Đánh giá về đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất so với giá thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2020 cho huyện mỹ lộc, tỉnh nam định​ (Trang 57)

2020 cho huyện Mỹ Lộc

3.3.3. Đánh giá về đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất so với giá thị trường

Qua hình 3.2 cho thấy: Người dân điều tra có đánh giá khác nhau về đơn giá bối thường, hỗ trợ về đất. Không có người dân nào đánh giá là đơn giá cao hơn giá thị trường, có 50% đánh giá là bằng giá thị trường, có 44% đánh giá là thấp hơn thị trường và chỉ có số ít (6%) đánh giá rất thấp so với giá thị trường.

Điều đó cho thấy các nhận xét về đơn giá bồi thường, hỗ trợ của người dân còn khác nhau, cho thấy giá bồi thường, hỗ trợ về đất chưa bằng với giá thị trường,

và một phần do các vị trí, và sự hiểu biết của các người dân khác nhau.

Hình 3.2. Đánh giá đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất so với giá thị trường khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo nhóm đối tượng sử dụng 3.3.4. Đánh giá về chính sách tái định cư khi thu hồi đất

Qua bảng 3.10 cho thấy:

- Đánh giá về đơn giá đất khi bố trí tái định cư cho các hộ dân: Có 94% số phiếu trả lời là giá thu tiền sử dụng đất khi bố trí tái định cư cao hơn với giá thị trường và có 6% số phiếu điều tra nhận định là bằng giá thị trường. Qua đó cho thấy việc xác định giá thu tiền sử dụng đất khi bố trí chỗ ở tái định cư cho người dân bị thu hồi đất do thực hiện

- Quy hoạch sử dụng đất của huyện Mỹ Lộc được thực hiện đúng theo quy định

của Nhà nước và công tác bố trí tái định cư được thực hiện rất tốt.

- Vị trí khu đất tái định cư: Nhận xét về tính thuận tiện của vị trí khu đất bố trí tái định cư trong cuộc sống so với nơi ở cũ bị thu hồi thì có 85% số người trả lời đánh giá rằng vị trí khu đất được bố trí tái định cư có điều kiện đi lại và sinh sống thuận tiện hơn so với nơi ở cũ. Chỉ có15% số người được hỏi trả lời là thuận tiện như nơi ở cũ. Như vậy, việc chọn khu đất để bố trí tái định cư cho người dân bị thu hồi đất được huyện Mỹ Lộc thực hiện rất tốt, đáp ứng được nguyện vọng của người dân bị thu hồi đất.

- Cơ sở hạ tầng khu đất bí trí tái định cư: Có 90% số người được điều tra có nhận định là cơ sở hạ tầng khu đất được bố trí tái định cư là tốt hơn nơi ở cũ, chí có 10%

trả lời là cơ sở hạ tầng khu tái định cư bằng nơi bị thu hồi. Qua tỷ lệ phiếu điều tra trên có thể nhận định việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu tái định cư được huyện Mỹ Lộc đầu tư và thực hiện khá tốt.

- Về công tác xét duyệt điều kiện để được bố trí tái định cư thì có bình quân

80% số người được điều tra nhận định là điều kiện xét duyệt được xây dựng tương đối hợp lý, phù hợp với thực tế và nhu cầu của người dân, 20% số người còn lại đánh giá là điều kiện xét duyệt tái đươc xây dựng rất hợp lý.

