• Rà soát lại hồ sơ kiểm toán
Sau khi thực hiện xong các thử nghiệm, KTV tập họp giấy tờ làm việc của tất cả các phần hành, xem xét tổng thể một lần nữa trước khi lập Báo cáo kiểm tóan. Thông thường, KTV xem xét một số vấn đề chủ yếu sau đây:
-Trên hết, quá trình thực hiện kiểm toán có phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận ở Việt Nam hay không? Tiếp theo sẽ xét đến việc tuân thủ quy định trong chương trình kiểm toán của Công ty đã thiết kế trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
-Xem xét lại các đánh giá ban đầu về khách hàng, đánh giá trọng yếu, xác lập mức rủi ro có hợp lý hay không?
-Bằng chứng cần thu thập cho phần hành G300 (CPBH) và G400 (CPQL) có đảm bảo không và có đủ cơ sở để đưa ra kết luận kiểm toán không? Đồng thời, giấy tờ làm việc có được trình bày đúng, đủ và thích hợp cho từng bước công việc hay không?
Sau đó, trợ lý kiểm toán tập hợp và lưu hồ sơ kiểm toán vào file đã được chuẩn bị từ trước.
Trong quá trình kiểm toán, nếu có vấn đề phát sinh thì các trợ lý kiểm toán trong đoàn kiểm toán trình bày với Trưởng nhóm kiểm toán trước khi trao đổi với khách hàng. KTV sẽ tổng hợp những sai sót mang tính trọng yếu mà bản thân cũng như các thành viên trong đoàn kiểm toán đã thu thập được tiến hành trao đổi với Kế toán trưởng của Công ty TNHH ABC Việt Nam. Những vấn đề mà KTV trao đổi với khách hàng thường là các khoản hạch toán, chênh lệch, các bút toán điều chỉnh, chứng từ không hợp lệ, chứng từ còn thiếu, hoặc các điểm yếu trong khâu quản lý, kiểm soát nội bộ của đơn vị,…Cụ thể, về khoản mục chi phí hoạt động, đơn vị có một vài ghi chép không đúng tài khoản, KTV đưa ra bút toán phân loại và đề nghị khách hàng điều chỉnh lại sổ sách kế toán.
• Công bố Báo cáo kiểm toán:
Sau khi khách hàng và công ty kiểm toán đi đến thống nhất chung, KTV sẽ thông báo thời gian gửi dự thảo Báo cáo kiểm toán (thường là 1 tuần sau ngày kiểm toán). Và nếu khách hàng đồng ý với bản dự thảo này thì KTV sẽ chịu trách nhiệm phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức. (Báo cáo kiểm toán cho Công ty TNHH ABC Việt Nam sẽ được trình bày ở phần phụ lục 2).
Chương 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Nhận xét
5.1.1 Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt Rồng Việt
Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC) đã và đang cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng, với nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực, từ những doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành nghề thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước, đến các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần, các Công ty TNHH, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án quốc tế, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Bằng cách mang đến cho khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng và giá trị gia tăng cao nhất với chi phí hợp lý, VDAC đang dần chạm đến tầm nhìn dài hạn là trở thành một trong những công ty cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
5.1.2 Nhận xét về công tác kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt
•Ưu điểm:
- Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán: Quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán dành riêng cho khoản mục chi phí hoạt động mà VDAC xây dựng luôn đặt chu trình kiểm toán của VACPA làm nền tảng; hoạt động dựa trên nguyên tắc tuân thủ các
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế.
- Phân công nhóm kiểm toán: Việc phân nhóm kiểm toán và phân chia công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý được kiểm toán bởi trợ lý kiểm toán chuyên về khoản mục này nên quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí nhưng hiệu quả đạt được là ở mức tối ưu.
- Thực hiện công tác kiểm toán: Quá trình kiểm toán được KTV vận dụng các thử nghiệm một cách linh hoạt. Trong đó, việc kết hợp thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản giúp KTV hạn chế được các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện, tiết kiệm thời gian và mức phí cho khách hàng. Ngoài ra, bằng chứng kiểm toán liên quan đến khoản mục chi phí hoạt động được KTV thu thập đầy đủ, đảm bảo cơ sở đưa ra kết luận kiểm toán.
