5. Bố cục của luận văn
4.1.1 Cơ cấu lao động
Tổng số lao động là 12 người, trong đó lao động trực tiếp quản lý là 1 người, lao động chính thức là 8 người cộng với một số sinh viên thực tập và nhân viên thử việc.
Trình độ chuyên môn: Đại học, Cao đẳng
4.1.2 Công tác quản lý lao động
Số lượng lao động của công ty được phản ánh trên “Danh sách nhân viên Công ty”, sổ này được lập chung cho toàn công ty để tiện cho việc quản lý. Mỗi người trong công ty đều có mã số nhân viên và mã số này được sử dụng để ghi chép chứng từ.
Vào lúc 7h sáng hàng ngày, kế toán tiến hành chấm công cho nhân viên gia công cán màng, kế toán viên. Việc này chỉ thực hiện duy nhất 1 lần trong ngày.
Đối với nhân viên đứng máy in 2 màu và 4 màu, kế toán sẽ căn cứ vào “Sổ chấm công” do nhân viên đứng máy in giữ (mỗi một máy in sẽ có một sổ riêng) để tiến hành kiểm tra và đối chiếu với “Bảng tính lương” (Bảng này được lập riêng cho từng máy in và do kế toán lập) nhằm xác thực số bài in của nhân viên. Việc này được thực hiện vào cuối ngày.
4.1.3 Đặc điểm công tác chi trả lương tại Công ty
Đối với nhân viên gia công cán màng và kế toán viên Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với từng nhân viên
Đối với nhân viên đứng máy in 2 màu và 4 màu Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và trả theo từng máy. Thông thường 1 máy sẽ gồm 2 nhân viên. Khoảng lương được trả đó sẽ do chính những nhân viên đứng máy phân chia với nhau.
4.1.4 Các hình thức trả lương trong Công ty
Công ty TNHH Sản Xuất In Ấn Tuấn Nam hiện tại đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
4.1.5 Cách tính lương/thưởng
Hiện nay công ty áp dụng 2 hình thức tính lương là: theo thời gian và theo sản phẩm.
4.1.5.1 Cách tính lương theo thời gian
Cách tính lương theo thời gian tại Công ty chủ yếu được áp dụng cho nhân viên gia công và nhân viên kế toán. Cách tính như sau:
Lương giờ = Ngày công chuẩn của thángLương cơ bản
Lương cơ bản: quy định trong HĐLĐ nhưng không nhỏ hơn mức lương tối thiểu vùng do
Nhà nước quy định.
Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ (ví dụ như công ty quy định được nghỉ chủ nhật). Ví dụ: Trong tháng 9/2016 ngày công chuẩn của tháng là 26 ngày chủ nhật (4 ngày)
Tăng ca: trong trường hợp Công ty có nhiều đơn hàng cần phải gấp rút in cho khách thì
nhân viên gia công sẽ phải tăng ca. Lương tăng ca sẽ được tính:
Lương tăng ca= Số giờ tăng ca x lương giờ
Tổng thu nhập = Lương căn bản + Lương tăng ca (Nếu có)
Ví dụ 1: Lương của cô Nhẫn làm công việc Cán Màng tại công ty và làm 8 tiếng/ngày.
Lương căn bản là: 4.400.000đ. Trong tháng 09/2016 cô không nghỉ một ngày nào ngoài ra còn tăng ca 20h. Lương tháng của cô được tính như sau:
Lương giờ (cô Nhẫn): 4.400.000/(26x8)=21.154đ Lương tăng ca: 21.154x20= 423.076đ
Ví dụ 2: Lương của chị Nguyễn Thị Phương thảo làm kế toán viên tại Công ty với
thời gian 8 tiếng/ngày. Lương căn bả là 6.000.000 đồng. Trong tháng 09/2016 chị không nghỉ một ngày nào đồng thời cũng không tăng ca. Lương tháng của chị được tính như sau: Trong tháng 09 năm 2016, chị Thảo kế toán viên có:
Lương cơ bản qui định: 6.000.000 đồng. Ngày công thực tế: 26 ngày.