Bảng 3.10. Chính sách bố trí tái định cư

khi thực hiện quy hoạchsử dụng đất theo phiếu điều tra

TT Chỉ tiêu đánh giá Số phiếu Tỷ lệ % trả lời

I Đơn giá đất khu tái định cư

1 Cao hơn giá thị trường 103 94

2 Bằng giá thị trường 7 6

3 Thấp hơn giá thị trường 0 0

4 Rất thấp so với giá thị trường 0

Tổng 110 100

II Vị trí bố trí khu tái định cư 0

1 Thuận tiện để sinh sống hơn chỗ ở cũ 93 85

2 Thuận tiện bằng chỗ ở cũ 17 15

3 Không thuận tiện bằng chỗ ở cũ 0 0

4 Điều kiện thuận tiện kém hơn rất nhiều 0 0

Tổng 110 100

III Cơ sở hạ tầng khu đất tái định cư 0

1 Tốt hơn nơi bị thu hồi 99 90

2 Bằng nơi bị thu hồi 11 10

3 Xấu hơn nơi bị thu hồi 0 0

4 Rất xấu so với nơi bị thu hồi 0 0

Tổng 110 100

IV Điều kiện xét duyệt để được bố trí tái định cư 0 0

1 Rất hợp lý 22 20

2 Tương đối hợp lý 88 80

3 Chưa hợp lý 0 0

Tổng 110 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

3.3.5. Đánh giá về ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương

Hình 3.3: Ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua hình 3.3 việc đánh giá những ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2016 - 2018 đến sự phát triển kinh tế địa phương cho thấy,có 45% trả lời là kinh tế và các vấn đề xã hội phát triển tốt hơn khi thực hiện quy hoạch. Có 55% trả lời là các vấn đề kinh tế và xã hội của huyện phát triển hơn so với trước một ít. Như vậy có thể đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2018 của huyện Mỹ Lộc chưa tạo ra được sự phát triển kinh tế và xã hội mạnh mẽ, đột phá mới, nhưng cũng đã gây ảnh hưởng cho phát triển các vấn đề kinh tế - xã hội của huyện mặc dù chưa được thể hiện rõ nét trong đời sống của nhân dân.

3.3.6. Đánh giá về những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác QHSDĐ và áp dụng các văn bản mới liên quan đến QHSDĐ theo ý kiến của cán bộ ngành và áp dụng các văn bản mới liên quan đến QHSDĐ theo ý kiến của cán bộ ngành tài nguyên và môi trường

* Những nhân tố nào thuận lợi để thực hiện QHSDĐ và áp dụng văn bản mới liên quan đến công tác QHSDĐ: Có 22% ý kiến cho rằng tinh thần đoàn kết của nhân dân và sự ủng hộ của các ban ngành UBND địa phương, Có 35% sự tin tưởng vào chính của Đảng và Nhà nước và tất cả các ý kiến trên, cho chúng ta thấy có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho công tác quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

Bảng 3.11. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác QHSDĐ và áp dụng các Văn bản mới liên quan đến QHSDĐ

TT Chỉ tiêu đánh giá Số phiếu Tỷ lệ %

I Những nhân tố nào thuận lợi để thực hiện QHSDĐ và áp dụng văn bản mới

liên quan đến công tác QHSDĐ?

1 Tinh thần đoàn kết của nhân dân 4 20

2 Sự tin tưởng vào chính của đảng và Nhà nước của dân 7 35

3 Sự ủng hộ của các ban ngành UBND địa phương 4 20

4 Tất cả các phương án trên 5 25

Tổng 20 100

II Những khó khăn nào ảnh hưởng đến tính khả thi của việc thực hiện QHSDĐ

của huyện giai đoạn 2016 - 2018?

1 Trình độ người dân chưa đồng đều 2 10

2 Chính sách còn nhiều bất cập 3 15

3 Quy hoạch chưa sát thực, chỉ tiêu quy hoạch quá cao 4 20

4 Vấn đề về vốn và kỹ thuật 5 25

5 Tất cả các phương án trên 6 30

Tổng 20 100

III Những khó khăn khi áp dụng các văn bản mới liên quan đến QHSDĐ?

1 Do cấp trên phổ biến xuống địa phương còn chậm 2 10

2 Do công tác tiếp thu, tuyền truyền, áp dụng của địa

phương còn chậm 6 30

3 Trình độ của người dân còn hạn chế 2 10

5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau

4 20

Tổng 20 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

* Những khó khăn nào ảnh hưởng đến tính khả thi của việc thực hiện QHSDĐ của huyện giai đoạn 2016 - 2018 có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến quy hoạch có 10% ý kiến cho rằng trình độ người dân chưa đồng đều; 15% ý kiến cho rằng chính sách còn nhiều bất cập, có 20% ý kiến cho rằng quy hoạch chưa sát với thực tế và 25% về vốn và kỹ thuật.

* Những khó khăn khi áp dụng các văn bản mới liên quan đến QHSDĐ:

Có 10% ý kiến cho rằng do cấp trên phổ biến xuống còn chậm và trình độ người dân còn hạn chế, 20% cho rằng do điều tự nhiên khác nhau, và 30% ý kiến cho rằng do công tác tiếp thu, tuyên truyền áp dụng còn chậm và bản thân các văn bản đó có tính khả thi chưa cao.

3.6.7. Đánh giá chung về công tác quy hoach, thực hiện quy hoạch huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2016-2018

a. Những mặt đạt được:

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần quan trọng cho việc định hướng sử dụng đất đảm bảo sử dụng quỹ đất hợp lý, hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, tạo điều kiện để kinh tế nông thôn phát triển; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, người sử dụng và Nhà nước. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp nhà nước thực hiện được quyền định đoạt về đất đai, nắm chắc quỹ đất, đảm bảo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương đi vào nề nếp.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cho việc chủ động sử dụng quỹ đất hợp lý cho phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây

dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị, thương mại, khu dân cư.... góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình xã hội.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng; đã khai thác được tiềm năng về đất đai tăng nguồn thu cho ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, làm thay đổi diện mạo của các khu dân cư và cơ sở hạ tầng của huyện trong những năm qua. Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội; Đảm bảo sử dụng đất tiếp kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

b. Những tồn tại, vướng mắc

Cùng với nhu cầu phát triển chung của Tỉnh Nam Định những năm qua, huyện Mỹ Lộc có nhiều sự thay đổi về phát triển kinh tế - xã hội, những thành tựu mà huyện đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội có phần đóng góp không nhỏ của việc khai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đất, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại cần được quan tâm, đó là:

