Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông lâm thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2020 cho huyện mỹ lộc, tỉnh nam định​ (Trang 39 - 47)

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1

GTSX nông - lâm - Thủy sản

(giá SS 2014) Tỷ. đ 584 576 603 621 636 - Nông nghiệp Tỷ. đ 526 523 535 535 545 - Lâm nghiệp Tỷ. đ 2 2 2 2 2 - Thủy sản Tỷ. đ 56 52 66 84 89 2 Tốc độ tăng trưởng 2014-2018 % 2,16 3

GTSX nông - lâm - Thủy sản

(giá HH) Tỷ. đ 584 755 760 758 788

- Nông nghiệp Tỷ. đ 526 688 658 633 656

- Lâm nghiệp Tỷ. đ 2 2 2 2 2

- Thủy sản Tỷ. đ 56 65 100 123 130

4 Cơ cấu kinh tế (theo giá HH) % 100 100 100 100 100

- Nông nghiệp % 90,19 91,06 86,53 83,45 83,25

- Lâm nghiệp % 0,31 0,26 0,28 0,29 0,25

(Chi cục Thống kê huyện Mỹ Lộc, 2018)[15]

Tốc độ tăng trưởng đạt và duy trì ở mức ổn định, cơ cấu kinh tế nội ngành được chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2014 đạt 584 tỷ đồng, năm 2018 đạt 636 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2018 đạt 3,86%. Cơ cấu kinh tế nội ngành có bước chuyển dịch theo hướng tích cực:

Nông nghiệp từ 90,19% năm 2014 giảm xuống còn 88,30% năm 2018. Lâm nghiệp từ 0,31% năm 2014 giảm xuống còn 0,24% năm 2018. Thủy sản tăng từ 9,50% năm 2014 lên 11,50% năm 2018.

Trồng trọt:

Sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang nông nghiệp hàng hóa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Các giống cây trồng dài ngày và những giống năng suất, chất lượng thấp được thay thế bằng các giống ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao. Đã nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác tăng từ 67,27 triệu đồng năm 2010 lên 91,76 triệu đồng năm 2018.

Cây lúa là sản phẩm chủ lực của ngành trồng trọt. Cơ cấu giống lúa chưa thực sự phù hợp với từng mùa vụ, các giống nhiễm sâu bệnh, chống chịu kém với hạn, úng, rét vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 40% diện tích, nên sản xuất nông nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều xã trong cơ cấu cây trồng chỉ độc canh cây lúa nên giá trị sản xuất không cao. Các loại rau màu hàng hóa có giá trị cao chưa được quan tâm đầu tư phát triển. Việc nhân rộng các mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao hơn còn hạn chế, việc tự ý chuyển đổi không tuân theo quy hoạch còn xảy ra tại nhiều nơi.

* Chăn nuôi:

Chăn nuôi có bước phát triển, chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô trang trại, gia trại, tăng năng suất, hiệu quả. Chăn nuôi có xu hướng giảm nhẹ đầu con nhưng sản lượng vẫn tăng. Đến năm 2018:

Tổng đàn trâu, bò đạt 3.831 con (trong đó: Đàn trâu 176 con, bò 3.655 con) Tổng đàn lợn 45.425 con không kể lợn sữa

Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng khá, năm 2015 đạt 7.111 tấn, tăng 11,65% so với năm 2014.

Công tác thú y luôn được chú trọng, chủ động trong phòng chống dịch bệnh, hạn chế thiết hại cho nông dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đến năm 2018 toàn huyện có 648 trang trại, gia trại. Trong đó có 41 trang trại (gồm 32 trang trại chăn nuôi và 9 trang trại tổng hợp) và 607 gia trại. Các gia trại chăn nuôi chủ yếu được hình thành và phát triển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, bị hạn chế về diện tích gây khó khăn trong việc phát triển quy mô. Một số địa phương chưa quy hoạch được vùng chăn nuôi tập trung nên không đảm bảo được vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh dịch bệnh.

