Chỉ đạo công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và xây dựng quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015​ (Trang 35 - 42)

7. Kết cấu của khóa luận

2.2.3. Chỉ đạo công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và xây dựng quy

quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản số 154/UBND-VP4 ngày 13/4/2012 về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trong đó giao Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện rà soát hoạt động của các khu công nghiệp; Sở Công Thương chủ trì tổ chức rà soát hoạt dộng của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả rà soát được đánh giá như sau:

Việc quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng tương đối được nhu cầu phát triển KTCN, đảm bảo cho tăng trưởng KT- XH trong các giai đoạn trước đây và các năm tiếp theo. Tuy nhiên, việc quy hoạch, phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh, chưa đảm bảo tính bền vững lâu dài và chưa tạo điều kiện thu hút các ngành công nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao, việc thu hút đầu tư hạ tầng còn chậm, tỷ lệ lấp đầy thấp, hiệu quả chưa cao, một số khu, cụm còn sử dụng đất lúa,... Như vậy để tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư phát triển KTCN theo hướng công nghệ

sạch, có giá trị cao, phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh cần phải xem xét điều chỉnh, quy hoạch, phân bố phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, khi phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới các huyện, thành phố, thị xã cần chú ý đến nội dung quy hoạch khu sản xuất thủ công nghiệp, tập trung để giành quỹ đất phát triển công nghiệp nông thôn, nhất là các xã không có quỹ đất quy hoạch phát triển cụm công nghiệp.

Năm 2015, Sở tập trung triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trình UBND tỉnh xem xét, quyết định ban hành “Quy chế đánh giá, xét chọn và hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực tỉnh Ninh Bình, phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 – 2020”, tham mưu chính sách về hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Thực hiện thông tư liên tịch số 31/2012 /TTLT - BCT - BKHĐT ngày 10/10/2012 của Bộ công thương, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Sở công thương đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố hoàn thiện hồ sơ, trình UBND tỉnh quyết định thành lập 07 cụm công nghiệp và bổ sung một cụm công nghiệp Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh. Ngoài ra, sở công thương cũng đã thành lập Trung tâm đầu tư phát triển cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình và chính thức đi vào hoạt động với mục đích tăng cường quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp, kho công nghiệp, thu hút nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong và ngoài nước. Năm 2013, một số dự án công nghiệp đã đi vào sản xuất như: Nhà máy sản xuất ắc quy, nhà máy sản xuất đồ chơi thú nhồi bông... Bên cạnh đó, Ninh Bình đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và camera tại khu công nghiệp Phúc Sơn với tổng mức đầu tư 28 triệu USD; đẩy mạnh tiến độ để bàn giao mặt bằng xây dựng nhà máy sản xuất phân bón cho Công ty cổ phần Bình Điền chi nhánh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 295 tỷ đồng.

Công tác phát triển tiểu thủ công nghiệp, trọng tâm là khuyến công, được Ninh Bình quan tâm, tập trung đẩy mạnh phát triển các nghề, làng nghề truyền thống như: Chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ... Năm 2013, Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đã tham mưu UBND tỉnh Ninh Bình quyết định công nhận 75 làng nghề đạt danh hiệu làng nghề cấp tỉnh, trong đó có 39 làng

nghề chế biến cói, 11 làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, 4 làng nghề thêu ren và các làng nghề mây tre đan, mộc, gốm sứ.

Để tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tháo gỡ khó khăn, tiếp tục duy trì và đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu..., trong năm 2013, Sở Công thương đã chỉ đạo Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch kinh phí khuyến công tập trung vào triển khai nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 8/10/2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 9/8/2006 của Tỉnh ủy “về phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ đến năm 2015.

Kinh phí khuyến công quốc gia 650 triệu đồng hỗ trợ cho 2 đề án: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gầu ngoạm thủy lực của Công ty TNHH Đổi Mới; đào tạo nghề đan cói, bèo và bẹ chuối xuất khẩu cho 200 lao động tại Xí nghiệp tập thể chiếu cói Đại Đồng, Xí nghiệp tư doanh chiếu cói Quang Phong tổ chức đào tạo cho các lao động trên địa bàn huyện Kim Sơn. Kinh phí khuyến công địa phương 2.000 triệu đồng đã và đang hỗ trợ tích cực cho 23 đề án.

