* NGUYÊN TẮC :
CO2 tác dụng với Ba(OH)2, tạo thành BaCO3 theo phản ứng sau: CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3↓ + H2O
Lượng Ba(OH)2 dư được chuẩn độ bằng axit oxalic theo phản ứng. Ba(OH)2 + HOOC-COOH = Ba(COO)2↓ + 2H2O
Biết lượng dư Ba(OH)2 và tính được Ba(OH)2 đã tác dụng, ta tính được nồng độ CO2 trong không khí.
* TIẾN HAØNH THÍ NGHIỆM :
+ Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ đi thu mẫu hiện trường Máy DESAGA thu mẫu
Bình hấp thu (Impinger) Dung dịch Hấp thu CO2
Lọ thuỷ tinh nâu đựng mẫu. + Kỹ thuật lấy mẫu
Lấp đặt hệ thống theo đúng quy trình lấy mẫu
Thu mẫu không khí qua impinger với 2 ống hấp thụ nối tiếp nhau, có chứa 40ml dung dịch hấp thụ, điều chỉnh lưu lượng 0,5-1 lit/phút trong khoảng thời gian 30 phút. Xong, gom toàn bộ dung dịch đã hấp thu lại cho vào lọ đựng mẫu và bảo quản cẩn thận. + Chuẩn bị hoá chất tại phòng thí nghiệm
Dung dịch barit
Dung dịch axit oxalic ((HCOO)2) 0,56 g/l Dung dịch phenolphtalein 1% trong cồn 900
+ Kỹ thuật phân tích :
Lấy ra 25 ml dung dịch mẫu đã thu tại hiện trường cho vàobình tam giác có dung tích 250 ml. Thêm vào đó 4-5 giọt phenolphtalein và chuẩn độ với dung dịch axit oxalic đến vừa hết màu hồng. Ghi lại số ml axit oxalic đã dùng.
Tiến hành song song một mẫu đối chứng. Lấy 25 ml dung dịch hấp thụ (dung dịch barit mới), cho vào bình tam giác có dung tích 250 ml. Thêm vào đó 4 -5 giọt phenolphtalein và chuẩn độ với dung dịch axit oxalic đến vừa hết màu hồng. Ghi lại số ml axit oxalic đã dùng.
Trường hợp nếu cho phenolphtalein vào dung dịch đã hấp thu mà không xuất hiện màu hồng, là do lượng CO2 quá cao, không đủ lượng barit tương ứng. Lúc đó, tiến hành lại từ đầu với lượng dung dịch barit nhiều hơn.
* TÍNH TOÁN KẾT QUẢ :
Từ phương trình phản ứng (1) và (2), lập công thức tính hàm lượng CO2 (mg/m3)