Nuôi trồng thuỷ sản:

Đã hình thành một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các xã Mỹ Hà, MỹThắng, Mỹ Tiến, Mỹ Hưng... Tổng sản lượng thủy sản có sự tăng trưởng đột biến, năm 2018 đạt 2.390 tấn, tăng 148% so với năm 2014. Trong đó chủ yếu là sản phẩm nuôi trồng.

Đến năm 2018 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 975 ha, tăng 110,6% so với năm 2014. Phong trào nuôi thủy sản nước ngọt phát triển. Năng suất nuôi đạt 2,54 tấn/ha.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong những năm qua công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đã có bước phát triển nhanh, đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực, tập trung, chú trọng phát triển công nghiệp. Mặt khác những năm gần đây huyện Mỹ Lộc đã quan tâm, tập trung nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện phục vụ sản xuất.

Đã hình thành khu công nghiệp Mỹ Trung, được tỉnh phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thuận và cụm công nghiệp Mỹ Thắng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn.

Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển, tập trung ở các doanh nghiệp, công ty TNHH và 2.325 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm chủ yếu là hàng may mặc, chăn ga gối đệm, tấm lập, khai thác vật liệu xây

dựng, đồ mộc gia dụng, nhựa, chế biến lương thực, thực phẩm... tập trung chủ yếu tại các xã Mỹ Tân, Mỹ Trung, Mỹ Thắng, Mỹ Hưng, thị trấn Mỹ Lộc...

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 21,52%.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn huyện năm 2014 đạt 178 tỷ đồng, năm 2018 đạt 407 tỷ đồng, tăng 229 tỷ đồng so với năm 2014.

Công tác xuất khẩu đã có nhiều cố gắng, giá trị xuất khẩu tăng từ 800 triệu đồng năm 2014 lên 1 tỷ đồng năm 2018.

Đến năm 2018 toàn huyện có 2.463 cơ sở thương mại, dịch vụ với 3.853 lao động. Về hệ thống các chợ, siêu thị trên địa bàn: Hiện nay trên địa bàn huyện có 7 chợ đang hoạt động, tất cả các chợ đều hàng III, trong những năm qua tỉnh đã hỗ trợ đầu tư, cải tạo và nâng cấp tất cả các chợ với kinh phí 2,2 tỷ đồng.

Hoạt động Tài chính ngân hàng bước đầu đã có chuyển biến tích cực, có nhiều cố gắng khai thác các nguồn thu, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thu ngân sách trên địa bàn tăng dần qua các năm.

Hoạt động giao thông vận tải liên tục tăng qua các năm. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng từ 162 nghìn tấn năm 2014 lên 203 nghìn tấn năm 2018

Khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng từ 18.300 nghìn tấn/km năm 2014 lên 23.937 nghìn tấn/km năm 2018

Khối lượng hành khách vận chuyển tăng từ 310 nghìn người năm 2014 tăng lên 374 nghìn người năm 2018.

Khối lượng hành khách luân chuyển tăng từ 18.750 nghìn người/km năm 2010 lên 23.932 nghìn người/km năm 2018.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số

Theo thống kê năm 2018 dân số của huyện Mỹ Lộc là 70.152 người, trong đó: nữ giới là 37.461 người chiếm 53,39% tổng dân số toàn huyện, nam giới là 32.691 người chiếm 46,61% tổng dân số toàn huyện. Những năm gần đây, do làm tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ tăng dân số của huyện giảm còn 0,99%.

Năm 2018 lao động trong độ tuổi của huyện Mỹ Lộc là 41.261 người, chiếm58,81% tổng dân số; trong đó lao động nông - lâm - thủy sản là 23.300 người chiếm 56,46% tổng số lao động, lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là 9.834 người, chiếm 23,83% tổng số lao động, lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là 8.127 người, chiếm 19,71% tổng số lao động.