Vậy tại tháng 09 năm 2016 lương của Chị Thảo là: - Lương giờ là = 6.000.000/(26x8) = 28.864,15 đồng
- Lương cơ bản theo quy định là = 28.864,15 x (26x8) = 6.000.000 đồng Tổng thu nhập = 6.000.000 đồng
4.1.5.2 Cách tính lương theo sản phẩm
Do đặc thù của ngành in nói chung và Công ty nói riêng nên việc tính lương theo sản phẩm cho nhân viên đứng máy in được căn cứ trên lượng bài in trong tháng đó. Lượng bài in của nhân viên được dựa theo yêu cầu của khách hàng qua mail, điện thoại hay trực tiếp tại Công ty thông qua “Phiếu nhận in” do kế toán lập. Tức là nhân viên đứng máy in sẽ in bài dựa trên “Phiếu nhận in”.
Hình 4.1: Phiếu nhận in tại Công ty TNHH Sản Xuất In Ấn Tuấn Nam
Cách lập “Phiếu nhận in”: Căn cứ vào lệnh in bài mà khách hàng yêu cầu qua mail, điện thoại hay trực tiếp tại công ty mà kế toán sẽ tiến hành lập “Phiếu nhận in”.
“Phiếu nhận in” gồm 2 liên (liên 1: do người lập phiếu giữ, liên 2: mang xuống xưởng in), nhằm tránh sai sót không đáng có nên Công ty đã chia ra hai “sổ Phiếu nhận in” gồm: sổ máy in 2 màu và máy in 4 màu. Sau khi nhận được đầy đủ thông tin cũng như yêu cầu của khách hàng, kế toán tiến hành điền đầy đủ vào “Phiếu nhận in”. Việc đó thực hiện như sau:
• Máy in: Gồm máy in 2 màu và máy in 4 màu, dựa vào số màu mà khách hàng yêu cầu để xác định máy in màu nào.
• Khách hàng, SĐT, Công ty: Nhập đầy đủ thông tin của khách hàng. • Đặt in: Tên bài in của khách hàng (Ví dụ: Bao thư, Folder Hutech…)
• Loại giấy, khổ đổ, SL khổ đổ, Khổ in, SL giấy in: Theo yêu cầu từ phía khách hàng. • SLTP: Phụ thuộc vào quy cách in:
- Nếu quy cách in là tự trở hoặc trở nhíp thì SLTP = SL giấy in x2 - Nếu các quy cách còn lại thì SLTP = SL giấy in
• Quy cách in: In 2 màu hoặc 4 màu với 4 quy cách là 1 mặt, tự trở, trở nhíp và AB ( hiện tại Công ty vẫn chưa có quy cách xuất phim và xuất kẽm). Nhập theo yêu cầu từ phía khách hàng.
• Gia công: Gồm cắt TP, cán bóng và cán mờ. Nếu khách hàng có yêu cầu cán bóng hoặc cán mờ thì cần phải xác định được số mặt cán.
Sau khi lập xong “Phiếu nhận in” người lập sẽ giữ liên 1, còn liên 2 sẽ mang xuống xưởng in (Lưu ý: “Phiếu nhận in của máy in màu nào thì để ở máy in màu đó). Khi hoàn thành bài in thì nhân viên đứng máy sẽ báo xuống cho bộ phận kế toán để tiến hành tính lương sản phẩm. Việc tính lương cho nhân viên sẽ dựa trên Số kẽm và SLTP thợ chạy. Cách xác định như sau:
• Số kẽm: - TH1: Nếu quy cách in là AB: Số kẽm = Số màu in x 2 - TH2: Nếu là các quy cách in còn lại: Số kẽm = Số màu in
• SLTP thợ chạy: Thông thường thì SLTP thợ chạy = SLTP trong “Phiếu nhận in”. Nhưng do trong lúc in ấn có thể xảy ra lỗi giấy in hoặc in từ khổ đổ lớn sang khổ đổ nhỏ hơn nên SLTP thợ chạy có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn SLTP trong “Phiếu nhận in” một khoảng giá trị nhỏ. Nếu điều đó xảy ra nhân viên đứng máy in nhận in bài đó sẽ báo cáo lên cho kế toán để tiến hành sửa chửa trên “Bảng tính lương nhân viên”.
