1. Môi trường nuôi cấy
1.7.6. Thử nghiệm kiểm tra các tác nhân ngoại lai
1.7.6.1. Kiểm tra tác nhân ngoại lai trên chuột nhắt trưởng thành:
Mục đ ch: Phát hiện các vi rút gây độc ngoại lai nhiễm vào tế bào như vi rút viêm màng não mủ, coxsackieviruses, flaviviruses, và vi rút Dại.
Phương pháp: Gây nhiễm hỗn dịch tế bào trên động vật thí nghiệm với tỷ lệ tế bào 1x107 tế bào/ ml/10ml trên số lượng chuột 10 con trọng lượng 15-20 gram/chuột.
Liều tiêm Đường tiêm/số lượng chuột: 0,5ml/ổ bụng/10 con và 10 con/nhóm chứng sau đó theo dõi 3 tuần (21 ngày).
Tiêu chuẩn: ≥ 8 % chuột sống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bện lý.
1.7.6.2. Kiểm tra tác nhân ngoại lai trên chuột lang:
Mục đích: Phát hiện các vi rút ngoại lai và vi khuẩn lao.
Phương pháp: Gây nhiễm hỗn dịch tế bào trên động vật thí nghiệm với tỷ lệ tế bào 1 x 107 tế bào/ml/40ml với số lượng chuột 5 con với trọng lượng 350-450 gram/chuột sau đó theo d i 4 ngày.
Liều tiêm Đường tiêm/số lượng chuột: 5 ml/ổ bụng/con.
Tiêu chuẩn: ≥ 8 % chuột sống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý.
1.7.6.3. Kiểm tra các tác nhân ngoại lai trên trứng gà có phôi:
Mục đ ch: Phát hiện các tác nhân gây nhiễm tế bào trong quá trình nuôi cấy và gặt là các loại vi rút cúm, sởi, quai bị…
Phương pháp: Gây nhiễm hỗn dịch tế bào trên trứng gà có phôi với tỉ lệ tế bào 1 x 107 tế bào/ml/10ml với số lượng trứng gà có phôi là 10 quả 10-11 ngày tuổi.
Liều tiêm: 0,5 ml/quả.
Nhiệt độ và thời gian nuôi cấy: Điều kiện 36±1oC/72h.
Tiêu chuẩn đánh giá: ≥ 8 % phôi gà sống sau 72h theo dõi và dịch niệu không có vi rút ngưng kết hồng cầu gà.