Nhìn chung, cơ cấu lao động ở huyện Mỹ Lộc hiện nay còn nhiều bất cập, số lao động ngành nông - lâm - nghiệp có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù cơ cấu lao động thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tích cực hơn song còn chậm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp.

* Thu nhập và mức sống

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người đạt 47,2 triệu đồng/người/năm. Đời sống dân cư làm việc trong các ngành thương nghiệp, xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải,... nhìn chung có mức thu nhập ổn định. Riêng đời sống dân cư ngành nông - lâm nghiệp mặc dù trong những năm gần đây đã có bước phát triển lớn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

Công tác an sinh xã hội luôn được cả hệ thống chính trị quan tâm. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo được triển khai có hiệu quả, năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo còn 2,9%, tỷ lệ hộ tái nghèo thấp với xu hướng giảm nghèo bền vững, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 70%, giải quyết việc làm cho 5.200 lao động.

* Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Huyện Mỹ Lộc được tái lập năm 1997 trên cơ sở hợp nhất 7 xã của huyện Bình Lục và 3 xã ngoại thành của thành phố Nam Định. Là địa bàn thích hợp để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình khác của Trung ương, của tỉnh cũng như của huyện. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự gia tăng dân số thì khối lượng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng cũng tăng lên khá nhanh. Huyện Mỹ Lộc ngày càng phát triển với các hoạt động công nghiệp, TTCN, dịch vụ, thương mại đã góp phần gia tăng tổng sản phẩm của tỉnh, đời sống của nhân dân được nâng cao.

Các khu dân cư tại các xã, thị trấn những năm qua đã được quan tâm xây dựng, chỉnh trang, các khu giao đất ở mới đã chú trọng đến việc giao đất tập trung tránh

tình trạng manh mún lẻ tẻ, một mặt không có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng tạo cảnh quan, mặt khác ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước được đầu tư, nâng cấp.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Đường bộ: gồm các tuyến Quốclộ, Tỉnh lộ, đường liên xã và giao thôngnông

thôn với tổng chiều dài 314 km. Trong đó:

- Đường Quốc lộ: Gồm QL 10, QL 21, QL 21B, QL 38B, QL 10: Đoạn tuyến tránh TP. Nam Định qua huyện Mỹ Lộc có mặt cắt ngang nền rộng 19m, mặt rộng 14m, có đường gom và vỉa hè

QL 21: Đoạn từ cầu Họ (km134+963) đến cầu vượt đường sắt QL21 TP.Nam Định (Km147+200) dài 12,237 km đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nền 12m, mặt bê tông nhựa 11m. Riêng mở rộng đoạn qua thị trấn Mỹ Lộc km141+500 km143+196 dài 1,7km có Bm = 16m thảm bê tông nhựa vỉa hè bên trái 3m.

QL38B (38A cũ): chiều dài qua huyện Mỹ Lộc là 3,5 km đạt tiêu chuẩn cấp V, nền rộng 6-7m, mặt rộng 3,5 - 5m rải nhựa, chất lượng xấu.

QL 21B dài 3,9 km, mặt đường rộng 36m gồm 4 làn xe cơ giới

Đường huyện lộ, liên xã và trục chính của xã có tổng chiều dài 134,20 km trong đó đường nhựa, bê tông xi măng là 76,4 km; đường cấp phối là 51,8 km và gạch, đất là 6,0 km. Đường giao thông thôn xóm dài 168,0 km trong đó đường nhựa, bê tông xi măng là 143,8 km; đường đá dăm, cấp phối là 24,2 km. Nhìn tổng thể hệ thống giao thông của huyện có một số đặc điểm sau:

Về mạng lưới giao thông: được hình thành từ nhiều năm trước đây nhưng cơ bản là khá hợp lý về quy hoạch mạng lưới giao thông chung, đảm bảo cho xe ô tô đi từ tỉnh, huyện đến các xã trong toàn huyện và liên hoàn với mạng lưới giao thông Quốc gia.