- Trình bày hồ sơ khách hàng: Sau khi thực hiện xong các thử nghiệm dùng để kiểm toán chi phí hoạt động tại đơn vị khách hàng, các giấy tờ làm việc được KTV trình hợp lý theo hồ sơ kiểm toán mẫu đã được thống nhất trong ngành (G300 - chương trình kiểm toán chi phí bán hàng và G400 - chương trình kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp). Đây là công việc giúp ích rất nhiều trong quá trình tra cứu, tìm hiểu và nhất là khi rà soát lại hồ sơ kiểm toán trước khi KTV lập Báo cáo kiểm toán.
- Công tác đào tạo sinh viên thực tập: Để chuẩn bị sẵn sàng cho mùa kiểm toán BCTC năm 2016, VDAC tổ chức các buổi đào tạo từ những vấn đề cơ bản như cách giao tiếp với khách hàng sao cho lịch sự, thân thiện để dễ dàng trao đổi, thu thập thông tin đến các vấn đề nâng cao liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ, cách thức kiểm toán cũng như lên số liệu cho các phần hành. Từ đó, sinh viên thực tập như được trở thành trợ lý kiểm toán thực sự của Công ty; phối hợp, làm việc với mọi người trong nhóm rất dễ dàng và hiệu quả.
• Hạn chế:
- Công tác chuẩn bị kiểm toán: Vào mùa kiểm toán, số lượng khách hàng ký hợp đồng với Công ty rất nhiều nhưng thời gian thì hạn chế, gấp rút; nên trên thực tế, việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, soát xét chưa được xem xét chặt chẽ.
- Công tác thực hiện kiểm toán: trong quá trình thực hiện kiểm toán tại Công ty TNHH ABC Việt Nam, có những bước phân tích không quan trọng bị đi sơ hoặc bỏ qua để rút ngắn thời gian kiểm toán.
- Công tác xác lập mức trọng yếu: Chi phí hoạt động là một khoản mục có ảnh hưởng tương đối lớn đến những khoản mục khác trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng trong quá trình kiểm toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý tại Công ty TNNH ABC Việt Nam, mức trọng yếu được xác định cho khoản mục chưa phải là mức thấp nhất theo hướng dẫn của VACPA. Điều này có thể dẫn đến rủi ro KTV không phát hiện được một vài sai sót có thể gây ra trọng yếu cho BCTC bởi xét cho cùng thì Công ty ABC vẫn là một khách hàng mới và KTV vẫn chưa hiểu rõ được một cách chính xác về HTKSNB của đơn vị
- Công tác thực hiện thử nghiệm chi tiết: Khi kiểm tra chi tiết khoản mục chi phí hoạt động tại đơn vị khách hàng, KTV chỉ có thể biết được chi phí đó có phát sinh, có chứng từ và được đơn vị ghi nhận nhưng khó có thể kiểm tra được chi phí đó có thực sự
phát sinh trên thực tế hay không; cũng như chứng từ đó có thật hay là chỉ là chứng từ được hợp thức hoá cho hợp lý.
5.2 Kiến nghị
- Công tác lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán: Nhằm hạn chế việc kế hoạch kiểm toán không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, soát xét chưa được xem xét chặt chẽ, và việc bỏ qua những phần công việc không quan trọng thì đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa hai bên:
• Phía Công ty kiểm toán nói chung và KTV phụ trách kiểm toán cho Công ty ABC nói riêng cần phải có một sự sắp xếp thời gian hợp lý. Cuối tuần là thời điểm thích hợp để lên lịch, phân bổ thời gian cho các cuộc kiểm toán cần thực hiện trong tuần tiếp theo. Sau đó, KTV tiến hành thiết kế nội dung, chương trình kiểm toán phù hợp cho mỗi cuộc kiểm toán để công việc tiến hành được trôi chảy, hiệu quả và khắc phục tối đa hạn chế trên.
