- Khám lâm sàng: Tần số thở, rút lõm lồng ngực, phát hiện cơn ngừng thở, thở rên, tím tái, nghe phổi để đảm bảo thông khí hai bên đều trước khi bơm surfactant. Khám tim mạch: tần số tim, phát hiện tiếng thổi ở tim. Khám các bộ phận khác.
- Xquang tim phổi: chia bệnh màng trong thành 4 độ như trên. Chụp Xquang vào các thời điểm: trước dùng thuốc, sau dùng thuốc 1giờ, 6giờ, 24giờ, 48 giờ, 72 giờ và khi bệnh nhân có diễn biến nặng. Đánh giá các thông số: độ tổn thương bệnh màng trong, phát hiện tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi.
- Xét nghiệm: + Công thức máu
+ Cấy máu: khi nghi ngờ có biểu hiện nhiễm khuẩn
+ Các xét nghiệm khác để xác định biến chứng: siêu âm qua thóp, siêu âm tim.
Các xét nghiệm được làm tại khoa Sinh hóa, Huyết học của Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên.
Các xét nghiệm hộ trợ khác: chụp Xquang ổ bụng, siêu âm qua thóp, siêu âm tim để xác định các biến chứng.
- Trẻ vào khoa sơ sinh được đảm bảo thân nhiệt, hỗ trợ hô hấp (hỗ trợ oxy, CPAP, thở máy…) tùy theo mức độ suy hô hấp khi vào viện.
- Theo dõi chỉ số độ bão hòa oxy (SpO2) trên monitor.
- Các chỉ số: SpO2, FiO2 được theo dõi ở các thời điểm: Lúc vào viện, ngay trước dùng thuốc, sau dùng thuốc ở các thời điểm 1 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ [13].
- Các thông số máy thở: Mode, PIP, PEEP, FiO2, Ti, tần số được theo dõi ở các thời điểm: Lúc vào viện, ngay trước dùng thuốc, sau dùng thuốc ở các thời điểm 1 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ [13], [14].
- Chỉ định cai máy: Lâm sàng bệnh nhân có nhịp tự thở, thở máy với tần số dưới 20 nhịp/ phút, PEEP 4 – 6 cmH2O, nhu cầu FiO2 < 30% [6].
- Ghi nhận thời gian thở máy, thời gian thở CPAP, thời gian sử dụng oxy sau dùng thuốc.
- Giá trị trung bình sau điều trị của các chỉ số tần số thở, tần số tim, FiO2, SpO2, MAP được tính bằng trung bình của tổng tất cả các thời điểm sau điều trị (6 thời điểm) của chỉ số đó.
Chỉ số MAP = TS×(PIP-PEEP)× Ti/60+ PEEP [6]
- Xác định các biến chứng: biến chứng ngay trong quá trình bơm thuốc hoặc sau bơm thuốc: giảm bão hòa oxy, nhịp tim chậm, tăng PCO2, rò surfactant xung quanh ống NKQ vào vùng hầu họng, thuốc chỉ vào một phổi, hạ huyết áp, tràn khí màng phổi, chảy máu phổi [4]. Khi có những biến chứng trên, yêu cầu dừng bơm surfactant, tiến hành các biện pháp phù hợp. Các biểu hiện này thường thoáng qua và bệnh nhân nhanh chóng ổn định với các biện pháp cấp cứu đơn giản như bóp bóng qua mask. Khi bệnh nhân ổn định, tiếp tục bơm surfactant để đạt liều chỉ định. Các biến chứng trên được đánh giá trực tiếp qua quan sát lâm sàng và monitoring.
- Xác định các bệnh lý mắc phải trong quá trình điều trị:
+ Xuất huyết phổi: trẻ suy hô hấp nặng lên, có hiện tượng trào bọt hồng qua mũi, miệng hoặc ống nội khí quản.
+ Xuất huyết não – màng não: trẻ có biểu hiện thiếu máu, kèm theo các dấu hiệu: li bì, bỏ bú, co giật, thóp phồng, rối loạn trương lực cơ...Chọc dịch não tủy có dịch máu để không đông. Chụp cắt lớp vi tính sọ não và siêu âm qua thóp giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ xuất huyết
+ Tràn khí màng phổi: trẻ khó thở tăng lên, tím tái, lồng ngực mất cân đối, rì rào phế nang giảm ở bên tổn thương. Chụp Xquang tim phổi thấy hình ảnh bên tràn khí màng phổi lồng ngực giãn to, thấy tăng sáng hơn bình thường, nhu mô phổi bị đẩy về phía rốn phổi tạo thành mỏm cụt, trung thất bị đẩy về phía đối diện, cơ hoành bị đẩy xuống thấp
+ Còn ống động mạch: trẻ suy hô hấp nặng lên, nghe tim có tiếng thổi tâm thu hoặc tiếng thổi liên tục ở khoang liên sườn 2 cạnh bờ trái xương ức.
Nhiều khi không có tiếng thổi. Siêu âm tim giúp chẩn đoán xác định và đánh giá áp lực động mạch phổi.