhi ổn định giữa các lần bơm thuốc.[4]
+ Sau bơm surfactant trẻ được thở nCPAP. Thường điều chỉnh áp lực trong khoảng 4 - 6 cmH2O, FiO2 trong khoảng 21 - 60% sao cho SpO2> 90% [4], [47].
+ Trẻ thất bại với thở nCPAP và cần được thở máy khi có một trong các biểu hiện sau:
Xuất hiện cơn ngừng thở dài > 20 giây, trên 1 cơn/giờ hay cần hỗ trợ bằng bóp bóng qua Mask. SpO2 < 85% hoặc PaO2 > 65 mmHg hoặc PaO2 < 50 mmHg khi đó thở CPAP với FiO2 > 60%, và PEEP > 6 cmH2O.
- Thông số máy thở được duy trì 15 phút đầu, sau đó được điều chỉnh để đảm bảo SpO2 > 90%.
+ Rút NKQ khi trẻ hồng hào SpO2 > 90%.
- Tiêu chuẩn thành công với bơm surfactant khi:
+ Trẻ duy trì được thở CPAP với FiO2 < 60% , PEEP ≤ 5cmH2O và SpO2 ≥ 90% sau khi bơm surfactant cho dến khi cai CPAP , không phải chuyển sang thở máy trong khi thở CPAP.
+ Xquang phổi có cải thiện độ nặng của bệnh màng trong
- Tiêu chuẩn thất bại hoặc không đáp ứng với điều trị surfactant:
+ Ngừng thở dài hoặc có cơn ngừng thở > 20 giây kèm chậm nhịp tim. + Tím tái, tăng rút lõm lồng ngực
+ SpO2 < 85% trên 3 lần/1giờ theo dõi liên tục.
Những trường hợp không đáp ứng với surfactant có thể phải tìm các chẩn đoán khác như:Viêm phổi, thiểu sản phổi, tim bẩm sinh, rối loạn chức năng cơ tim, thiếu hụt bẩm sinh protein surfactant .
Những trường hợp đáp ứng với surfactant nhưng sau đó lại xấu đi: xem xét bơm liều tiếp theo, tìm các biến chứng khác như: tràn khí, xuất huyết phổi để xử trí [39].
- Kết quả điều trị: khỏi, đỡ, rất nặng (xin về), tử vong. - Chế phẩm surfactant: Alveofact, Curosurf
- Các trẻ sinh non có chỉ định dùng surfactant được bảo hiểm chi trả toàn bộ kinh phí với thuốc này.