Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt đó là: “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật nh m tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”.
Mục tiêu hoàn thiện KSC NSNN qua KBNN Cẩm Giàng cũng không n m ngoài mục tiêu, chiến lược phát triển chung của KBNN.
Thứ nhất, hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán, tiến tới
các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán. Việc thực hiện phương thức cấp phát này dựa trên cơ sở coi dự toán chi NSNN sau khi đã được Quốc hội phê chuẩn là bắt buộc. Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải có
trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo mọi khoản chi NSNN phải có trong dự toán và theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguyên tắc này đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối quy định về MLNS trong cả quá trình ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN, đồng thời là căn cứ để hoàn thiện các phương thức cấp phát NSNN hiện hành. Việc KSC NSNN theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của các đơn vị sử dụng NSNN, kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã được Nhà nước quy định. Phương thức ghi thu - ghi chi cần phải được hạn chế dần tiến tới xóa bỏ, chỉ trừ trường hợp áp dụng đối với các khoản thu chi b ng ngày công lao động và b ng hiện vật. Hạn chế tối đa các khoản chi b ng lệnh chi tiền, chỉ trừ các khoản chi mang tính cấp thiết hay liên quan tới bí mật an ninh quốc gia.
Tuy nhiên để thực hiện được điều này cũng đòi hỏi sự cải tiến mạnh mẽ về nội dung, quy trình lập, duyệt và phân bổ dự toán NSNN, đảm bảo tính chính xác, chi tiết, đầy đủ, kịp thời. Tức là, trên cơ sở các yếu tố, luận cứ các đơn vị sử dụng NSNN phải xây dựng dự toán một cách chi tiết, khoa học, phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo sự thống nhất giữa cơ quan quản lý NSNN với các đơn vị dự toán. Phải coi dự toán NSNN đã được phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành và quyết toán NSNN đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Có như vậy mới hạn chế được những tiêu cực hay việc sử dụng công quỹ lãng phí ngay từ khi bắt đầu chu trình ngân sách và nâng cao chất lượng KSC NSNN qua KBNN.
Thứ hai, cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán của NSNN, đảm bảo
đến đối tượng thực sự là chủ nợ của quốc gia. Tức là, KBNN là cơ quan đầu mối duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, KBNN sẽ trực tiếp thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ (kể cả những công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách) b ng chuyển khoản qua hệ thống Ngân hàng, trừ những trường hợp có chuyển nhượng nợ, hạn chế tối đa việc xuất quỹ để cấp tạm ứng qua khâu trung gian. Quy trình thủ tục KSC NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát và phải đảm bảo các yêu cầu quản lý, đáp ứng yêu cầu sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn kinh phí của Nhà nước. Cơ chế cấp phát và KSC ngân sách phải đạt được mục tiêu cấp đúng mục đích, đối tượng, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà; nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của NSNN. Trong điều kiện hiện nay ở huyện Cẩm Giàng nói riêng và ở Việt Nam nói chung tình trạng chi qua khâu trung gian vẫn còn khá phổ biến như chi một số khoản thanh toán cho cá nhân, chi quản lý hành chính... gây tác động tiêu cực đến công tác quản lý tiền mặt và tạo cơ hội cho những hành vi gian lận, biển thủ công quỹ Nhà nước. Do vậy, cần đổi mới mạnh mẽ phương thức cấp phát thanh toán trong nền kinh tế, mở rộng và áp dụng các phương thức thanh toán hiện đại theo thông lệ quốc tế, có quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán b ng tiền mặt.
Thứ ba, hoàn thiện tổ chức bộ máy, hiện đại hóa công nghệ KSC
NSNN qua KBNN. KBNN cần sớm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng hoạt động với tư cách là cơ quan quản lý điều hành ngân quỹ quốc gia và tổng kế toán quốc gia. Hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN, làm cho kế toán NSNN thực sự là một phương tiện để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc sử dụng công quỹ quốc gia, đồng thời hoàn thiện quy trình KSC "một cửa" theo chiến lược phát triển ngành KBNN đến
năm 2020 tiến tới Kho bạc hiện đại, Kho bạc điện tử. Từ đó đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cho công tác quản lý quỹ NSNN của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương.