Do khác nhau cả về chất lượng, màu sắc lẫn độ nét trong bài in nên giá thành tiền của bài in 2 màu và bài in 4 màu khác nhau, từ đó dẫn đến việc cách tính lương theo sản phẩm của nhân viên đứng máy in 2 màu và nhân viên đứng máy in 4 màu cũng khác nhau.
Cách tính lương theo sản phẩm của máy in 2 màu áp dụng cho việc tính lương nhân viên đứng máy in 2 màu, cách tính như sau:
Lương phải trả = Tổng lương bài in + tổng lương tăng ca + các khoản tiền thưởng
- Để tính được tổng lương bài in trong tháng phải tính được lương từng bài in, tính lương từng bài in gồm 2 trường hợp sau:
• TH1: Nếu SLTP thợ in nhỏ hơn hoặc bằng 5000 thì:
Lương bài in = Số kẽm x đơn giá (với đơn giá là 40.000đ do công ty quy định và được
áp dụng từ 01/06/2015)
Ví dụ: Ngày 01/09/2016, sau khi hoàn thành xong bài in của khách hàng Huy Hoàng sản
phẩm: Giấy tiêu đề DBS, quy cách in: 2 màu 1 mặt, loại giấy đổ: F100-1250, khổ in: 43x63, SLTP: 2500. Và được nhân viên đứng máy in báo SLTP thợ chạy là: 2500. Kế toán tiến hành tính lương cho nhân viên.
Quy cách in: 2 màu 1 mặt => số kẽm = số màu in = 2
SLTP thợ chạy = 2500<5000 => Lương bài in = 2 x 40.000 = 80.000đ • TH2: Nếu SLTP thợ in lớn hơn 5000 thì:
Lương bài in = SLTP thợ in x số kẽm x đơn giá (với đơn giá là 8đ do công ty quy định
và được áp dụng từ 01/06/2015)
Ví dụ: Ngày 03/09/2016 sau khi hoàn thành xong bài in của khách hàng Huy Hoàng sản
phẩm: Bao thư lớn A4, quy cách in: 1 màu mặt B, khổ in: 39x54, SLTP: 5280. Và được nhân viên đứng máy in báo SLTP thợ chạy là: 5280. Kế toán tiến hành tính lương cho nhân viên.
Quy cách in: 1 màu mặt B => số kẽm = số màu in = 1
SLTP thợ chạy = 5280>5000 => Lương bài in = 5280 x 1 x 8 = 42.240đ
Lương tăng ca = Lương bài in (giờ hành chính) + lương bài in (tăng ca) Lương bài in (tăng ca) = lương bài in (giờ hành chính) x 0.5
Ví dụ: Ngày 09/09/2016 nhân viên tăng ca để hoàn thành sản phẩm Ruy băng của khách
hàng Anh Luân với quy cách in: chạy bóng 1 màu, loại giấy đổ: C100 - 4,1r, khổ in: 39,5x54,5, SLTP: 8200. Sau khi hoàn thành nhân viên báo SLTP thợ chạy là 8200. Kế toán tiến hành tính lương cho nhân viên.
