KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2020 cho huyện mỹ lộc, tỉnh nam định​ (Trang 35 - 39)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định tác động đến quy hoạch sử dung đất Định tác động đến quy hoạch sử dung đất

3.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý

Huyện Mỹ Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, có Sông Hồng chạy qua ở phía Đông huyện và sông Châu Giang ở phía Bắc huyện. Trung tâm huyện lỵ nằm cạnh Quốc lộ 21 B (trên trục đường Nam Định - Phủ Lý). Cách thành phố Nam Định 8 km về phía Tây Bắc, cách Thành phố Phủ Lý là 23 km về phía Đông Nam. Huyện Mỹ Lộc có vị trí địa lý cụ thể như sau:

Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam;

Phía Nam giáp thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản; Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình;

Phía Tây giáp huyện Vụ Bản và tỉnh Hà Nam;

Hiện nay huyện Mỹ Lộc có tổng diện tích là 7.448,86 ha, dân số năm 2017 là 70.152 người, mật độ dân số 941 nguời/km2, gồm 11 đơn vị hành chính: 10 xã và 01 thị trấn. Thị trấn Mỹ Lộc là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của huyện.

Mỹ Lộc là cửa ngõ của thành phố Nam Định và tỉnh Nam Định, có lợi thế về giao lưu kinh tế với tất cả các vùng trong và ngoài tỉnh thông qua trục đường Quốc lộ 10, Quốc lộ 21A, Quốc lộ 21B, đường sắt Bắc - Nam và đường thủy. Huyện là một trong những vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm, lao động cho thành phố Nam Định, khu công nghiệp Hoà Xá và cụm công nghiệp An Xá, khu Công nghiệp Mỹ Trung ... Mỹ Lộc cũng là nơi cung cấp rau sạch hoa tươi cho thành phố Nam Định và các vùng phụ cận.

* Địa hình, địa mạo

Huyện Mỹ Lộc được bao bọc bởi hệ thống đê sông Hồng dài 7,10 km và đê Ất Hợi của sông Châu Giang dài 8 km nên đã chia cắt địa bàn huyện thành 2 tiểu địa hình khác nhau:

Đất khu ngoài đê: có địa hình cao, đất đai màu mỡ do được phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm thuận lợi cho việc trồng rau màu, đem lại thu nhập cho người nông

dân. Tuy nhiên hàng năm chịu ảnh hưởng của ngập úng gây ra bất lợi không nhỏ đến canh tác và đời sống nhân dân nơi đây. Đất khu vực trong đê: có địa hình thấp hơn, dễ bị ngập úng nên đất bị Glây hoá.

Để khắc phục tình trạng này huyện Mỹ Lộc đã đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi tưới tiêu cho khoảng 70% diện tích đất canh tác trên địa bàn huyện. Đất trong đê phù hợp cho trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản. Nếu xét về địa mạo thì ở Mỹ Lộc có 3 dạng địa hình chính:

Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông có tuổi Holoxen muộn dọc 2 sông. Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc đầm lầy sông có tuổi Holoxen muộn trung tâm huyện.

Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc đầm lầy ven biển có tuổi Holoxen muộn chủ yếu ở Tây Nam huyện.

* Thuỷ văn

Huyện Mỹ Lộc có 3 con sông chính chảy qua là: sông Hồng, sông Đào và sông Châu Giang. Sông Châu Giang ở phía Bắc huyện (8 km/28 km chiều dài sông) chủ yếu tiếp nhận nguồn nước tưới tiêu nội đồng, chảy ra sông Hồng qua trạm bơm Hữu Bị. Sông Hồng đoạn chảy dọc ranh giới phía Đông huyện dài 7,1 km cung cấp nước tưới, tiêu cho cả huyện qua công trình đầu mối (trạm bơm Hữu Bị và Quán Chuột). Chế độ dòng chảy của sông Hồng qua huyện Mỹ Lộc mùa nước cạn từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nước kiệt trong tháng 1, 2, 3 (mực nước cao +0,3 m) mùa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 75% lượng nước trong năm. Đặc

biệt, đỉnh lũ năm 1971 cao tới 7,37 m, với lưu lượng 10.500 m3/s, lượng nước mùa lũ

chiếm trên 70% tổng lượng nước cả năm (khoảng 4 năm có 1 trận lũ lớn). Song do sự điều tiết của thuỷ điện Hòa Bình tần suất lũ và mực nước, lưu lượng dòng chảy thấp xuống và được phân bố đều hơn.

* Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo số liệu của phòng thống kê thì trên địa bàn huyện Mỹ Lộc có các loại đất chính sau:

+ Đất phèn:Diện tích 1.003 ha, chiếm 13,70 % diện tích tự nhiên của huyện,

phân bố không đều ở các xã. Nhóm đất phèn có một đơn vị đất là phèn tiềm năng và chủ yếu đang được dùng trồng lúa.