Về tình trạng kỹ thuật đường bộ: Trừ các tuyến đường Quốc lộ, còn lại các tuyến đường nhìn chung chất lượng còn xấu, nền đường, mặt đường còn hẹp. Tất cả các tuyến đường đã được trải nhựa, đá cấp phối, gạch hoá hoặc bê tông hoá. Toàn huyện hiện tại có 33 cầu các loại với tổng chiều dài 431,50 m, đa số các cầu này đến nay đã xuống cấp, một số đã hư hỏng cần được khôi phục, sửa chữa.

Mỹ Lộc có sông Châu Giang và sông Hồng chảy qua dài khoảng hơn 15 km, có khả năng cho các phương tiện đường thuỷ lưu thông. Trên mạng lưới giao thông đường thủy của Mỹ Lộc hiện tại có 5 bãi xếp dỡ vật liệu ở Mỹ Trung, Mỹ Phúc, Mỹ Tân. Hàng năm, xếp dỡ một lượng hàng hoá lớn chủ yếu là vật liệu xây dựng.

* Đường sắt:

Huyện Mỹ Lộc có 11 km đường sắt Bắc Nam, đã được nâng cấp để chạy tàu 32 giờ. Trên địa bàn huyện có 2 ga: ga Cầu Họ và ga Đặng Xá đã được cải tạo và nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách.

b. Y tế

Toàn huyện Mỹ Lộc có 13 cơ sở y tế với 231 giường bệnh. Trong đó:

Một bệnh viện Đa khoa với 140 giường bệnh, 11 trạm y tế xã với 91 giường bệnh, 01 Bệnh xá Quân đội.

Số cán bộ tham gia trong lĩnh vực y tế là: 140 người. Trong đó: Bác sỹ: 24 người, Y sỹ: 25 người, Y tá, Hộ lý 58 người, trình độ khác: 20 người, Dược sỹ cao cấp: 2 người, dược sỹ trung cấp 10 người, dược tá 1 người.

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đảm bảo. Hệ thống y tế có bước phát triển về bộ máy, cơ sở vật chất và nhân lực. Y đức của đội ngũ thầy thuốc, tinh thần phục vụ và chăm sóc người bệnh có sự chuyển biến rõ rệt. Hoạt động y tế dự phòng và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm được triển khai kịp thời.

Mạng lưới y tế cơ sở được chăm lo xây dựng, đến nay 100% các thôn, xóm, tổ dân phố đều có cán bộ y tế. Toàn huyện có 7/11 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Bệnh viện đa khoa huyện hiện có 140 giường bệnh (tăng 1,4 lần so với năm 2010), được trang bị nhiều thiết bị công nghệ cao. Hiệu suất sử dụng giường bệnh tuyến huyện đạt 110%, tuyến xã đạt 100%. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi và người có thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện nghiêm túc.

Kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đều đạt và vượt kế hoạch: trên 98% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, không có tai biến, tử vong. Thực hiện quản lý thai sản 100%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 14%, nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh lên

97%. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai toàn diện, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,83%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 10%.

3.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Mỹ Lộc là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Nam Định. Về mặt địa lý huyện Mỹ Lộc có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, do nằm kề với thành phố Nam Định và cách thành phố Ninh Bình 30 km, cách thành phố Phủ Lý 23 km, cách thành phố Thái Bình 20 km, là những thành phố, đang trong quá trình CNH - HĐH mạnh. Mặt khác trên địa bàn huyện có Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 10, Quốc lộ 38B và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với 2 nhà ga: nhà ga Đặng Xá, ga Cầu Họ và hệ thống đường thuỷ trên sông Hồng là những điều kiện thuận lợi để Mỹ Lộc mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các khu vực phát triển của đồng bằng châu thổ sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2020 cho huyện mỹ lộc, tỉnh nam định​ (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)