Quy cách in: chạy bóng 1 màu => số kẽm = số màu in = 1
SLTP thợ chạy = 8200>5000 => Lương bài in (giờ hành chính) = 8200 x 1 x 8 = 65.600đ
Lương bài in (tăng ca) = 65.600 x 0.5 = 32.800đ Lương tăng ca = 65.600 + 32.800 = 98.400đ
Các khoản tiền thưởng: Bao gồm thưởng bảo trì máy móc, thưởng doanh thu…
Lưu ý: Trong trường hợp Tổng lương bài in (giờ hành chính) mà nhỏ hơn 12.000.000 thì
nhân viên đứng máy in 2 màu sẽ được hưởng mức lương căn bản là: 12.000.000 (không tính lương tăng ca và các khoản tiền thưởng). Vậy Lương phải trả nhân viên được tính như sau:
Lương phải trả = 12.000.000 + lương tăng ca + các khoản tiền thưởng
Ví dụ: Trong thánh 09/2016 anh Lê Ngọc Tiên và anh Lâm Thành Tuấn (cả 2 điều đứng chung máy in 2 màu) có:
Tổng lương bài in : 20.962.240 đồng
Lương bài in (giờ hành chính): 11.285.440 đồng
Lương tăng ca (giờ hành chính + tăng ca): 9.676.800 đồng Trong đó, Tách lương tăng ca ta được:
- Lương bài in (tăng ca) = 9.676.800 – 6.451.200 = 3.225.600 đồng
Tổng lương bài in (giờ hành chính): 11.285.440 + 6.451.200 = 17.736.640 đồng.
Vậy lương tháng 09/2016 của anh Lê Ngọc Tiên và anh Lâm Thành Tuấn chính bằng tổng số lương bài in (giờ hành chính) + lương tăng ca + các khoản tiền thưởng. Trong trường hợp Tổng lương bài in (giờ hành chính) mà nhỏ hơn 12.000.000 thì anh Tiên và anh Tuấn sẽ được hưởng mức lương căn bản là 12.000.000 (chưa tính tăng ca và các khoản tiền thưởng)
Lương bài in (tăng ca): 3.225.600 đồng Thưởng bảo trì máy móc: 1.000.000 đồng
Thưởng doanh thu: 1.000.000 đồng (đối với trường hợp trong tháng mà có Tổng lương bài in (giờ hành chính) lớn hơn 15.000.000 đồng thì anh Tiên và anh Tuấn sẽ được thưởng doanh thu là 1.000.000 đồng)
Tổng thu nhập (anh Tiên và anh Tuấn) = 17.736.640 + 3.225.600 + 1.000.000 + 1.000.000 = 22.962.240
4.1.5.2.2 Cách tính lương theo sản phẩm của máy in 4 màu
Cách tính lương theo sản phẩm của máy in 4 màu áp dụng cho việc tính lương nhân viên đứng máy in 4 màu, cách tính như sau:
Lương phải trả = Tổng lương bài in trong tháng + các khoản tiền thưởng
Để tính được tổng lương bài in trong tháng phải tính được lương từng bài in, tính lương từng bài in gồm 4 trường hợp sau:
• TH1: Với SLTP thợ chạy nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 và 6 kẽm trở xuống thì:
Lương bài in = số kẽm x đơn giá (với đơn giá là 30.000đ do công ty quy định và
được áp dụng từ 01/06/2015)
loại giấy đổ: Decal – 1110, khổ đổ: 47,5x65, SLTP: 1100, SLTP thợ chạy được nhân viên báo là 1100. Kế toán tiến hành tính lương cho nhân viên.
Quy cách in: 4 màu 1 mặt + cán bóng 1 mặt => Số kẽm = số màu in = 4 (1) SLTP thợ chạy = 1100 < 5000 (2)
Từ (1) và (2) => Lương bài in = 4 x 30.000 = 120.000đ
• TH2: Nếu SLTP thợ chạy nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 và 7 kẽm trở lên thì:
Lương bài in = số kẽm x đơn giá (với đơn giá là 25.000đ do công ty quy định và được áp
dụng từ 01/06/2015)
Ví dụ: Ngày 03/09/2016 nhân viên báo hoàn thành bài in ngày 02/08/2016 của khách hàng
Hưng Thịnh Phát với sản phẩm: Thẻ treo Unisex, quy cách in: 4 màu AB, loại giấy đổ: B400-610, khổ đổ: 39x54, SLTP: 2440, SLTP thợ chạy được nhân viên báo là 2400. Kế toán tiến hành tính lương cho nhân viên.