Thứ tư, KBNN đảm nhiệm việc quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản,
lập báo cáo và quyết toán NSNN. Để làm được nhiệm vụ này cần phải đổi mới và tổ chức lại bộ máy làm công tác kế toán NSNN theo hướng: Kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN phải chịu sự giám sát về nghiệp vụ kế toán của KBNN, KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu, chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Thực hiện cơ chế này nh m mục đích tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của người chuẩn chi khi ra lệnh thực hiện các khoản chi đó. Điều này đòi hỏi phải xác định rõ đối tượng kế toán KBNN. Mặt khác, KBNN không chỉ hạch toán số thực nhập, thực xuất quỹ NSNN mà còn phải hạch toán cả số dự thu, số dự chi, số ghi chi theo MLNS. Từ đó đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết cho công tác quản lý quỹ NSNN của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Cần phải hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN làm cho kế toán NSNN thực sự là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của việc sử dụng công quỹ quốc gia.
Để đạt được các mục tiêu dài hạn đó, trong thời gian tới KBNN Cẩm Giàng cần triển khai các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, tất cả các khoản chi thường xuyên NSNN đều được kiểm tra,
kiểm soát qua KBNN một cách chặt chẽ, đúng phạm vi, đối tượng, đúng luật. Bên cạnh đó, cơ chế cấp phát và KSC thường xuyên NSNN phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công và phù hợp với cơ chế cấp phát mới như khoán chi hành chính, cơ chế tài chính với các đơn vị sự nghiệp, cơ chế tài chính mới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Thứ hai, việc cấp phát và KSC thường xuyên NSNN qua KBNN phải
chặt chẽ, cấp đúng, cấp đủ góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô tham nhũng, chống những thủ tục hành chính phiền hà đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả sử dụng quỹ NSNN.
Thứ ba, phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các cơ
quan, các cấp trong việc quản lý, điều hành NSNN.
Thứ tư, cần làm cho các cơ quan đơn vị sử dụng NSNN thấy được trách
nhiệm trong việc quản lý và sử dụng NSNN phải đúng luật, đúng mục đích và có hiệu quả. Đặc biệt là phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN.
Thứ năm, xây dựng quy trình KSC thường xuyên NSNN phải đảm bảo
tính khoa học, rõ ràng, công khai, minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, cho đơn vị sử dụng ngân sách và đảm bảo các yêu cầu quản lý.
4.1.2. Phươ hư ng hoàn thiện kiểm t chi thường xuyên ngân sách h ư c qua Kho bạc Nh ư c Cẩm Giàng
Khi KBNN chưa thực hiện nhiệm vụ KSC NSNN, thì việc quản lý chi NSNN gặp rất nhiều khó khăn; các cấp uỷ, chính quyền địa phương, CQTC còn thiếu chủ động được trong điều hành NSNN; đồng tiền NSNN trước khi đưa vào sử dụng không được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng chi tiêu tuỳ tiện, lãng phí, nảy sinh nhiều tiêu cực. Chính vì vậy, trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý NSNN, thì nhiệm vụ KSC NSNN của KBNN đã được khẳng định, với mục tiêu là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN; bảo đảm chi tiêu NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước quy định; chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong sử dụng NSNN.
Trong những năm qua KSC NSNN qua KBNN Cẩm Giàng đã đạt được những kết quả nhất định, bên cạnh đó còn có một số yếu kém, hạn chế cần
phải khắc phục. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu của KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, cần thực hiện tốt các phương hướng như sau:
- KSC thường xuyên NSNN qua KBNN phải gắn liền với cải cách hệ thống tài chính - tiền tệ
Tiếp tục đổi mới, tăng cường quản lý chi NSNN nói chung và KSC NSNN qua KBNN nói riêng, đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ, trong việc cải cách hệ thống quản lý tài chính, tiền tệ ở nước ta, nó phải đặt trong tổng thể các hệ thống chính sách nhất quán. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh của việc KSC thường xuyên NSNN qua KBNN ở mỗi cấp ngân sách.
