• Tìm hiểu thông tin liên quan đến khách hàng:
Khi nhận được yêu cầu kiểm toán, công việc đầu tiên của KTV là phải tìm hiểu thông tin liên quan đến khách hàng như:
- Loại hình doanh nghiêp : Công ty cổ phần? Công ty cổ phần niêm yết? DN Nhà Nước? DN có vốn đầu tư nước ngoài?
- Năm tài chính, năm thành lập, số năm hoạt động.
- Ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
- Các quy định pháp lý đặc thù liên quan đến hoạt động của DN (nếu có).
- Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC: + Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASs) và Chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam? + Chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRSs và IASs)?
- Thông tin tài chính chủ yếu của DN trong 03 năm trước liền kề theo các chỉ tiêu: tổng tài sản, nguồn vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận trước thuế,...
- Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...)
• Đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng:
Từ những thông tin đã thu thập được, BGĐ tiến hành đánh giá mức độ rủi ro hợp
đồng ở mức cao, thấp hay trung bình?Trường hợp hợp đồng được đánh giá là rủi ro cao,
nên có sự tham khảo ý kiến của thành viên BGĐ khác (hoặc toàn bộ BGĐ) trước khi chấp thuận khách hàng. Điều này tùy thuộc vào chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng DN kiểm toán.
Trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán chính thức, mẫu A110 (chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng) hoặc mẫu A120 (chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng) cần phải được hoàn thành.