Tp.HCM (2008): “ Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM”.
Mục tiêu đề tài là tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết, đề xuất giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin kế toán. Ph n tích tác động của 5 nhân tố độc lập: Quy mô doanh nghiệp, nợ phải trả,
tài sản cố định, lợi nhuận, vòng quay tổng tài sản. Tác động đến nhân tố phụ thuộc là minh bạch thông tin, đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5 điểm, tính điểm trung bình cho tất cả câu hỏi. Mẫu nghiên cứu 30 doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM và 600 nhà đầu tƣ cá nhân tại Tp.HCM Lấy dữ liệu từ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán năm 2007. Phƣơng pháp nghiên cứu: Thu thập , xử lý dữ liệu, xây dựng mô hình hồi quy, sử dụng phƣơng pháp ph n tích nh n tố EFA, hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nhân tố lợi nhuận có ý nghĩa thống kê và là nhân tố ảnh hƣởng đến minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM
1.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phƣơng, luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng (2013): “ Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM” .
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Đo lƣờng các nhân tố quản trị công ty, cấu trúc sở hữu và đặc điểm doanh nghiệp. Sử dụng phƣơng pháp định lƣợng hồi quy tuyến tính bội. Mẫu nghiên cứu bao gồm báo cáo tài chính của 99 doanh nghiệp niêm yết tại thời điểm năm 2011. Kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố: Quy mô doanh nghiệp, thời gian niêm yết, chủ thể kiểm toán, tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin
1.2.3 Nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Tp.HCM (2014): “ Xác định và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam”.
Mục tiêu đề tài nghiên cứu là tìm hiểu nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán và mức độ ảnh hƣởng của chúng. Kiểm định 7 nhân tố: Nhà quản trị, lợi ích và chi phí lập và trình bày báo cáo tài chính, trình độ nhân viên kế toán, mục đích lập báo cáo tài chính, thuế, rủi ro kiểm toán những nhân tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán. Sử dụng phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Mẫu nghiên cứu lập bảng câu hỏi để điều tra khảo sát, khảo sát 200 đối tƣợng làm việc nhiều ngành nghề: Kế toán, kiểm toán, kinh doanh… Thu thập, phân tích xử lý dữ
liệu khảo sát, dùng phần mềm SPSS 16.0 chạy mô hình hồi quy tuyến tính bội, kiểm định thang đo bằng phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach Anpha và phân tích EFA. Kết quả nghiên cứu có 5 nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính là: Rủi ro kiểm toán, nhà quản trị doanh nghiệp, viêc lập và trình bày báo cáo tài chính, thuế, lợi ích và chi phí
1.2.4 Nghiên cứu của Cao Nguyễn Lệ Thƣ, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Tp.HCM (2014): “ Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lƣợng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM”
Nghiên cứu xác định các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lƣợng thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội. Mẫu nghiên cứu: thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 119 doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Với các nhân tố ảnh hƣởng: Quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, cấu trúc vốn của nhà nƣớc, tách biệt chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành của doanh nghiệp, quy mô hội đồng quản trị của doanh nghiệp, có sự tồn tại của ban kiểm soát, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán hiện hành, tỷ lệ tài sản cố định. Kết quả cho thấy các nhân tố: Quy mô doanh nghiệp, kết cấu vốn của nhà nƣớc, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành của doanh nghiệp
1.2.5 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nga, nghiên cứu tháng 8/2014: “ Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán”
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán . Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Mẫu nghiên cứu: Chọn ngẫu nhiên 155 đối tƣợng là kế toán trƣởng, kế toán viên , giám đốc/ Phó giám đốc trong 52 doanh nghiệp tại Hà Nội để khảo sát thông qua phần mềm SPSS. Với các yếu tố ảnh hƣởng: Nhân sự kế toán và nhà quản lý, Môi trƣờng doanh nghiệp, Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà Nƣớc. Kết quả cho thấy các yếu tố: Nhân sự kế toán và nhà quản lý, Môi trƣờng doanh nghiệp, Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà Nƣớc đều ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán
1.2.6 Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông, luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng (2013): “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông Nẵng (2013): “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK Hà Nội”
Luận văn xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin của các DNNY tại SGDCK Hà Nội. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính bội. Mẫu nghiên cứu: BCTC đã kiểm toán năm 2012 của 80 doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK Hà Nội. Với các nhân tố ảnh hƣởng: Quy mô doanh nghiệp, Khả năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính, Tài sản cố định, Thời gian hoạt động và khả năng thanh toán, chủ thể kiểm toán. Kết quả cho thấy các DNNY có tỷ lệ tài sản cố định, khả năng sinh lời càng cao thì mức độ công bố thông tin trong BCTC nhiều hơn các DN có tỷ trọng tài sản cố định thấp. Thời gian hoạt động, quy mô DN, khả năng thanh toán,chủ thể kiểm toán, đòn bảy tài chính không ảnh hƣởng mức độ công bố thông tin
1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu
