4.2.1.1. Thực hiện thanh toán trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng ngân sách và mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ, cá nhân thụ hưởng NSNN b ng hình thức chuyển khoản không những đảm bảo an toàn mà còn giúp cắt giảm các chi phí liên quan đến quản lý tiền mặt như in tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản... đồng thời, góp phần kiểm soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu NSNN. Để làm tốt điều này cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
- Ban hành quy định cụ thể buộc tất cả các cá nhân, đơn vị có đăng ký sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
- Cho phép các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ có quan hệ thanh toán thường xuyên với đơn vị sử dụng ngân sách (như viễn thông, điện lực, cấp thoát nước, bưu điện...) được phép mở tài khoản tiền gửi của đơn vị khác (3741) tại KBNN để phục vụ công tác thanh toán được thuận lợi. Loại tài khoản này là tài khoản chuyên thu của các đơn vị cung cấp dịch vụ, KBNN có trách nhiệm chuyển số dư hàng ngày qua tài khoản của các đơn vị tại ngân hàng và cung cấp bảng kê các đơn vị thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
- Mở rộng thanh toán qua tài khoản thẻ ATM đối với tất cả các khoản thanh toán cá nhân của các đơn vị sử dụng ngân sách đóng trên địa bàn thay vì vẫn thực hiện thanh toán tiền mặt đối với một số đối tượng nhất định. Để làm tốt điều này, cần có sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo các đơn vị thực hiện thanh toán qua thẻ. Đồng thời cần có sự vào
cuộc của các ngân hàng thương mại trên địa bàn để mở rộng trang bị mạng lưới máy ATM tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.
- Bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định thanh toán tiền mặt qua KBNN. Hiện tại việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN đã được quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ và Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên trong đó chưa có quy định cụ thể cho hành vi vi phạm quy định thanh toán tiền mặt qua KBNN. Do đó cần bổ sung để KBNN vừa có căn cứ pháp lý để từ chối các khoản chi không đủ điều kiện thanh toán tiền mặt, vừa có chế tài xử phạt để ngăn ngừa, xử lý các hành vi cố tình làm trái quy định.
4.2.1.2. Thực hiện chặt chẽ thủ tục kiểm soát cam kết chi
Việc quản lý, kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở để có thể chuyển từ kế toán tiền mặt tiến tới kế toán dồn tích, qua đó góp phần thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn nh m phục vụ mục tiêu tái cơ cấu kinh tế. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát cam kết chi sẽ hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu ngân sách, ngăn chặn nợ đọng, góp phần đảm bảo an ninh tài chính; từng bước đưa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công vào quản lý tập trung nh m mục tiêu có thể đàm phán để giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công. Bên cạnh đó, quản lý kiểm soát cam kết chi cũng góp phần nâng cao chất lượng dự báo luồng tiền để quản lý ngân quỹ an toàn, hiệu quả.
Cam kết chi là một biện pháp giúp tăng cường kiểm soát chi tiêu NSNN, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán, tăng cường kỷ luật tài khóa. Để phát huy hiệu quả của cam kết chi cần phải khắc phục được tình trạng cam kết chi mang tính hình thức như hiện nay. Muốn như vậy
cần phải trao quyền chủ động về kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự ràng buộc hài hòa giữa sự chủ động của đơn vị với tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách thông qua việc quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Khi đó đơn vị sẽ thực sự có quyền phân chia số kinh phí được giao cho từng nội dung chi, cho từng nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đúng cam kết chi đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của đơn vị. Trường hợp đơn vị vi phạm thủ tục cam kết chi bị KBNN lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính cũng sẽ tâm phục, khẩu phục và đồng thuận cao.
Các hợp đồng đã cam kết chi, số dự toán cam kết chi đã sử dụng, còn lại… phải có hệ thống báo cáo để theo dõi, quản lý và đánh giá tính hiệu quả để cam kết chi thực sự trở thành một công cụ để quản lý ngân sách chứ không đơn thuần là một thủ tục hành chính như hiện nay. Hết năm ngân sách, KBNN tổng hợp báo cáo CQTC số dư hợp đồng khung đã cam kết chi còn phải tiếp tục thực hiện, đây chính là số nợ hoặc số ngân sách đã cam kết còn phải trả, là một căn cứ để các cơ quan tổng hợp, tham mưu đề nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục bố trí dự toán ngân sách cho đơn vị sử dụng ngân sách trong năm kế hoạch tiếp theo.
