7. Kết cấu của khóa luận
3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm
* Ưu điểm
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, đặc biệt từ năm 2005 đến 2015, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện phát triển KTCN, theo đó KTCN ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn này đã đạt được t nhiều thành tựu quan trọng. Có được những thành tựu đó là nhờ sự lãnh đạo của ĐCSVN và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, được thể hiện trên những khía cạnh sau:
Một là, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và sự cần thiết phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp, kịp thời đề ra chủ trương lãnh đạo sát đúng với thực tế từng nơi trên địa bàn. Chủ động thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển công nghiệp ở địa phương từ rất sớm, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng các cơ sở kinh tế cùng nhân dân tại mỗi địa bàn trong tỉnh.
Ngay từ khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã khẳng định vai trò của kinh tế công nghiệp trong quá trình phát triển đất nước là một trong những mục tiêu phát triển của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Nhận thức của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về vai trò của kinh tế công nghiệp được thể hiện rất rõ trong các văn kiện Đại hội, các nghị quyết, chỉ thị. Từ đó đã đề ra những chủ trương đúng đắn trong việc phát triển kinh tế công nghiệp ở tỉnh. Cụ thể trong giai đoạn 2005 - 2015, trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ, tỉnh cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển KTCN:
Ở Đại hội Đại biểu tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, Đảng không những có những cái nhìn toàn diện về vai trò của KTCN mà còn định hướng những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện để phát triển kinh tế công nghiệp trong thời đại ngày nay. Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh: Trong 5 năm tới tập
trung phát triển vào những sản phẩm thế mạnh có khả năng cạnh tranh cao, tập trung đẩy mạnh vào sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng.
Vai trò của KTCN cũng được Đại hội Đại biểu tỉnh Ninh Bình lần thứ XX đề cao thông qua các chủ trương, chính sách, trong đó Đảng đưa ra chủ trương: Sử dụng và phát huy tối đa các khu công nghiệp đang có đồng thời mở rộng đầu tư các khu công nghiệp mới; thu hút sự đầu tư cũng như nâng cao chất lượng và quy mô với sự áp dụng của công nghệ cao nhằm nâng cao tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh nhà.
Như vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã thấy rõ vai trò to lớn của kinh tế công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Mỗi giai đoạn, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lại đề ra những chủ chương, biện pháp cụ thể để phát triển KTCN của tỉnh. Nhờ những nhận thức và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình mà kinh tế công nghiệp ở tỉnh ngày càng thu được nhiều thành tựu.
Thứ hai, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh đạt được nhiều thành tựu
Đặc biệt, Đai hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX đã chỉ ra những thành tựu sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, trong đó có thành tựu công nghiệp: “Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thu ngân sách, xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghiệp nhất là sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch có bước phát triển khá” [7; tr.28].
Cụ thể, nền kinh tế tiếp tục ổn định phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; GDP bình quân đầu người tăng nhanh. “GDP bình quân đầu người hàng năm đạt 16,5% (trong đó mục tiêu tại đại hội lần thứ XIX của tỉnh đề ra là 14,5%), đó là mức tăng trưởng cao trong điều kiện chịu ảnh hưởng của sự suy thoái toàn cầu. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp bình quân hàng năm theo giá CĐ 1994 đạt 28,4% (mục tiêu là 26,0%), giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm tăng 28,4%” [7; tr.29 -30].
Tỷ lệ VA/GO công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn vừa qua được duy trì ổn định (giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 30%-35%), năm 2010 đạt 29,3%
(cả nước hiện nay là 24%). Điều này nói lên hiệu quả tăng trưởng công nghiệp Ninh Bình trong thời gian qua có những hiệu quả kinh tế nhất định.
Ở Đại hội Đại biểu tỉnh Ninh Bình lần XXI, Đảng bộ Ninh Bình cũng đã chỉ ra những thành tựu về công nghiệp của giai đoạn 2010 - 2015: "Sản xuất công nghiệp có chuyển biến tích cực. Chú trọng phát triển công nghiệp đảm bảo theo quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (giá cố định 1994) bình quân đạt 19,0%/ năm (cao hơn mục tiêu đề ra 3,0%). Tổng giá trị sản xuất (giá cố định 1994) năm 2015 ước đạt trên 20,66 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2010. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực truyền thống (thép, phân lân, xi măng, gạch,...) tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá. Một số dự sán sản xuất mới hoàn thành đã đi vào hoạt động có hiệu quả ( ô tô, linh kiện, điện tử) ” [8; tr.36].
“Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân hằng năm trong nhiệm kỳ đjat gàn 20,7 nghìn tỷ đồng/ năm. Cơ cấu ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài” [8; tr.36].
“Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn có bước phát triển, tập trung vào các nghề: Mộc, nề, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 83/257 làng nghề được UBND tỉnh công nhận; giá trị sản xuất từ nghề làng nghề chiếm 19% tổng giá trị sản xuất công nghiệp” [8; tr.37].
Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp của tỉnh còn nhiều, khoảng 3.100 ha, trong đó diện tích đã dùng hiện chiếm khoảng 15%. Xu hướng chuyển dịch dòng đầu tư đang phát triển theo hướng thuận lợi và tích cực. Đây là những thuận lợi quan trọng cho phát triển công nghiệp trong các giai đoạn tới.
Lực lượng lao động ngành công nghiệp trong cơ cấu lao động toàn ngành kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng dần về tỷ trọng. Tuy nhiên, năng suất lao động ngành công nghiệp Ninh Bình còn ở mức khá, năm 2013, tính theo giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) đạt ở mức 142 triệu đồng/người/năm; theo VA đạt 68,2 triệu đồng/người/năm.
sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và có thị trường tiêu thụ.
Trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân hằng năm đạt gần 20,7 tỷ đồng/năm. Tỷ trọng vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu ngân sách nhà nước đã tăng lên.
Những kết quả của quá trình phát triển KTCN giai đoạn 2005 - 2015 là cơ sở để Đại hội Đảng bộ tỉnh trong các nhiệm kỳ tiếp theo đề ra nhiều chủ trương, đường lối nhằm phát triển mạnh mẽ, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp theo chiều sâu, bền vững, mang lại giá trị sản xuất cao.
Nhìn chung, quá trình nhận thức và hoạch định chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 2005 đến năm 2015 thể hiện sự đồng bộ, nhất quán, đột phá với những bước đi mạnh dạn, rõ ràng, chắc chắn.
Thực tiễn và kết quả phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2015 đã khẳng định bước chuyển quan trọng trong nhận thức và sự sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén với bối cảnh mới của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc xác định con đường, hướng phát triển, mục tiêu và những nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới.
* Nguyên nhân của ưu điểm
Một là, trong quá trình tổ chức chỉ đạo, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã luôn được sự giúp đỡ của Trung ương, các bộ, ngành có liên quan; thường xuyên bám sát tình hình thực tiễn, chủ động triển khai nhiều giải pháp tích cực, phát huy ưu điểm của địa phương, xác định phương hướng và giải pháp phù hợp phát triển công nghiệp từng vùng, từng ngành, chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phát triển KT - XH gắn chặt với quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh.
Hai là, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã biết kế thừa, phát huy và rút ra được bài học kinh nghiệm từ các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh ở các khóa trước; quá trình tích lũy và đầu tư KTCN qua nhiều năm đã đạt được hiệu quả.
Ba là, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, thống nhất, huy động các nguồn lực cùng với sự cố gắng của quần chúng nhân dân và các nhà đầu tư cùng phát triển KTCN. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã làm tốt công tác quần chúng, thực hiện đúng đắn và sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phát triển của Nhà nước.
Bốn là, công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý công nghiệp tiếp tục được đổi mới, xác định đúng và có nhiều giải pháp chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế công nghiệp; sâu sát cơ sở, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, có sự phối hợp hiệu quả của các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế công nghiệp. Ý thức, trách nhiệm cán bộ quản lý công nghiệp ngày càng cao; có sự đoàn kết, đồng thuận trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, doanh nghiệp.
Như vậy, xuất phát điểm của Ninh Bình là tỉnh nông nghiệp, song, cùng với những quyết sách mạnh dạn, sáng tạo, nhạy bén với thị trường đã giúp tỉnh Ninh Bình nói chung và công nghiệp nói riêng có bước phát triển hợp lý. Đến năm 2015, công nghiệp tỉnh Ninh Bình đã vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, là động lực quan trọng để thúc đẩy quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.