Kết quả quan trắc :

Một phần của tài liệu Quan trắc môi trường không khí - Chương 4 pot (Trang 36 - 38)

- Lập các báo biểu báo cáo theo các điểm và địa điểm quan trắc, trong đó nêu rõ các giá trị đã tính được như : cực tiểu (min), cực đại (max) và trung bình (TB).

- Lập biểu đồ so sánh sự ô nhiễm giữa các điểm quan trắc tại các địa phương khác nhau.

- Biện luận kết quả : so sánh với các tiêu chuẩn quy định về môi trường, xác định mức độ ô nhiễm, giải thích các kết quả thu được.

- Các hoạt động đảm bảo chất lượng / kiểm soát chất lượng (kiểm chuẩn thiết bị, các mẫu …)

- Các loại bảng biểu cho quan trắc và phân tích môi trường phải theo Bảng “Dự thảo quy định về phương pháp Quan trắc, Phân tích môi trường và quản lý số liệu“ của Cục môi trường 1999.

4.10 GIỚI THIỆU VỀ TRẠM QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG : TỰ ĐỘNG :

Trạm quan trắc môi trường không khí tự động là một hệ thống các thiết bị đo tự động và liên tục các yếu tố môi trường không khí được kết nối với bộ lưu trữ và xử lý số liệu.

4.10.1 Các thiết bị, máy móc trong trạm :

¾ Các thiết bị và máy đo trong phòng đặt máy gồm :

- Các máy đo đặt trên giá đỡ : data logger (bộ lưu giữ, xử lý số liệu), máy đo bụi lơ lửng, máy đo SO2, máy đo O3, máy đo NOx , máy đo NH3, máy phát khí chuẩn, máy đo hydrocacbon (HC), bộ chuyển đổi NH3, máy đo CO (bộ phận hiển thị), các máy bơm, máy đo CO (bộ phận phân tích).

- Máy tạo khí hydro (H2)

- Máy tạo khí zero

- Các bình khí chuẩn để kiểm chuẩn máy (SO2, NO, CO, CH4, C3H8, NH3)

- Bộ lưu điện

- Máy in nối trực tiếp với data logger. ¾ Các thiết bị máy đo đặt bên ngoài :

- Máy lấy mẫu bụi thể tích lớn

- Máy lấy mẫu nước mưa và tự động đo pH, EC, nhiệt độ nước mưa

- Các máy đo tự động các yếu tố khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tổng xạ, mưa, gió (hướng gió, tốc độ), bức xạ tử ngoại)

- Máy nổ (đặt ở nơi riêng biệt)

Toàn bộ hệ thống dùng điện lưới. Khi mất điện lưới, máy nổ sẽ tự khởi động để cung cấp điện đảm bảo cho hoạt động bình thường của trạm. Khi có điện lưới trở lại, máy nổ sẽ tự ngừng hoạt động.

Toàn bộ phòng máy được lắp điều hòa nhiệt độ để duy trì nhiệt độ ổn định và độ ẩm thấp.

Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt phải tuẩn thủ nghiêm túc các quy định về khai thác, vận hành và bảo dưỡng.

4.10.2 Các nội dung kiểm tra hàng ngày ở trạm :

28 – 300C

- Kiểm tra nước trong bình của máy tạo khí hydro (qua cửa sổ). Nếu đèn báo ở mức thấp (L) thì phải đổ thêm nước đã được khử ion kim loại nặng. Kiểm tra màu của Silicagen (qua cửa sổ). Nếu toàn bộ Silicagen trong ống có màu trắng thì phải thay.

- Kiểm tra xem nước có đọng trong các đường ống lấy mẫu không.

- Kiểm tra hiển thị của bộ lưu giữ và xử lý số liệu. Nếu số liệu của máy đo nào đó có dấu hiệu bất thường (có dấu X ở bên) thì phải kiểm tra máy đo đó và các bộ phận có liên quan để tìm cách khắc phục. Nếu không khắc phục được phải báo ngay về Cục Mạng Lưới.

- Theo dõi kiểm tra van điều áp và đồng hồ chỉ áp suất được gắn với bình khí chuẩn. Aùp suất ra luôn phải là 100 kpa (đồng hồ ở phía trái) đối với các bình SO2, NO, CO, CH4, C3H8 và 50 kpa đối với bình NH3. Nếu áp suất này nhỏ hơn 100kpa (hoặc 50kpa đối với bình NH3) thì vặn van theo kim đồng hồ cho đến khi áp suất đạt 100 kpa (hoặc 50kpa đối với bình NH3) thì dừng lại. Nếu áp suất lớn hơn thì vặn van ngược chiều kim đồng hồ. Trong trường hợp có sự cố phải khóa ngay van của bình khí lại.

- Phải thường xuyên theo dõi và đổ thêm dầu nhiên liệu cho máy nổ. Aùc quy khởi động của máy nổ phải được nạp điện thường xuyên theo định kỳ 1 tuần 1 lần bằng cách cho máy phát chạy 30 phút.

Chú ý : tuyệt đối không được hút thuốc, bật lửa … trong phòng đặt máy và nhà đặt máy nổ.

Một phần của tài liệu Quan trắc môi trường không khí - Chương 4 pot (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)