Quy cách in: 4 màu AB => Số kẽm = số màu in x 2 = 4 x 2 = 8 (3) SLTP thợ chạy = 2400<5000 (4)
Từ (3) và (4) => Lương bài in = 8 x 25.000 = 200.000đ
• TH3: Nếu SLTP thợ chạy lớn hơn 5.000 và nhỏ hơn hoặc bằng 10.000 thì:
Lương bài in = SLTP thợ chạy x số kẽm x đơn giá (với đơn giá là 6đ theo quy định của
công ty và được áp dụng từ 01/06/2016)
Ví dụ: Ngày 12/09/2016 nhân viên báo hoành thành bài in cùng ngày của khách hàng Vũ
Khoa với sản phẩm: Danh thiếp Dong Sun Bình Triệu, quy cách in: 4 màu tự trở, loại giấy đổ: C250 – 750, khổ đổ: 39,5x54,5, SLTP: 6.000, SLTP thợ chạy được nhân viên báo là 6000. Kế toán tiến hành tính lương cho nhân viên.
Quy cách in: 4 màu tự trở => Số kẽm = số màu in = 4
• TH4: Nếu SLTP thợ chạy lớn hơn 10.000 thì
Lương bài in = SLTP thợ chạy x số kẽm x đơn giá (với đơn giá là 5đ theo quy định của
công ty và được áp dụng từ 01/06/2016)
Ví dụ: Ngày 10/09/2016 nhân viên báo hoàn thành bài in ngày 09/09/2016 của khách hàng
Lâm Việt với sản phẩm: Phiếu tích điểm Gong Cha, quy cách in: 4 màu tự trở, loại giấy đổ: F250 – 1650, khổ đổ: 39,5x54,5, SLTP: 12.900, SLTP thợ chạy được nhân viên báo là 12.800. Kế toán tiến hành tính lương cho nhân viên.
Quy cách in: 4 màu tự trở => Số kẽm = số màu in = 4
SLTP thợ chạy: 12.800>10.000 => Lương bài in = 12.800 x 4 x 5 = 256.000đ
Sau khi hoàn thành việc tính lương bài in trong ngày thì cuối tháng kế toán sẽ tổng hợp lại lượng bài in đó và tính được Tổng lương bài in trong tháng. Có được tổng lương bài in trong tháng cộng với các khoản tiền thưởng sẽ ra được lương phải trả cho nhân viên.
Ví dụ: Trong thánh 09/2016 anh Nguyễn Văn Hanh và anh Nguyễn Văn Khoan (cả 2 điều
đứng chung máy in 4 màu) có: Tổng lương bài in: 39.944.800 đồng
Trong tháng 09/2016 cả anh Hanh và anh Khoan không có các khoản tiền thưởng. Vậy Tổng thu nhập (anh Hanh và anh Khoan) = 39.944.800 đồng
4.1.6 Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của Công ty TNHH Sản Xuất In Ấn Tuấn Nam bao gồm:
- Tiền lương phải trả cho nhân viên gia công cán màng, nhân viên đứng máy in 2 màu, nhân viên đứng máy in 4 màu và kế toán viên (gồm tiền lương theo thời gian và lương theo sản phẩm)
- Tiền lương trả cho nhân viên đứng máy in 2 màu và nhân viên đứng máy in 4 màu trong trường hợp sản xuất ra bài in hỏng trong phạm vi quy định của Công ty (số bài in hỏng không vượt quá 5% tổng số bài in trong phiếu nhận in. Tức là SLTP thợ chạy ≤ SLTP