1- Việc dự báo nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội do quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chuyên ngành của các ngành kinh tế - xã hội chưa sát với nhu cầu phát triển của nền kinh tế; nên nhiều công trình hạ tầng, nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất phát sinh chưa được đề cập trong quy hoạch, kế hoạch kỳ đầu nhưng lại có nhu cầu cấp thiết; trong khi đó nhiều dự án có trong danh mục ghi trong quy hoạch, kế hoạch kỳ đầu lại không có khả năng đầu tư. Tính dự báo về sự phát triển, biến động của thị trường bất động sản trong quy hoạch và kế hoạch kỳ đầu chưa cao nên xác định nhu cầu sử dụng đất chưa sát với biến động của thị trường bất động sản.

2- Trên cùng một diện tích đang tồn tại xong xong nhiều quy hoạch chuyên ngành như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, quy hoạch vùng...Tuy nhiên mội quy hoạch lại có một tiêu chí khác nhau, thời điểm khác nhău nên chưa thực sự thống nhất, đồng bộ. Do đó khi thực hiện các công trình, dự án luôn phải điều chỉnh, bổ sung.

3- Công tác lập quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu, việc xây dựng phương án quy hoạch vẫn còn mang tính thống kê, chưa đưa được ý tưởng dài hạn vào đồ án quy hoạch.

4- Nhận thức của các tổ chức, người dân về chính sách đất đai, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chưa đúng tầm, ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai, tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn xảy ra.

5-Tình trạng phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chậm so với ký quy hoạch kế hoạch, do đó một số công trình khi thực hiện gạp nhiều khó khăn.

6- Tình trạng quy hoạch treo vẫn còn tồn tại, khó giải quyết, nhiều công trình do cấp trên phân bổ, tuy nhiên khi triển khai thực hiện tính khả thi không cao, không có sự đồng thuận của địa phương, của nhân dân.

7- Việc triển khai giám sát về công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch chưa thường xuyên, liên tục.

8- Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng đất giữa quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy định về thống kê, kiểm kê đất đai chưa thống nhất, một số chỉ tiêu sử dụng đất còn chưa rõ ràng nên dẫn đến khó khăn cho việc xây dựng hệ thống các bảng biểu theo quy định.

Do đó để đảm bảo các mục tiêu chung, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đáp ứng được các chỉ tiêu đối với huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thì việc cần thiết là phải cơ cấu lại nhu cầu sử dụng đất. Do đó việc xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2019-2020 là cần thiết.

3.4. Xây dựng phương án điều chỉnhquy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

3.4.1. Định hướng sử dụng đất

Định hướng sử dụng đất đai của huyện Mỹ Lộc đến năm 2020 và xa hơn phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm

năng đất đai và phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng. Định hướng sử dụng đất đai của huyện phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chung của tỉnh;

Đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững quỹ đất đai của huyện, phục vụ cho phát triển kinh tế (đất nông nghiệp, đất khu, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất thương mại dịch vụ, đất khu dân cư, khu dân cư tập trung ), ổn định chính trị, an ninh quốc phòng (đất an ninh quốc phòng) và phát triển xã hội (đất phát triển hạ tầng, đất tôn giáo tín ngưỡng …);

Đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đất của các ngành để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, trên quan điểm sử dụng toàn bộ quỹ đất của huyện một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững;

Đảm bảo ưu tiên bố trí đất đai cho việc giải quyết an ninh lương thực trên địa bàn huyện và phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đồng thời phải ưu tiên đất cho phát triển công nghiệp, vật liệu xây dựng, mở rộng đô thị, xây dựng các khu dịch vụ, để phát triển kinh tế nhanh và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện;

Đảm bảo bố trí đủ đất cho phát triển dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu thương mại - dịch vụ ở các xã.

Định hướng phát triển theo các khu vực (Khu sản xuất nông nghiệp, Khu phát triển công nghiệp, Khu đô thị, Khu thương mại - dịch vụ, Khu dân cư nông thôn)

3.4.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Mỹ Lộc đến năm 2020

Bảng 3.12: Chỉ tiêu điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 cấp tỉnh phân bổ so với số liệu điều chỉnh

Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2018 QHSD đất đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyêt Phân bổ diện tích điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 So sánh So sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2020 cho huyện mỹ lộc, tỉnh nam định​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)