Tỷ lệ trích các khoản theo lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH sản xuất in ấn tuấn nam​ (Trang 25)

5. Bố cục của luận văn

2.1.2.3 Tỷ lệ trích các khoản theo lương

Bảng 2.2: Bảng tỷ lệ trích các khoản theo lương năm 2016 Các khoản trích theo lương Tỷ lệ trích vào DN Tỷ lệ trích vào người lao động Tổng cộng BHXH 18% 8% 26% BHYT 3% 1,5% 4,5% BHTN 1% 1% 2% KPCĐ 2% 2% Cộng 24% 10,5% 34,5% 2.1.3 Tính lương/thưởng

Tính lương trong doanh nghiệp được tiến hành hàng tháng trên cơ sở các chứng từ hạch toán lao động, tiền lương, BHXH mà Nhà nước đã ban hành và các chế độ khác thuộc qui định của doanh nghiệp trong khuôn khổ Pháp luật cho phép.

Bộ phận quản lý lao động – tiền lương (kế toán) theo dõi kiểm tra các chứng từ có liên quan như Bảng chấm công, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Hợp đồng giao khoán…tiến hành tính số tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả cho người lao động theo hình thưc trả lương, trả thưởng đang áp dụng tại doanh nghiệp – sau đó kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng…

Cuối kỳ, kế toán căn cứ Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng…và các chứng từ khác lập “Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội”. Đây là bảng tổng hợp số liệu tính toán các khoản phải trả người lao động (bao gồm tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, BHXH phải trả và khoản khác).

2.1.3.1 Tính lương theo thời gian

Hình thức này được áp dụng đối với những công việc chưa định mức được, công việc tự động hóa cao, đòi hỏi chất lượng cao.

Hình thức 1:

Lương tháng = Lương chính + Phụ cấp + Tiền thưởngNgày công chuẩn của tháng × Số ngày làm việc thực tế.

(Phụ cấp (nếu có); Tiền thưởng (nếu có); Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như công ty quy định được nghỉ chủ nhật).

Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. Cách tính thường là:

Lương tháng - Ngày công chuẩn của thángLương tháng × Số ngày nghỉ không lương

với hình thức trả lương này người lao động không hề boăn khoăn về mức thu nhập của mình trong mỗi tháng, bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thì họ trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào đi làm đủ theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.

Lương tháng = Lương chính + Phụ cấp + Tiền thưởng26 × Số ngày làm việc thực tế.

(Phụ cấp (nếu có); Tiền thưởng (nếu có); Doanh nghiệp tự quy định 26 hay 24 ngày).

Theo cách này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau. Vì có tháng 28, 30, 31 ngày nên có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày. Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.

Luật quy định kỷ luật đi trễ về sớm bằng các hình thức như sau: khiển trách, nhắc nhở (miệng hoặc văn bản). Công ty không được dùng phương pháp trừ lương hoặc phạt về mặt vật chất của người lao động.

* Tiền lương khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

Làm thêm giờ là khoản thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động

Người lao động được trả lương làm thêm giờ theo khoản 1 điều 79 của Bộ luật lao động đượ quy định như sau:

- Người lao động hưởng lương theo thời gian được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời gian làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo quy định tại điều 104 của bộ luật lao động;

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời gian làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động thỏa thuận trong với người sử dụng lao động.

Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 điều này được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%

- Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%

Vào ngày nghỉ lễ tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày

Người lao động làm việc vào ban đêm theo Khoản 2 Điều 79 của Bộ luật lao động, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo Khoản 3 Điều 79 của Bộ luật lao động, thì ngoài việc trả lương theo khoản 2 và khoản 3 của điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày lễ, tết.

2.1.3.2 Tính lương theo sản phẩm

Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm × Đơn giá sản phẩm.

Việc trả lương theo sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải xác định và giao định mức một cách chính xác cho người lao động.

- Tổ chức nghiệm thu và thống kê sản phẩm kịp thời, chính xác, kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng trong khi tính lương.

- Phải đảm bảo công bằng tức là những công việc giống nhau, yêu cầu chất lượng giống nhau thì đơn giá và định mức sản phẩm phải thống nhất ở bất kỳ phân xưởng, ca làm việc nào.

Hình thức:

Tiền lương sản phẩm trực tiếp: Tiền lương phải trả cho người lao động được tính

Tiền lương sản phẩm gián tiếp: Là tiền lương trả cho lao động gián tiếp ở các bộ

phận sả xuất như bảo dưỡng máy móc họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng họ gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động trực tiếp vì vậy họ được hưởng lương căn cứ kết quả lao động gián tiếp làm ra để tính lương cho lao động gián tiếp.

Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn có

một phần tiền lươngđược tính ra trên cơ sở tăng đơn giá tiền lương ở mức năng suất cao.

2.1.3.3 Khoán theo khối lượng công việc

Lương = Mức lương khoán × Tỷ lệ % hoàn thành công việc. 2.1.3.4 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

Trường hợp công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép không đều đặn giữa các tháng trong năm, để hạn chế trường hợp giá thành đơn vị sản phẩm giữa các kỳ kế toán có biến động lớn, kế toán sử dụng biện pháp trích trước chi phí.

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất như sau:

Mức lương nghỉ phép = Tiền lương của công nhân SX x Tỷ lệ trích trước lương nghỉ phép

Tỷ lệ trích trước=Tổng tiền lương nghỉ phép cả năm của công nhân SX theo kế hoạch Tổng tiền lương cả năm của công nhân sản xuất theo kế hoạch ×100 Định kỳ hàng tháng, khi trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX kế toán ghi sổ:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả

Cuối năm tài chính sẽ xử lý chênh lệch giữa số trích trước và số thực tế đã chi.

- Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác số liệu về số lượng, chất lượng lao động. Hướng dẫn các bộ phận trong doanh nghiệp ghi chép và lưu chuyển chứng từ ban đầu về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương.

- Tính toán đầy đủ chính xác và thanh toán kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH và các khoản trích nộp theo đúng qui định.

- Tính toán và phân bổ chính xác, hợp lý chi phí tiền lương và các trích theo lương vào cấc đối tượng hạch toán chi phí.

- Tổ chức lập các báo cáo về lao động, tiền lương, tình hình trợ cấp BHXH qua đó tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương của doanh nghiệp để có biện pháp sử dụng lao động hiệu quả hơn.

2.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.3.1 Kế toán chi tiết

2.3.1.1 Chứng từ sử dụng

Để quản lý lao động về mặt số lượng các doanh nghiệp sử dụng danh sách lao động. Sổ này do bộ phận lao động tiền lương lập để nắm tình hình phân bổ và sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động gồm có:

- Bảng chấm công - Bảng thanh toán lương

- Hợp đồng lao động, các bản cam kết

- Một số chứng từ liên quan như: phiếu thu, phiếu chi, giấy xin tạm ứng, chứng từ ngân hàng., hóa đơn…

2.3.1.2 Sổ chi tiết

Sổ chi tiết sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương gồm: - Sổ chi tiết tài khoản 3341

- Sổ chi tiết tài khoản 3382 - Sổ chi tiết tài khoản 3383 - Sổ chi tiết tài khoản 3384 - Sổ chi tiết tài khoản 3386

2.3.2 Kế toán tổng hợp

2.3.2.1 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 334 - Phải trả người lao động – theo dõi chi tiết khoản thanh tóa cho công nhân viên (TK 3341) và thanh toán cho người lao động khác (TK 3348) và TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (TK 3383, TK 3384, TK3382, TK 3386).

2.3.2.2 Nội dung, kết cấu của tài khoản

2.3.2.2.1 Nội dung, kết cấu của tài khoản 334 - Phải trả người lao động

Để phản ánh tình hình phải trả và thanh toán các khoản về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động trong doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 334 - Phải trả người lao động – theo dõi chi tiết khoản thanh tóa cho công nhân viên (TK 3341) và thanh toán cho người lao động khác (TK 3348).

Bên Nợ:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho NLĐ.

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của NLĐ. Bên Có:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho NLĐ.

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho NLĐ.

Số dư bên Nợ (nếu có, rất cá biệt):

- Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho NLĐ.

2.3.2.2.2 Nội dung, kết cấu của tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác

Để theo dõi việc trích lập và sử dụng các khoản trích theo tiền lương tại doanh nghiệp, phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho các cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về BHXH, BHYT, KPCĐ… kế toán sử dụng TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (TK 3383, TK 3384, TK3382, TK 3386)

Ngoài ra, kế tóan còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111,112,138…

Bên Nợ:

- Phản ánh việc chi tiêu BHXH, KPCĐ đơn vị.

- Phản ánh việc nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho các cơ quan quản lý cấp trên. Bên Có:

- Phản ánh việc trích lập quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. - Phản ánh phần BHXH, KPCĐ vượt chi được bù đắp.