4.2.1.3. Xây dựng và áp dụng hệ thống cảnh báo theo các mức độ rủi ro của các khoản chi thường xuyên NSNN
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn tiền, tài sản của Nhà nước và phòng tránh rủi ro pháp lý cho công chức KBNN trong hoạt động KSC NSNN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của KBNN Cẩm Giàng. Việc xác định và phân loại rủi ro thành các nhóm sẽ giúp cho việc nhận diện và phòng tránh rủi ro dễ dàng và đem lại hiệu quả cao hơn. Căn cứ vào thực tế KSC thường xuyên NSNN và kết quả của các cuộc thanh tra, kiểm tra tại KBNN Cẩm Giàng có thể chia rủi ro trong KSC thường xuyên NSNN thành các nhóm sau:
- Nhóm rủi ro trong thanh toán cá nhân: thanh toán lương, phụ cấp vượt quá số lượng biên chế được giao; bảng thanh toán lương của đơn vị không đảm bảo tính chính xác về mặt số học; thanh toán sai chế độ như thanh toán phụ cấp khu vực, phụ cấp thêm giờ… trong thời gian nghỉ thai sản; chuyển các khoản thanh toán cá nhân vào tài khoản không phải là tài khoản chuyên dùng thanh toán cá nhân.
- Nhóm rủi ro trong kiểm soát mẫu dấu, chữ ký: chữ ký của kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị và người được ủy quyền không khớp với mẫu chữ ký đã đăng ký tại KBNN; con dấu không đúng mẫu đã đăng ký tại KBNN (nội dung trên con dấu không thay đổi, tuy nhiên đổi từ dấu đồng sang dấu dập); quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản, kế toán trưởng hết thời hạn.
- Nhóm rủi ro trong thanh toán chuyển khoản: tên, số tài khoản của đơn vị thụ hưởng trên chứng từ chuyển tiền không khớp với thông tin trong hợp đồng; chuyển tiền không đúng với điều khoản thanh toán trong hợp đồng.
- Nhóm rủi ro trong thanh toán tiền mặt: chi tiền mặt sai đối tượng; không kiểm tra, đối chiếu chứng minh thư nhân dân của thủ quỹ; thủ quỹ nhận tiền nhưng không ký tên người lĩnh tiền mặt trên chứng từ chi.
- Nhóm rủi ro trong đối chiếu số liệu với đơn vị sử dụng ngân sách: dự toán giấy được giao không khớp với dự toán trên TABMIS; không thực hiện chấm lại các giao dịch của đơn vị sử dụng ngân sách khi có số liệu lệch dẫn đến tình trạng không phát hiện ra các món chi sai, chi 2 lần; chữ ký của thủ trưởng đơn vị trên bảng đối chiếu không khớp với mẫu chữ ký đã đăng ký tại KBNN.
- Nhóm rủi ro liên quan đến tính chất khoản chi: chi sai chế độ, tiêu chuẩn; không có trong quy chế chi tiêu nội bộ; chi vượt định mức chi (vượt về số lượng, vượt về giá trị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định); chi sai dự toán được cấp có thẩm quyền giao; chi mua sắm tài sản chuyên dùng khi cấp có thẩm quyền chưa ban hành danh mục; chi trích lập các quỹ khi không có quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền.
- Nhóm rủi ro khác: không kiểm soát mức tạm ứng, thời gian thu hồi tạm ứng; đơn vị cố tình thanh toán cùng một nội dung chi thành nhiều hóa đơn dưới 20 triệu nh m trốn tránh sự kiểm soát của KBNN…
Trong các rủi ro kể trên có 2 nhóm rủi ro có thể được phòng tránh hiệu quả nhờ vào việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các chương trình tiện ích là rủi ro trong KSC lương và mẫu dấu, chữ ký của đơn vị sử dụng ngân sách. Hiện tại, KBNN đã xây dựng chương trình và sẽ triển khai, áp dụng rộng rãi trong toàn hệ thống.