• Phía đơn vị được kiểm toán: cần phải hoàn thành sổ sách kế toán và gửi file mềm cho KTV chậm nhất là 1 tuần trước ngày tiến hành cuộc kiểm toán. Việc này sẽ giúp KTV có được thông tin, số liệu sơ bộ, hỗ trợ rất nhiều trong công tác lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
- Công tác xác lập mức trọng yếu: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản phát sinh tương đối nhiều và cũng không kém phần quan trọng trong quá trình kiểm toán các khoản mục nên KTV nên cần ưu tiên kiểm tra chi tiết khoản mục chi phí hoạt động nhiều hơn bằng cách hạ thấp mức trọng yếu xuống để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra cho khoản mục này.
- Công tác thực hiện thử nghiệm chi tiết: Những chứng từ được hợp thức hoá để tránh khỏi phát hiện của KTV trong quá trình kiểm toán là những hạn chế vốn có của một cuộc kiểm toán. Để hạn chế tối đa gian lận có thể xảy ra, KTV nên nhận xét tình hình và đánh giá rủi ro một cách cẩn thận hơn trong giai đoạn lập kế hoạch. Ngoài ra, KTV nên xem xét kỹ số chứng từ, nội dung chứng từ, tài khoản đối ứng,... để giảm thiểu rủi ro KTV không phát hiện được một vài sai sót có thể gây ra trọng yếu cho BCTC bởi xét cho cùng ABC vẫn là một khách hàng mới và KTV vẫn chưa hiểu rõ được một cách chính xác về HTKSNB của đơn vị.
KẾT LUẬN.
Đề tài “Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt’’ như là một động lực thúc đẩy tôi đi sâu tìm hiểu lý luận về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như cách thức, phương pháp kiểm toán khoản mục này.
Qua quá trình quan sát, học hỏi cách thức làm việc của các anh/ chị KTV, kết hợp với việc được trực tiếp kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH ABC Việt Nam đã giúp tôi dễ dàng hiểu sâu lý thuyết cũng như nhanh chóng nắm bắt được công việc thực tế. Từ đó, tôi có điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân, trao dồi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Về sau, tôi đã mạnh dạn giao tiếp với các công ty khách hang khác khiến việc thu thập chứng từ trở nên dễ dàng hơn. Quan trọng hơn hết là biết cách làm việc nhóm, phối hợp, hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc một cách suôn sẻ, tốt đẹp. Đó chính là những hành trang hết sức cần thiết một khi quyết định bước chân vào con đường kiểm toán.
Và bài luận văn tốt nghiệp của tôi hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo ThS. Trịnh Xuân Hưng và sự đóng góp ý kiến của các anh/ chị KTV trong Công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm sự giúp đỡ tận tình của Thầy và các anh/ chị KTV!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. 2. Bộ Tài Chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
3. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm toán, NXB Lao động Xã Hội, 2001.
4. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm toán, NXB Lao động Xã Hội, 2009.
5. Bộ Tài chính, Thông tư 200/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ Kế toán doanh nghiệp.
6. Chương trình Kiểm toán mẫu do VACPA ban hành năm 2013, Ban hành theo Quyết định số 368/QĐ-VACPA ngày 23/12/2013 của Chủ tịch VACPA.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUÊ VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY TNHH ABC VIỆT NAM
PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH ABC VIỆT NAM
Số: 157.2017/VDAC
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Kính gửi: HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ GIÁM ĐỐC
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ABC VIỆT NAM Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính
Chúng tôi đã kiểm toán các báo cáo tài chính kèm theo của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ABC VIỆT NAM (“Công ty”), được lập ngày 01 tháng 03 năm 2017, từ trang 06 đến trang 26, bao gồm bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2016, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Trách nhiệm của Giám đốc
Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý Báo cáo tài chính của Công ty theo Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của Chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu Chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu Báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.
Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên Báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm
soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính.
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà Chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ của Chúng tôi.
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Chúng tôi đã không thể tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt tồn quỹ, tài sản cố định của đơn vị tại ngày 31 tháng 12 năm 2016. Ngoài ra chúng tôi cũng không có điều kiện áp dụng các biện pháp thay thế cần thiết khác.
Đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán này chúng tôi chưa nhận được thư xác nhận của khoản phải trả khác và vay dài hạn.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