Số dư bên Có:

- Các quy BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ chưa nộp hoặc chưa chi tiêu. Số dư bên Nợ (nếu có, rất cá biệt):

- Phản ánh phần BHXH, KPCĐ vượt chi chưa được bù đắp.

2.3.2.3.1 Sơ đồ hạch toán của TK 334 - Phải trả người lao động

Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 334

2.3.2.3.2 Sơ đồ hạch toán TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 338

TK 334

TK 111,112

TK 338 BHXH phải trả thay lương cho

người lao động

Nộp (chi) BHXH, BHYT, BHTN theo quy định

Nhận khoản hoàn trả của cơ quan BHXH về khoản DN đã chi Khấu trừ lương tiền nội bộ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào CPSXKD TK 627,641,642 TK 334 TK 111,112 TK 111,112

(1) Ứng trước tiền lương

TK 141,1388,3335… TK 111,112,511,333311… TK 334 TK 241,622,623,627,641,642 TK 335 TK 3383 TK 3531 (6) Các khoản khấu trừ

(7) Thanh toán các khoản phải trả bằng tiền, sản phẩm, hàng hóa

(2) Tiền lương, tiền công phải trả (nếu không trích trước)

(nếu trích trước đối với công nhân SX)

(3) Tiền lương nghỉ phép

(4) BHXH phải trả người lao động

(5) Tiền thưởng (từ quỹ khen thưởng) phải trả người lao động

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT IN ẤN TUẤN NAM

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

3.1.1 Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH Sản Xuất In Ấn Tuấn Nam

✓ Tên công ty: Công ty TNHH Sản Xuất In Ấn Tuấn Nam

✓ Tên giao dịch quốc tế: TUAN NAM PRINT PRODUCTION CO.,LTD

✓ Trụ sở Công ty: 57A Nguyên Hồng, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

✓ Mã số thuế: 0313 219 992

✓ Điện thoại: 08.38990770

✓ Fax: 08.38990770

✓ Email: intuannam@gmail.com

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kéo theo những thay đổi về thói quen cũng như cuộc sống của con người. Nhưng những chiếc Ipad hay Ebook lại không thể làm người ta quên đi sách báo truyền thống và công nghệ in ấn có những dấu mốc hoành tráng trong lịch sử. Chính vì lẽ đó mà công ty TNHH sản xuất in ấn Tuấn Nam ra đời với sứ mệnh mang lại cho mọi người những sản phẩm in ấn chất lượng.

Công ty được cấp phép và đi vào hoạt động vào tháng 04 năm 2015 với 10 nhân viên. Qua hai năm hoạt động, công ty liên tục tăng trưởng cao, nguồn tài chính vững mạnh, có nhiều khách hàng trên thị trường trong nước, đảm bảo cho việc đầu tư và phát triển sau này. Ngay từ ngày thành lập Ban giám đốc đã định hướng và đưa ra tiêu chí hướng đến những khách hàng tiềm năng, nơi có những yêu cầu khắt khe cho sản phẩm in chất lượng cao.

3.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

3.2.1 Chức năng

Các sản phẩm của của công ty được phân phối ra thị trường theo phương thức: giao nhận với khách hàng tại kho công ty hoặc tại địa điểm theo yêu cầu của khách hàng. Mọi thông tin phản hồi từ phía khách hàng đều được công ty xem xét một cách nghiêm túc và có những động thái phù hợp để đảm bảo quyền lợi của khách hàng theo đúng như các cam kết trong hợp đồng mua bán giữa hai bên. Ngay từ khi thành lập, Công ty luôn chú trọng xây dựng các chính sách, các mối quan hệ với các đối tác trên cơ sở định hướng lâu dài, phát triển bền vững và không ngừng mở rộng thị trường.

3.2.2 Nhiệm vụ

Sản xuất và cung cấp các sản phẩm in ấn như: giấy dán tường, poster, banner, decal dán xe, decal dán sàn, decal nam châm, tấm format…với sự tư vấn cũng như thiết kế tận tình của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Hoạt động của công ty ngoài mục đích kinh tế còn mang tính xã hội, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu quả, phát triển xã hội.

Trong tương lai công ty sẽ có những động thái tích cực để làm tốt các hoạt động trong một doanh nghiệp và quyết tâm xây dựng, khẳng định thương hiệu đối với các sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH sản xuất in ấn tuấn nam​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)