Để phát triển tiểu thủ công nghiệp, trung tâm khuyến công đã triển khai thực hiện 29 đề án khuyến công, với tổng kinh phí hỗ trợ 4,25 tỷ đồng, trong đó 02 đề án khuyến công Trung ương và 27 đề án khuyến công địa phương. Các đề án khuyến công đã tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học các cơ sở sản xuất ở khu vực nông thôn; hỗ trợ công tác xét duyệt công nhận làng, nghề nghệ nhân cấp tỉnh; tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, cụ thể thông qua việc sử dụng nguồn kinh phí khuyến công, trình UBND tỉnh công nhận 01 làng nghề truyền thống và 18 nghệ nhân cấp tỉnh, tổ chức bình chọn 35 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2015”.

Tại đề án số 02/ĐA - UBND năm 2013 “Về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2025” đã đưa ra những phương hướng và giải pháp: “Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để duy trì, ổn định sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn; tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư sớm đi vào hoạt động: Các Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp; nhà máy sản xuất phân đạm Ninh Bình (công suất 560 nghìn tấn/năm), nhà máy luyện phôi thép và chế tạo kết cấu thép (công suất 500.000 tấn/năm), nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Thành Công (công suất 13.000 xe/năm), nhà máy sản xuất kính Tràng An, các dự án sản xuất có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn” [16].

Tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án sản xuất xi măng đã được cấp phép và nâng cao công suất hoạt động và dần ổn định công suất sản xuất của các nhà máy xi măng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Đóng mới tàu thuyền, nâng cấp sửa chữa tàu thuyền, ổn định các mặt hàng phân đạm, thép chất lượng cao.

Xây dựng và thực hiện tốt các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt là ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch thuộc các lĩnh vực điện tử, điện lạnh, cơ khí, ô tô, bia, chế biến hàng hóa nông sản... Quy hoạch phát triển thêm khu, cụm công nghiệp ở huyện Kim Sơn, thu hút, kêu gọi các nguồn vốn của các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất các khu công nghiệp Gián Khẩu, Phúc Sơn, Khánh Cư, Khánh Phú, Tam Điệp và phát triển nhanh các cụm công nghiệp, các làng nghề.

Tập trung thu hút các dự án sản xuất công nghiệp thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo, lắp ráp có công nghệ sạch, tiên tiến có quy mô lớn, đảm bảo lao động ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao; các dự án sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ hoạt động du lịch. Đẩy nhanh việc quy hoạch phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

Phát triển các cơ sở lắp ráp, sản xuất và sửa chữa điện tử, dệt may, cơ khí và mở rộng làng nghề. Xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản cho ở các sản phẩm có sự cạnh tranh và nhu cầu tiêu dùng cao và tạo điều kiện phát

triển thêm một số sản phẩm mới. Khuyến khích, tạo điều kiện để tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển KTCN trong tỉnh, giúp KTCN trong tỉnh ngày càng vững mạnh.

Ban hành chính sách ưu tiên phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống ở nông thôn sản xuất hàng xuất khẩu. Gắn lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ một cách chặt chẽ và hài hòa. Triển khai chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, đặc biệt là những chính sách hỗ trợ về thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ về đầu tư, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại; hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện sở hữu công nghiệp.

2.2.4. Chỉ đạo ban hành về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp

Quyết định số 1556/2006/QĐ - UBND ngày 31 tháng 7 năm 2006 của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình “về việc ban hành quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”. Trong đó, quyết định đã đưa ra các ưu đãi khuyến khích đầu tư như:

“Ưu đãi về đơn giá thuê đất: Nhà đầu tư được thuê đất với đơn giá thuê đất thấp nhất theo quy định hiện hành của chính phủ.

