7. Kết cấu của khóa luận
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:
Một là, thực hiện và vận dụng một cách hiệu quả những chủ trương của Đảng và nhà nước qua các kì đại hội về việc phát triển công nghiệp đối với đặc điểm cụ thể của tỉnh Ninh Bình.
Quán triệt quan điểm của ĐCSVN về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phát triển công nghiệp ở Việt Nam. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã áp dụng vào đặc điểm của tỉnh nhà, luôn phát huy tính năng động, sáng tạo của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, bảo đảm công nghiệp tỉnh phát triển ổn định, vững chắc, đúng định hướng, khai thác hết tiềm năng lợi thế của tỉnh trong phát triển công nghiệp.
Hai là, phát huy thế mạnh của địa phương, tranh thủ các nguồn lực khác để phát triển công nghiệp.
Phát triển công nghiệp của một tỉnh đòi hỏi tất yếu trong quá trình đi lên phải phát huy sức mạnh tổng hợp giữa địa phương và Trung ương, giữa trong nước, khu vực và nước ngoài... mới hoà nhập với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Phát triển công nghiệp đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực và vật lực rất lớn, do vậy phải huy động, kết hợp tốt cả nội lực của tỉnh và các nguồn lực bên ngoài, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của mọi các cấp, chính quyề, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Không kết hợp phát huy yếu tố nội lực của tỉnh với tranh thủ nguồn lực bên ngoài sẽ không tạo được sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển, không đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ninh Bình là một tỉnh có tiềm năng công nghiệp lớn với nguồn tài nguyên khoáng sản trữ lượng cao, đặc biệt là các núi đá vôi sản xuất ra vật liệu xây dựng, nhà máy phân đạm Ninh Bình, đã sớm hình thành hệ thống các khu, 08 cụm công nghiệp; với vị trí địa lý, giao thông có đường thủy, đường sắt, đường bộ gắn kết Ninh Bình với các tỉnh rất thuận tiện cho giao lưu,liên
kết. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, nhất là khi công nghiệp thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tìm đến Ninh Bình như: công ty Nieshing của Trung Quốc, tập đoàn Xuân Thành, Xuân Trường,...
Để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tỉnh Ninh Bình đã tiếp tục hoàn thiện cơ chế đầu tư, hành trang pháp lý cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quy định các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Với quyết tâm cao việc cải thiện môi trường đầu tư, thời gian gần đây, tỉnh đã tiến hành nghiên cứu và tổ chức nhiều hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực này.
Ba là, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành trong phát triển công nghiệp
Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và vai trò quản lý của chính quyền địa phương là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến mọi thắng lợi của công cuộc đổi mới và quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Ninh Bình.
Đảng bộ tỉnh nắm bắt kịp thời đường lối chủ trương của Đảng, chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm, điều kiện của tỉnh, nắm vững những kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp, nắm vững diễn biến tình hình, lợi thế của tỉnh để đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn tỉnh và xu thế chung của cả nước. Đây là biện pháp quan trọng để bảo đảm cho Đảng bộ định hướng đúng quá trình phát triển công nghiệp. Đảng bộ phải đoàn kết, thống nhất gắn bó với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh để thấu hiểu những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất công nghiệp, trên cơ sở đó thống nhất chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp với từng vùng, từng ngành. Nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt của ngành công nghiệp ngày một phát triển, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, lòng tin của nhân dân đối với Đảng bộ ngày càng cao, chính trị xã hội luôn ổn định, kết hợp ý Đảng lòng dân là yếu tố quan trọng đẩy mạnh quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh.
Các cấp ủy, chính quyền cần tăng cường nâng cao công tác bồi dưỡng cán bộ về mọi mặt, đặc biệt là đào tạo trình độ, nghiệp vụ quản lý kinh tế, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ để mọi cán bộ đảng viên thực sự là tấm gương sáng trong quá trình phát triển công nghiệp. Ngoài việc nâng cao năng lực quản lý, các cấp chính quyền đề ra chính sách đúng đắn, tuyển chọn cán bộ, đảng viên có đầy đủ trình độ, năng lực chỉ đạo duy trì hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao. Xây dựng một hệ thống hành chính địa phương dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng và chống lãng phí, quan liêu, bao cấp, buôn lậu. Đặc biệt, chống các hành vi, lợi dụng quyền chức để làm giàu bất chính, xây dựng lòng tin của quần chúng nhân dân đối với chính quyền địa phương, đoàn kết, đồng lòng phát triển KTCN.
