NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 30)

Luận văn đã tìm hiểu mô hình nghiên cứu chung về chất lƣợng hệ thống, chất lƣợng thông tin (Delone & McLean, 1992 & 2003), mô hình về các đặc tính của chất lƣợng thông tin (Nelson và các cộng sự, 2005), mô hình về khuôn mẫu thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng IFRS (Stoderstorm & Sun, 2007). Ngoài ra luận văn còn tìm hiểu thêm về nghiên cứu đánh giá các đặc tính chất lƣợng thông tin kế toán và xây dựng mô hình đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của Ferdy van Beest và các cộng sự (2009). Từ các mô hình nghiên cứu và bài viết nghiên cứu này, luận văn đã nhận diện ra đƣợc một số nhân tố bên trong doanh nghiệp có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh nhƣ nh n tố Chính sách pháp luật, Nhà quản lý, Thuế, Nhân sự kế toán và Môi trƣờng doanh nghiệp

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Lý do chọn đề tài nghiên cứu là xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin kế toán trong việc ra quyết định kinh tế của các đối tƣợng sử dụng và để sử dụng thông tin kế toán đạt hiệu quả hơn thì ngƣời lập cũng nhƣ ngƣời sử dụng cần có cơ sở làm tham chiếu khi đọc báo cáo tài chính. Do đó, nghiên cứu hƣớng đến mục tiêu là tìm hiểu rõ hơn các nh n tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh và mức độ ảnh hƣởng của nó nhƣ thế nào. Do đó, trong chƣơng này cũng đã tóm tắt một số các mô hình nghiên cứu trên thế giới về chất lƣợng thông tin, chất lƣợng thông tin kế toán, chất lƣợng báo cáo tài chính.... có liên quan để làm cơ sở lý luận vận dụng cho nghiên cứu này.

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

2.1 Tổng quan về thông tin kế toán và chất lƣợng thông tin kế toán 2.1.1 Thông tin kế toán trình bày trên Báo cáo tài chính

2.1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là kết quả của công tác kế toán trong một kỳ kế toán và là sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng c n đối kế toán là tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, Thu nhập, Chi phí và Kết quả kinh doanh.

2.1.1.2 Mục đích của Báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 21, đoạn số 5: Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ Các luồng tiền

Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính sẽ giúp ngƣời sử dụng dự đoán đƣợc các luồng tiền trong tƣơng lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền trong tƣơng lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Do vậy, có thể nói báo cáo tài chính là cơ sở và

là phƣơng tiện giúp các công ty báo cáo và công khai tình hình tài chính của mình, giúp cho những ngƣời sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính này có thể ra các quyết định kinh tế phù hợp

2.1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay ( VAS 21 ), hệ thống báo cáo tài chính gồm có 4 báo cáo tài chính, cụ thể nhƣ sau:

Bảng cân đối kế toán

Theo VAS 21 bảng c n đối kế toán trình bày thông tin về toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định ( cuối tháng, cuối quý, cuối năm và thƣờng đƣợc gọi là báo cáo có tính chất thời điểm )

Thông tin kế toán trình bày trên bảng c n đối kế toán sẽ giúp những ngƣời sử dụng đánh giá tình hình tài chính, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhƣ thế nào bằng cách sử dụng các chỉ số tài chính nhƣ ROA, ROE, vòng quay tổng tài sản... từ đó sẽ có các quyết định kinh tế phù hợp

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Theo VAS 21, BCKQHĐKD hay còn gọi là báo cáo thu nhập, cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh thu nhập trong một thời kì kinh doanh nhất định của doanh nghiệp bao gồm kết quả kinh doanh thông thƣờng và kết quả khác trong một kì nhất định.

Thông tin kế toán trình bày trên BCKQHĐKD cung cấp một cách đầy đủ cho ngƣời sử dụng về tình hình và kết quả của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà Nƣớc.

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ( BCLCTT)

Theo VAS 21, BCLCTT cung cấp thông tin cụ thể về tình hình và sử dụng lƣợng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kì báo cáo của doanh nghiệp ( bao gồm dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ, và dòng tiền từ hoạt động tài chính)

Thông tin kế toán trình bày trên BCLCTT cung cấp thông tin cho ngƣời sử dụng để có có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đánh giá khả năng đầu tƣ của doanh nghiệp. Chính vì thế mà TTKT trình bày trên BCTC này là công cụ để lập dự toán tiền, xem xét và dự đoán khả năng về số lƣợng , thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tƣơng lai.

Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC)

Theo VAS 21, Thuyết minh báo cáo tài chính là một bảng báo cáo tổng hợp giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kì báo cáo mà các BCTC khác chƣa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể đƣợc.

Thông tin kế toán trình bày trên TMBCTC đƣợc dùng làm cơ sở để phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tăng giảm tài sản cố định theo từng loại , từng nhóm, tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn vốn và phân tích tình hình hợp lý trong việc phân bổ vốn cơ cấu, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

2.1.1.4 Môi trƣờng pháp lý đối với hệ thống BCTC của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Với mục tiêu là đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán đầy đủ, trung thực, kịp thời công khai, minh bạch cho các tổ chức, cơ quan quản lý điều hành của nhà nƣớc, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thì doanh nghiệp khi lập và trình bày các BCTC phải dựa trên khuôn khổ của hệ thống pháp luật nhất định và tuân thủ chặt chẽ các quy định của nó.

Hệ thống pháp luật về kế toán bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay bao gồm:

- Luật Kế toán và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

- Chế độ kế toán.