+ Đất phù sa:Diện tích 6.380 ha, chiếm 86,30 % diện tích tự nhiên và được phân bố đều ở các xã trong huyện, là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của huyện.

Trong nông nghiệp đất phù sa phần lớn dùng để trồng lúa, màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày.

b. Tài nguyên nước

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn chính là nước mặt và nước ngầm.

+ Nguồn nước mặt:

Huyện Mỹ Lộc có nhiều sông ngòi chảy qua, cùng với hệ thống kênh mương và ao hồ, do vậy nguồn nước mặt rất phong phú. Về mùa mưa nước mặt dư thừa, tuy nhiên trong mùa khô vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt ở nhiều nơi. Hiện nay, huyện có một trạm trung chuyển nước sạch tại thị trấn, còn lại chủ yếu lấy nước từ thành phố, huyện đang tiến hành xây dựng nhà máy nước Mỹ Hà.

+ Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm chủ yếu của huyện nằm trong tầng chứa lỗ hổng Plutoxen phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, hàm lượng Cl<200 mg/l, tầng khai thác phổ biến ở độ sâu từ 10 - 120 m. Tuy nhiên khi khai thác ở độ sâu khoảng 40 m, chất lượng nước còn nhiều sắt và tạp chất khác. Vì vậy khi sử dụng cần có biện pháp xử lý để loại trừ sắt và các tạp chất.

c. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản ở Mỹ Lộc không nhiều, tập trung chủ yếu vào 2 loại chính: đất sét cho sản xuất gạch ngói nung, đất cát cho xây dựng và san lấp.

Nguyên liệu giành cho sản xuất vật liệu xây dựng:

Nguồn tài nguyên này phân bố chủ yếu dọc theo các bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu Giang, những diện tích này khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả sản xuất không cao.

Nguồn tài nguyên cát chủ yếu phân bố chạy dọc trên sông Hồng (Bãi Búng), có chiều dài gần 1.500 m và chiều rộng khoảng 200 m, từ km 84 - km 86 thuộc địa bàn xã Mỹ Tân, Mỹ Trung đây là nguồn tài nguyên cát xây dựng khá dồi dào, đang được khai thác sử dụng.

d. Tài nguyên nhân văn

Mỹ Lộc là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sớm phát triển nghề trồng lúa nước, dệt vải và làm nghề thủ công. Đây là nơi phát tích vương triều Trần, triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Thành quả lao động của các thế hệ để lại tiềm năng du lịch nhân văn có giá trị với những di tích lịch sử văn hoá, lễ hội trong quần thể di tích đền Trần, đền Bảo Lộc. Nơi thờ 14 vị vua Trần trong thế kỷ XIII và XIV. Lễ hội đền Trần, thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc, được tổ chức vào tháng 8 âm lịch hàng năm và quần thể di tích đền Trần Quang Khải, lăng mộ Phụng Dương Công Chúa. Đền Bảo Lộc thờ Đức Thánh Trần, Trần Hưng Đạo (Mỹ Phúc), đền thờ Thượng phụ thái sư Trần Thủ Độ (Mỹ Phúc), đền Cao Đài thờ Thượng Tướng Thái Sư Trần Quang Khải (Mỹ Thành), đền Sùng Văn (Mỹ Thuận), đền Công Quốc (Mỹ Tân) và hàng chục di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng khác.

Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, các giá trị nhân văn cũng đang được phục hồi và phát triển. Các di tích được bảo vệ, tôn tạo. Các sinh hoạt văn hoá truyền thống được khôi phục làm tăng thêm tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

3.1.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2018 đạt 2.906 tỷ đồng (giá so sánh). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2018 đạt 14,95%/năm.

Bình quân thu nhập đầu người tăng qua các năm, năm 2014 đạt 24 triệu đồng/người/năm, năm 2018 đạt 47,2 triệu đồng/người/năm (theo giá hiện hành).

Cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Lộc trong những năm qua có sự chuyển đổi tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại tăng dần, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, phát huy lợi thế của ngành và bước đầu khơi dậy được những tiềm năng thế mạnh của huyện tạo tiền đề cho các giai đoạn sau phát triển.

Ngành nông nghiệp từ 34% năm 2014 giảm xuống còn 24 % năm 2018.

Ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 44% năm 2014 tăng lên 50% năm 2018. Ngành thương mại dịch vụ tăng từ 22% năm 2014 tăng lên 26% năm 2018. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch còn chậm tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp thủy sản còn cao so với mức bình quân chung của toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2020 cho huyện mỹ lộc, tỉnh nam định​ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)