Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 40 - 42)

2.2.1.1. Các giả định cơ bản

Khuôn mẫu lý thuyết của IASB đƣa ra hai giả định cơ bản là cơ sở dồn tích và tính hoạt động liên tục

Cơ sở dồn tích (accrual basis): Để thỏa mãn mục đích cung cấp thông tin hữu

ích cho ngƣời sử dụng để đƣa ra quyết định kinh tế, Báo cáo tài chính phải lập trên cơ sở dồn tích. Trên cơ sở này ảnh hƣởng của các nghiệp vụ và sự kiện đƣợc ghi nhận khi phát sinh và đƣợc ghi chép vào báo cáo thời kỳ mà chúng có liên quan (IASB, 2009)

Tính hoạt động liên tục (going concenrn): Báo cáo tài chính đƣợc lập trên cơ

sở giả định rằng doanh nghiệp đang hoạt động và còn tiếp tục hoạt động, nghĩa là không bị hoặc không cần phải giải thể hay thu hẹp hoạt động trong một thời gian có thể thấy đƣợc. Khi giả thiết này bị vi phạm, Báo cáo tài chính có thể phải lập trên một cơ sở khác, khi đó phải khai báo về cơ sở này trên báo cáo tài chính. (IASB, 2009)

2.2.1.2. Các đặc điểm chất lƣợng

IASB đƣa ra các đặc tính chất lƣợng của thông tin trên báo cáo tài chính gồm: Có thể hiểu đƣợc, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh đƣợc. IASB cũng đƣa ra các hạn chế của chất lƣợng thông tin là c n đối giữa các lợi ích – chi phí, sự kịp thời và sự c n đối giữa các đặc điểm chất lƣợng.

Có thể hiểu đƣợc (understandability) : Ngƣời sử dụng phải hiểu đƣợc báo

cáo tài chính thì thông tin mới hữu ích. Ngƣời sử dụng báo cáo tài chính đƣợc giả thuyết là có một kiến thức nhất định về kinh tế, kinh doanh và kế toán cũng nhƣ phải có thiện chí và nỗ lực đọc báo cáo tài chính. Tuy nhiên thông tin về một vấn đề phức tạp nhƣng cần thiết cho việc ra quyết định thì không đƣợc loại trừ ra khỏi báo cáo tài chính dù nó khó hiểu với một số đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính. (IASB, 2009)

Thích hợp (relevance) : Thông tin đƣợc coi là thích hợp khi nó giúp ngƣời đọc

đánh giá quá khứ, hiện tại( tính xác nhận), tƣơng lai( tính dự đoán) hoặc xác nhận hay điều chỉnh các đánh giá trƣớc đ y. Tính thích hợp chịu ảnh hƣởng của nội dung và tính trọng yếu thông tin. (IASB, 2009)

Đáng tin cậy (reliability) : Đáng tin cậy là đặc điểm chất lƣợng yêu cầu:

(IASB, 2009)

- Phản ánh trung thực các sự kiện hay nghiệp vụ cần trình bày.

- Thông tin cần xem trọng nội dung hơn là hình thức, nghĩa là phải trình bày phù hợp với bản chất kinh tế chứ không chỉ căn cứ và hình thức pháp lý.

- Thông tin phải trung lập, khách quan.

- Thận trọng. Khi thực hiện một sự xét đoán hay ƣớc tính trong điều kiện chƣa rõ ràng phải đƣợc đảm bảo sao cho tài sản và thu nhập không bị thổi phồng, nợ phải trả không bị giấu bớt.

- Thông tin phải đầy đủ trong phạm vi trọng yếu và chi phí. Một sự bỏ sót có thể làm thông tin bị hiểu nhầm hay sai lệch và do đó sẽ ảnh hƣởng đến tính đáng tin cậy.

Có thể so sánh đƣợc (comparability) : Muốn thông tin so sánh đƣợc cần sử dụng nhất quán phƣơng pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ. Việc thuyết minh là cần thiết trong trƣờng hợp doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán hoặc theo yêu cầu của chuẩn mực. (IASB, 2009)

2.2.1.3. Các hạn chế

IASB cũng đƣa ra các hạn chế liên quan tới các đặc tính chất lƣợng thông tin, nó bao gồm:

- Sự kịp thời. Thông tin đƣợc báo cáo chậm tr sẽ mất đi tính thích hợp nhƣng ngƣợc lại việc cung cấp thông tin đáng tin cậy phải có thời gian. Vì vậy cần phải c n đối giữa yêu cầu kịp thời và tính đáng tin cậy của thông tin.

- C n đối giữa lợi ích và chi phí. Lợi ích mang lại từ thông tin cần c n đối với chi phí để cung cấp chúng.

- C n đối giữa các đặc điểm chất lƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 40 - 42)