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động để mọi người dân, đặc biệt là giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức quán triệt và thấu hiểu một cách đúng đắn và sâu sắc chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh. Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động để đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp. Từ đó, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng và phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.
Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng của tỉnh Ninh Bình là sự nghiệp của toàn Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình. Vì vậy tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, khơi dậy truyền thống đoàn kết, phát huy sức mạnh trong nhân dân có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực, là cơ sở để động viên nhân dân, các thành phần kinh tế tích cực, tự giác tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển công nghiệp, nhằm đưa sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh phát triển một cách toàn diện và bền vững.
Những kinh nghiệm trên đây là một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Mỗi kinh nghiệm có nội dung cụ thể, nhưng đều hướng tới mục tiêu nhằm phát triển công nghiệp của tỉnh một cách nhanh, hiệu quả và bền vững.
Tiểu kết chương 3
KTCN ở Ninh Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trong giai đoạn 2005 - 2015 mặc dù còn một số hạn chế nhưng đã đạt nhiều thành tựu nổi bật có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT - XH của tỉnh. Đó cũng chính là động lực để Đảng bộ thực hiện phát triển KTCN trong giai đoạn tiếp theo. Quá trình lãnh đạo phát triển KTCN của Đảng bộ tỉnh từ năm 2005 đến năm đã đúc rút được một số kinh nghiệm chủ yếu là tiền đề quan trọng để Đảng bộ tỉnh Ninh Bình thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển KTCN của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo.
KẾT LUẬN
Trải qua 10 năm (2005 - 2015), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, XX dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI của Đảng, KTCN tỉnh Ninh Bình đã có những bước tiến vững chắc, góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
Quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế công nghiệp ở Ninh Bình từ năm 2005 đến năm 2015 đã đúc kết được những kinh nghiệm quý. Đó là những đóng góp quan trọng về thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế công nghiệp gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng nói chung, kinh tế công nghiệp ở Ninh Bình nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Để KTCN tiếp tục duy trì và phát triển,cần vận dụng đúng đắn và hợp lí các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế công nghiệp để đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công nghiệp cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Chú trọng chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý công nghiệp vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân cho sự nghiệp phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh. Đó cũng chính là những kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển KTCN từ năm 2005 đến năm 2015. Đồng thời, đó là cơ sở, tiền đề thúc đẩy KTCN của Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ban tuyên giáo Ninh Bình và Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2010), “Địa chí Ninh Bình”.
2.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4.Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Hội nghị lần thứ mười, ban chấp hành trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng.
5.Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ IV, Văn phòng Tỉnh uỷ Ninh Bình.
6.Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, Văn phòng Tỉnh uỷ Ninh Bình.
7.Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX, Văn phòng Tỉnh uỷ Ninh Bình.
8.Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, Văn phòng Tỉnh uỷ Ninh Bình.
9.HĐND, Nghị quyết số 25/2010/NQ-HĐND ngày 24 tháng 12 năm 2010
“Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011”.
10. Lê Hồng Yến (2007), Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp Việt Nam (Thông qua thực tiễn các khu công nghiệp miền Bắc), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Thương mại.
11. Nguyễn Thị Thanh (2018), Ninh Bình - vùng cố đô trên đà phát triển, báo Nhân Dân.
12. Nguyễn Chí Bính, Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến nay: kinh nghiệm và giải pháp, luận văn thạc sĩ.
13.Nguyễn Thị Mơ, Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015”, luận văn thạc sĩ.
14.Sở công thương tỉnh Ninh Bình (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.
15. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 về “Chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp”.
16.Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Đề án số 02/ĐA - UBND năm 2013 về
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp tỉnh Ninh bình đến năm 2005, định hướng 2025.
17. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Kế hoạch số 53/KH - UBND ngày 2/10/2012 về thực hiện Nghị quyết số 04 - NQ/TU ngày 9/8/2006 của tỉnh ủy về Phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ năm 2015.
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Quyết định số 1556/2006/QĐ - UBND
ngày 31 tháng 7 năm 2006 của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình “Về việc ban hành quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Văn bản số 154/UBND - VP4 ngày 13/2/2012 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.
20.Văn bản số 154/UBND-VP4 ngày 13/04/2012 “về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp”.
21.Viện Dự báo chiến lược Khoa học và Công nghệ, Quá trình hình thành, phát triển công nghiệp Việt Nam.
22.Viện khoa học thống kê (2012), Kinh tế Ninh Bình sau 9 năm tái lập tỉnh,
Tổng cục thống kê.
23. Võ Đại Lược (1994), Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam trong quá trình đổi mới - Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.