Ưu đãi về mức giá thuê mặt nước: Nhà đầu tư được thuê mặt nước với mức thấp nhất trong khung giá thuê mặt nước theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Ưu đãi về vốn đầu tư: Các dự án đầu tư vào các khu công

nghiệp, khu du lịch do UBND tỉnh công bố, được ưu tiên xem xét cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, hoặc bảo lãnh vốn vay tín dụng, hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định của Nhà nước và của Quy đầu tư phát triển Ninh Bình tại từng thời kỳ.

Ưu đãi lãi suất vay vốn, lãi suất cho thuê tài chính và phí

cung cấp các dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Ưu đãi lãi suất vay vốn và lãi suất cho thuê tài chính: Các dự án đầu tư vào

các khu công nghiệp, khu du lịch được các Ngân hàng Thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho thuê tài chính với lãi suất giảm từ 5% đến 10% so với lãi suất cho vay vốn và lãi suất cho thuê tài chính đối với khách hàng bình thường.

Ưu đãi phí cung cấp các dịch vụ Ngân hàng: Các ngân hàng Thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh thu phí thanh toán qua Ngân hàng và các dịch vụ khác do Ngân hàng cung cấp với mức thấp nhất trong khung phí hiện hành do Ngân hàng cung cấp trên quy định; miễn thu phí dịch vụ tư vấn vay vốn và tư vấn xây dựng dự án kinh tế khi ngân hàng tư vấn cho doanh nghiệp; giảm 10% đến 15% mức phí cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro” [18].

Ngoài ra, Nghị quyết 1556/2006/QĐ – UBND còn đưa ra các ưu đãi với nội dung:

Ưu đãi về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và giải phóng mặt bằng: Đối với các công trình đầu tư xây dựng ngoài hàng rào dự án trong các khu công nghiệp như: Đường giao thông, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc. Hệ thống cấp thoát nước được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc nguồn vốn của các doanh nghiệp. Đối với các công trình trong hàng rào của dự án, ngân sách Nhà nước cấp 100% kinh phí giải phóng mặt bằng trong các khu công nghiệp.

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương: Trên cơ sở nhu cầu sử dụng lao động của Dự án, các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ chi phí đào tạo lao động một lần cho Dự án, mức tối đa không quá 2 triệu đồng/1 lao động cho một khóa đào tạo.

Ưu đãi về thông tin quảng cáo: “Nhà đầu tư được giảm 50% phí thông tin, quảng cáo trên Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình và Báo Ninh Bình, thời gian 3 (ba) năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động; Được giảm 50% chi phí thuê diện tích tham gia hội chợ, phát triển giới thiệu sản phẩm tổ chức trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”[18].

Thứ nhất, hàng năm ngân sách tỉnh dành một khoản kinh phí từ 5 tỷ đồng trở lên bổ sung cho Quỹ Đầu tư phát triển của tỉnh để thực hiện các ưu đãi đầu tư.

Thứ hai, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các đơn vị có liên quan hướng dẫn việc thi hành quy định này; Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm theo dõi, xác nhận việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lâu dài lao động địa phương đối với các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND các huyện, thị xã và các Sở, Ban, Ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm thực hiện đúng quy định này và đảm bảo an ninh, trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và quy định 1556/2006/QĐ – UBND, đồng thời cung cấp đầy đủ các hồ sơ và hoàn thành thủ tục theo đúng quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin cung cấp.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X và XI, chính sách pháp luật của Nhà nước vào trong quá trình chỉ đạo phát triển KTCN, trong tư duy đổi mới và lãnh đạo, được thể hiện thông qua các chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ Ninh Bình ở các Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, XX, XXI. Từ đó giúp cho KTCN của tỉnh trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 bám sát thực hiện sự lãnh đạo chỉ đạo đã được Đảng bộ đề ra. Những chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Ninh Bình là điều kiện tiên quyết làm nên thành công cho sự phát triển ngành KTCN của tỉnh Ninh Bình trong mỗi giai đoạn. Qua đó ngành KTCN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và KTCN đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung về mọi mặt của toàn tỉnh.

Chương 3

NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015​ (Trang 35 - 42)