7. Kết cấu của khóa luận
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
* Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, quá trình lãnh đạo phát triển KTCN tỉnh Ninh Bình vẫn còn những hạn chế:
Một là, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhận thức về vai trò, vị trí của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển công nghiệp chưa thật sự đúng và đầy đủ. Từ đó, chưa tổ chức thực hiện được hết những gì mà chủ trương của Đảng đề ra. Điều này dẫn tới việc chỉ đạo, giao kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch giữa các ngành, các cấp, giữa Trung ương và địa phương còn nhiều bất cập, thiếu sâu sát, cụ thể.
Hai là, quản lý đầu tư xây dựng còn những hạn chế như: đầu tư còn dàn trải, kéo dài; trình tự thủ tục đầu tư xây dựng chưa trú trọng, cải cách, đầu tư
phát triển vùng sâu, vùng xa kém hiệu quả. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch có lúc, có nơi còn buông lỏng. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Ba là, công tác nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Những công nghệ, khoa học kỹ thuật mới chưa được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để tăng hàm lượng chất xám trong các sản phẩm công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bốn là, chưa phát huy được hết tiềm năng của tất cả các ngành công nghiệp mà chỉ tập trung ở một số ngành. Tỉ trọng phát triển giữa cách ngành còn nhiều sự chênh lệch,khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường còn yếu.
Năm là, chất lượngnguồn nhân lực chưa đáp ứng được hết nhu cầu của ngành. Phân chia cơ cấu lao động còn chưa hợp lí.
* Nguyên nhân của hạn chế
Một là, do nền kinh tế tỉnh còn thấp, thiếu những chuyên gia chuyên sâu về từng ngành. Chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố suy thoái kinh tế thế giới, thiên tai, dịch bệnh.
Hai là, kế hoạch sử dụng đất đai ban hành chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và phát triển của các dự án đầu tư và sử dụng đất cho mục đích phát triển công nghiệp.
Ba là, trong quá trình Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ, chỉ đạo các chủ trương phát triển KTCN còn xuôi chiều, thụ động chấp hành sự chỉ đạo, thiếu kiểm tra đôn đốc. Tiếp thu về sự phát triển kinh tế thị trường cũng như chủ trương của Đảng và nhà nước còn chậm,chưa hiệu quả. Thông tin về kinh tế chung cả nước so với tỉnh nhà chưa thực tế để có được sự so sánh đối chiếu. Công tác chỉ đạo một số nơi còn lỏng lẻo,chưa nghiêm. Vai trò lãnh đạo một số bộ phận còn yếu,chưa đủ đáp ứng yêu cầu.
Bốn là, công tác nắm tình hình, huy động nguồn lực từ quần chúng nhân dân chưa thực sự hiệu quả.