6. Kết cấu đề tài
3.1.4 Nhận xét chung về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
kinh doanh tại công ty
Ƣu điểm:
Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công ty đã đƣợc phản ánh và ghi chép khá đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu với những tài khoản cấp 2 đƣợc mở khá phù hợp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc cập nhật liên tục, kiểm tra đối chiếu bằng phần mềm kế toán giúp hạn chế những sai sót nhƣ trùng phiếu, sót phiếu,...
Công ty đã hạch toán chi tiết về doanh thu cho từng mảng thị trƣờng chủ yếu, giúp việc quản lý theo dõi các hoạt động kinh doanh của công ty đƣợc thuận tiện. Thời điểm ghi nhận doanh thu cũng chính xác và hợp lý, khi bên mua nhận đƣợc hàng và chấp nhận thanh toán thì kế toán mới tiến hành ghi nhận. Sử dụng các chứng từ đúng với quy định bộ tài chính và phù hợp với đơn vị.
Công ty đã ghi chép kịp thời các khoản chi phí phát sinh, hạch toán riêng từng loại chi phí cho bán hàng và quản lý và có mở các tài khoản cấp 2 chi tiết cho những chi phí này. Nhƣ vậy công tác theo dõi về chi phí khá chi tiết, thể hiện sự quản lý về việc sử dụng nguồn tài sản của công ty tƣơng đối chặt chẽ.
Việc tính giá vốn hàng bán cũng đƣợc đơn giản hóa nhờ việc sử dụng phần mềm, phần mềm sẽ tự động tính giá vốn hàng bán giúp kế toán giảm bớt đƣợc công việc vào cuối mỗi kỳ kế toán. Giá vốn hàng bán chƣa theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm và không
phản ánh giá vốn khi ghi nhận doanh thu, mà ghi nhận tổng giá vốn hàng bán thành phẩm vào cuối mỗi tháng.
Định kỳ, công ty vẫn tiến hành các thủ tục kiểm kê và thực hiện kết chuyển doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp theo đúng quy định hiện hành. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc xác định rõ ràng, dễ hiểu và đƣợc phản ánh ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Nhƣợc điểm:
Công ty chƣa hạch toán chi tiết từng đối tƣợng cho TK 131 – “Phải thu của khách hàng”, do khách hàng của công ty chiếm phần lớn (93%) là khách hàng cố định lâu năm (gồm 4 khách hàng thƣờng xuyên) và phần nhỏ còn lại là các khách hàng nhỏ lẻ, nên việc hạch toán chi tiết sẽ giúp công ty theo dõi công nợ cho từng đối tƣợng một cách hiệu quả hơn.
Hiện công ty vẫn đang sử dụng TK 531 – “Hàng bán bị trả lại”, điều này cho thấy công ty vẫn chƣa cập nhật thông tƣ mới.
Tại công ty không có nhân viên bán hàng, nhƣng công ty lại sử dụng chi tiết TK 6411 – “Chi phí nhân viên bán hàng” mà trong khi đó lại hạch toán là khoản chi phí bảo hiểm hàng hóa. Điều này là không phù hợp với nghiệp vụ của công ty. Có thể hạch toán lƣơng nhân viên phòng kinh doanh vào TK 6411 này để phân biệt rõ với khoản lƣơng của nhân viên văn phòng.
Một số nghiệp vụ hạch toán các khoản chi phí của công ty còn lung tung, chƣa phản ánh đúng thực chất của từng loại chi phí phát sinh, ví dụ về phí bảo hiểm hàng hóa khi thì công ty hạch toán vào TK 6411 – “Chi phí nhân viên bán hàng” khi lại hạch toán vào TK 6417 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Có một số tài khoản cấp 2 không cần thiết nhƣng công ty vẫn đƣa vào sử dụng, nhƣ TK 6322 – “Giá vốn hàng bán”, TK 8111 – “Chi phí khác”,…
Có sự không tƣơng đồng giữa tài khoản cấp 2 của doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính, có thể gây ra sự nhầm lẫn, khó nhớ (TK 5155A – “Lãi do chênh lệch tỷ giá” và TK 6352A – “Lỗ do chênh lệch tỷ giá”).
Công ty chƣa có các khoản giảm trừ doanh thu: chính sách về chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty cần có những khoản chính sách ƣu đãi giành cho khách hàng của mình để thu hút khách hàng mới cũng nhƣ giữ chân khách hàng cũ. Chƣa có chính sách chiết khấu thanh toán
cho khách hàng để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, công ty sẽ không bị chiếm dụng vốn lâu giúp cho việc sử dụng và luân chuyển vốn có hiệu quả, giảm việc đi vay ngân hàng.
Để có thể thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa thì việc bán chịu hàng là điều hay xảy ra, vì thế nếu không quản lý tốt việc theo dõi công nợ thì công ty dễ bị chiếm dụng một khoản vốn khá lớn từ việc bán chịu này.
Công ty không có khoản lập dự phòng phải thu khó đòi. Điều này cũng dẫn đến một số bất cập nhƣ khi có các khoản thiệt hại do không thu đƣợc nợ công ty sẽ không có nguồn để bù đắp, gây ảnh hƣởng đến nguồn vốn kinh doanh.
Trong kỳ chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty khá cao chiếm khoảng 3.9% doanh thu và giá vốn hàng bán chiếm tới khoảng 97%, dẫn đến lợi nhuận sẽ bị giảm.
Mọi chi phí phát sinh đều đƣợc thông qua giám đốc xem xét và ký duyệt. Trong một số trƣờng hợp gây ra sự chậm trễ trong thanh toán, giải quyết nghiệp vụ.
3.2 Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH T.M VINA