- KSC thường xuyên NSNN qua KBNN phải được coi là khâu trọng yếu trong quản lý chi NSNN
Trong quá trình đổi mới quản lý chi NSNN, phải đặc biệt quan tâm tới đổi mới KSC thường xuyên NSNN qua KBNN và coi đây là khâu trọng yếu. Việc đổi mới quản lý chi NSNN phải được thực hiện đồng bộ từ khâu đầu tiên là xây dựng định mức cho các mục đích chi tiêu khác nhau, cải tiến hoàn thiện công tác lập kế hoạch, dự toán chi tiêu của các đơn vị và các cấp ngân sách đến việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế cấp phát của CQTC, cơ quan KBNN để đảm bảo chi NSNN ngày càng tiết kiệm, có hiệu quả.
- KSC NSNN qua KBNN đảm bảo đúng nguyên tắc, nhưng không gây ách tắc
Kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, theo đúng qui định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Phải vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển KTXH của từng địa phương, tránh tình trạng áp dụng máy móc văn bản, chế độ làm ách tắc công việc, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đề cao và gắn trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân
sách với trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị sử dụng NSNN.
4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua Kho bạc nhà nƣớc Cẩm Giàng
4.2.1. Nhóm giải pháp về quy trình và nghiệp vụ kiểm soát
4.2.1.1. Thực hiện thanh toán trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng ngân sách và mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ, cá nhân thụ hưởng NSNN b ng hình thức chuyển khoản không những đảm bảo an toàn mà còn giúp cắt giảm các chi phí liên quan đến quản lý tiền mặt như in tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản... đồng thời, góp phần kiểm soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu NSNN. Để làm tốt điều này cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
- Ban hành quy định cụ thể buộc tất cả các cá nhân, đơn vị có đăng ký sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
- Cho phép các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ có quan hệ thanh toán thường xuyên với đơn vị sử dụng ngân sách (như viễn thông, điện lực, cấp thoát nước, bưu điện...) được phép mở tài khoản tiền gửi của đơn vị khác (3741) tại KBNN để phục vụ công tác thanh toán được thuận lợi. Loại tài khoản này là tài khoản chuyên thu của các đơn vị cung cấp dịch vụ, KBNN có trách nhiệm chuyển số dư hàng ngày qua tài khoản của các đơn vị tại ngân hàng và cung cấp bảng kê các đơn vị thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
- Mở rộng thanh toán qua tài khoản thẻ ATM đối với tất cả các khoản thanh toán cá nhân của các đơn vị sử dụng ngân sách đóng trên địa bàn thay vì vẫn thực hiện thanh toán tiền mặt đối với một số đối tượng nhất định. Để làm tốt điều này, cần có sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo các đơn vị thực hiện thanh toán qua thẻ. Đồng thời cần có sự vào
cuộc của các ngân hàng thương mại trên địa bàn để mở rộng trang bị mạng lưới máy ATM tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.
- Bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định thanh toán tiền mặt qua KBNN. Hiện tại việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN đã được quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ và Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên trong đó chưa có quy định cụ thể cho hành vi vi phạm quy định thanh toán tiền mặt qua KBNN. Do đó cần bổ sung để KBNN vừa có căn cứ pháp lý để từ chối các khoản chi không đủ điều kiện thanh toán tiền mặt, vừa có chế tài xử phạt để ngăn ngừa, xử lý các hành vi cố tình làm trái quy định.
4.2.1.2. Thực hiện chặt chẽ thủ tục kiểm soát cam kết chi
Việc quản lý, kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở để có thể chuyển từ kế toán tiền mặt tiến tới kế toán dồn tích, qua đó góp phần thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn nh m phục vụ mục tiêu tái cơ cấu kinh tế. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát cam kết chi sẽ hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu ngân sách, ngăn chặn nợ đọng, góp phần đảm bảo an ninh tài chính; từng bước đưa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công vào quản lý tập trung nh m mục tiêu có thể đàm phán để giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công. Bên cạnh đó, quản lý kiểm soát cam kết chi cũng góp phần nâng cao chất lượng dự báo luồng tiền để quản lý ngân quỹ an toàn, hiệu quả.
Cam kết chi là một biện pháp giúp tăng cường kiểm soát chi tiêu NSNN, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán, tăng cường