Luận văn đã tìm hiểu mô hình nghiên cứu chung về chất lƣợng hệ thống, chất lƣợng thông tin (Delone & McLean, 1992 & 2003), mô hình về các đặc tính của chất lƣợng thông tin (Nelson và các cộng sự, 2005), mô hình về khuôn mẫu thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng IFRS (Stoderstorm & Sun, 2007). Ngoài ra luận văn còn tìm hiểu thêm về nghiên cứu đánh giá các đặc tính chất lƣợng thông tin kế toán và xây dựng mô hình đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của Ferdy van Beest và các cộng sự (2009). Từ các mô hình nghiên cứu và bài viết nghiên cứu này, luận văn đã nhận diện ra đƣợc một số nhân tố bên trong doanh nghiệp có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh nhƣ nh n tố Chính sách pháp luật, Nhà quản lý, Thuế, Nhân sự kế toán và Môi trƣờng doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Lý do chọn đề tài nghiên cứu là xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin kế toán trong việc ra quyết định kinh tế của các đối tƣợng sử dụng và để sử dụng thông tin kế toán đạt hiệu quả hơn thì ngƣời lập cũng nhƣ ngƣời sử dụng cần có cơ sở làm tham chiếu khi đọc báo cáo tài chính. Do đó, nghiên cứu hƣớng đến mục tiêu là tìm hiểu rõ hơn các nh n tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh và mức độ ảnh hƣởng của nó nhƣ thế nào. Do đó, trong chƣơng này cũng đã tóm tắt một số các mô hình nghiên cứu trên thế giới về chất lƣợng thông tin, chất lƣợng thông tin kế toán, chất lƣợng báo cáo tài chính.... có liên quan để làm cơ sở lý luận vận dụng cho nghiên cứu này.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
2.1 Tổng quan về thông tin kế toán và chất lƣợng thông tin kế toán 2.1.1 Thông tin kế toán trình bày trên Báo cáo tài chính
2.1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là kết quả của công tác kế toán trong một kỳ kế toán và là sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng c n đối kế toán là tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, Thu nhập, Chi phí và Kết quả kinh doanh.
2.1.1.2 Mục đích của Báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 21, đoạn số 5: Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ Các luồng tiền
Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính sẽ giúp ngƣời sử dụng dự đoán đƣợc các luồng tiền trong tƣơng lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền trong tƣơng lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Do vậy, có thể nói báo cáo tài chính là cơ sở và
là phƣơng tiện giúp các công ty báo cáo và công khai tình hình tài chính của mình, giúp cho những ngƣời sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính này có thể ra các quyết định kinh tế phù hợp
2.1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay ( VAS 21 ), hệ thống báo cáo tài chính gồm có 4 báo cáo tài chính, cụ thể nhƣ sau:
Bảng cân đối kế toán
Theo VAS 21 bảng c n đối kế toán trình bày thông tin về toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định ( cuối tháng, cuối quý, cuối năm và thƣờng đƣợc gọi là báo cáo có tính chất thời điểm )
Thông tin kế toán trình bày trên bảng c n đối kế toán sẽ giúp những ngƣời sử dụng đánh giá tình hình tài chính, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhƣ thế nào bằng cách sử dụng các chỉ số tài chính nhƣ ROA, ROE, vòng quay tổng tài sản... từ đó sẽ có các quyết định kinh tế phù hợp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Theo VAS 21, BCKQHĐKD hay còn gọi là báo cáo thu nhập, cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh thu nhập trong một thời kì kinh doanh nhất định của doanh nghiệp bao gồm kết quả kinh doanh thông thƣờng và kết quả khác trong một kì nhất định.
Thông tin kế toán trình bày trên BCKQHĐKD cung cấp một cách đầy đủ cho ngƣời sử dụng về tình hình và kết quả của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà Nƣớc.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ( BCLCTT)
Theo VAS 21, BCLCTT cung cấp thông tin cụ thể về tình hình và sử dụng lƣợng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kì báo cáo của doanh nghiệp ( bao gồm dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ, và dòng tiền từ hoạt động tài chính)
Thông tin kế toán trình bày trên BCLCTT cung cấp thông tin cho ngƣời sử dụng để có có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đánh giá khả năng đầu tƣ của doanh nghiệp. Chính vì thế mà TTKT trình bày trên BCTC này là công cụ để lập dự toán tiền, xem xét và dự đoán khả năng về số lƣợng , thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tƣơng lai.
Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC)
Theo VAS 21, Thuyết minh báo cáo tài chính là một bảng báo cáo tổng hợp giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kì báo cáo mà các BCTC khác chƣa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể đƣợc.
Thông tin kế toán trình bày trên TMBCTC đƣợc dùng làm cơ sở để phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tăng giảm tài sản cố định theo từng loại , từng nhóm, tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn vốn và phân tích tình hình hợp lý trong việc phân bổ vốn cơ cấu, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.1.1.4 Môi trƣờng pháp lý đối với hệ thống BCTC của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Với mục tiêu là đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán đầy đủ, trung thực, kịp thời công khai, minh bạch cho các tổ chức, cơ quan quản lý điều hành của nhà nƣớc, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thì doanh nghiệp khi lập và trình bày các BCTC phải dựa trên khuôn khổ của hệ thống pháp luật nhất định và tuân thủ chặt chẽ các quy định của nó.
Hệ thống pháp luật về kế toán bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Luật Kế toán và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Chế độ kế toán.
Luật kế toán
Đ y là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán do Quốc hội ban hành vào ngày 17/6/2003 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004. Luật kế toán quy định về những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nền tảng để xây dựng Chuẩn mực kế toán và Chế độ hƣớng dẫn kế toán.
Sau đó Luật kế toán đƣợc cụ thể hóa bằng 2 Nghị định hƣớng dẫn: