e) Phân tích khí NO2 : xác định nồng độ khối lượng NO2 theo phương pháp Griess-Satzman cải biên trên máy quang phổ so màu
4.8.2/ Tóm tắt và giải thích kết quả :
¾ Bảng :
Trước tiên các dữ liệu nồng độ thô được ghi ngay vào trong bảng mẫu có sẵn hoặc viết thành bảng. Tùy theo số lượng số liệu mà cần bảng lớn hay nhỏ. Thường một bảng mẫu dày hơn 1 trang. Mỗi trang gồm các thông tin sau : thông số
đo (ví dụ SO2), loại số liệu (vd : trung bình 24h ), vị trí đo (mã số vùng hay mã số trạm), thời gian đo và đơn vị đo (μg/m3).
¾ Biểu đồ :
Bảng biểu có một nhược điểm rất lớn là khi tăng kích thước chúng sẽ trở nên không rõ, không còn thấy được mối liên hệ giữa các kết quả khác nhau. Khi sử dụng các sơ đồ ta có thể quan sát được kết quả rõ ràng. Nhưng biểu đồ có nhược điểm là dữ liệu ở dạng biểu đồ thương không thích hợp để tính toán sau này vì đọc số liệu trên biểu đồ thường khó và không chính xác.
Hình 4.5 Biểu đồ sự thay đổi nồng độ theo thời gian của các chất gây khói mù quang hóa
¾ Tóm tắt thống kê :
Trong trường hợp có một số lượng lớn dữ liệu thì việc thể hiện được tất cả các giá trị đó không phải dễ. Khi đó, tóm tắt thống kê dưới dạng giá trị trung bình, median, phân vị hoặc phân phối tần suất tích lũy sẽ thích hợp hơn.
¾ Tóm tắt theo địa lý :
Dữ liệu nồng độ cũng có thể biểu diễn theo không gian. Kết quả các phép đo chất ô nhiễm không khí từ mạng lưới giám sát thường được mô phỏng lại bằng đường đẳng trị hay các đường đẳng nồng độ. Cách này giúp hình dung rõ ràng về sự phân bố không gian.
Thường các đường đẳng trị được vẽ nhờ theo phép nội suy từ các giá trị đo. Nó bao gồm các trạm đo đại diện cho môi trường tại khu vực của trạm. Kết quả chạy mô hình thường được biểu diễn bằng các đường đẳng trị trên bản đồ, nhưng cũng có thể được biểu diễn bằng đồ thị nồng độ 3 chiều (hình 4.7).
Hình 4.6 Biểu đồ tóm tắt thống kê của 13150 giá trị đo đạc