Luật kế toán

Đ y là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán do Quốc hội ban hành vào ngày 17/6/2003 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004. Luật kế toán quy định về những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nền tảng để xây dựng Chuẩn mực kế toán và Chế độ hƣớng dẫn kế toán.

Sau đó Luật kế toán đƣợc cụ thể hóa bằng 2 Nghị định hƣớng dẫn:

. Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nƣớc.

. Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.

Đ y là 2 nghị định quan trọng nhằm tạo cơ chế đối với 2 khu vực là kế toán Nhà nƣớc và kế toán doanh nghiệp. Bên cạnh đó Bộ Tài chính đã tham mƣu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2001 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; Nghị định này đƣợc bổ sung và sửa đổi taị Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26/05/2011 của Chính phủ. Khi Luật

xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đƣợc ban hành, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ nghành trình Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, đƣợc áp dụng thống nhất 01/12/2013.

Chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS)

Chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở những quy định chung trong Luật Kế toán, đƣa ra các quy định về những nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán cơ bản làm cơ sở cho việc ghi chép kế toán và lập BCTC. CMKT VN đề cập đến các phƣơng pháp kế toán về lập và trình bày BCTC, không đề cập nhiều đến các vấn đề mang tính quy định cụ thể nhƣ chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và sổ kế toán…

CMKT VN (VAS) đƣợc ban hành thành 5 đợt khác nhau, cho đến nay đã có 26 chuẩn mực kế toán đƣợc ban hành và các thông tƣ hƣớng dẫn việc đƣợc áp dụng các chuẩn mực này. Cụ thể nhƣ sau:

. Đợt 1 theo QĐ số 149/2001/QĐ- BCT ngày 31/12/2001 gồm 4 CMKT . Đợt 2 theo QĐ số 165/2002/QĐ- BCT ngày 31/12/2001 gồm 6 CMKT . Đợt 3 theo QĐ số 234/2003/QĐ- BCT ngày 30/12/2003 gồm 6 CMKT . Đợt 4 theo QĐ số 12/2005/QĐ- BCT ngày 15/02/2005 gồm 6 CMKT . Đợt 5 theo QĐ số 100/2005/QĐ- BCT ngày 28/12/2005 gồm 6 CMKT Chế độ kế toán

Đ y là những văn bản quy định và hƣớng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nƣớc về kế toán hoặc tổ chức đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc về kế toán ủy quyền ban hành. Khi thực hiện công tác kế toán thì kế toán phải nghiên cứu các chế độ kế toán đƣợc áp dụng cho đơn vị mình và kết hợp với những hƣớng dẫn và quy định của Luật và CMKT để xử lý tốt các nghiệp vụ kinh tế và lập BCTC theo đúng yêu cầu về chất lƣợng.

Các chế độ kế toán hiện nay của Việt Nam bao gồm:

. QĐ 12/2001/QĐ-BTC (13-03-2001)- Chế độ kế toán các đơn vị ngoài công lập: Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thể thao.

. QĐ 15/2006/QĐ-BTC (20-03-2006)- Chế độ kế toán DN

. QĐ 19/2006/QĐ-BTC (30-03-2006)- Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp . QĐ 48/2006/QĐ-BTC (14-09-2006)- Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa

2.1.2 Chất lƣợng thông tin kế toán

Theo Gelinas and Dull ( 2008) thì thông tin kế toán là những sự kiện, con số đƣợc thể hiện trong một hình thức hữu ích với ngƣời sử dụng để phục vụ cho việc ra quyết định. Thông tin có ích với việc ra quyết định vì nó giảm sự không chắc chắn và tăng tri thức về vấn đề đƣợc đề cập.

Có rất nhiều quan điểm và tiêu chuẩn khác nhau về chất lƣợng thông tin. Chẳng hạn theo Baltan năm 2012 “Chất lƣợng thông tin là thông tin thích hợp để đáp ứng yêu cầu nhƣ chính xác, đầy đủ, kịp thời và duy nhất. Chất lƣợng thông tin có đặc điểm là có thể đáp ứng hoặc thậm chí vƣợt qua mong đợi của khách hàng, ngƣời sử dụng thông tin, chất lƣợng thông tin là sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt đƣợc (Rapina 2014, theo Lesca và Lesca, 1995). Theo Gekinas và ctg (2012) thì thông tin có chất lƣợng là thông tin cung cấp có lợi cho các nhà kinh doanh. Mỗi ngƣời sử dụng thông tin có tiêu chí, yêu cầu cụ thể về chất lƣợng thông tin, nhƣng đều nhấn mạnh đến sự liên quan, tính kịp thời, chính xác và đầy đủ. Chất lƣợng thông tin đƣợc mô tả thông qua đặc tính của nó là hữu ích cho ngƣời sử dụng (Epper, 2006). Chất lƣợng TTKT đƣợc đo lƣờng qua tính chính xác, phù hợp, kịp thời và đầy đủ Rapina (2014), theo Song Lin Xiong và Huang, (2011). Wang và Strong (1996) đã đƣa ra khuôn mẫu khái niệm về chất lƣợng của dữ liệu với 4 loại và 16 thuộc tính bao gồm: Chính xác, khách quan, đáng tin cậy, uy tín, khả năng truy cập, bảo mật, thuận tiện, sự thích hợp, giá trị gia tăng, kịp thời , đầy đủ, số lƣợng thông tin, có thể hiểu đƣợc, d hiểu, trình bày súc tích, trình bày nhất quán. Cũng theo Wang và ctg (1999) thì chất lƣợng thông tin đƣợc định nghĩa là sẽ phù hợp của ngƣời sử dụng thông tin. Kahn và Strong (1998) cho rằng chất lƣợng thông tin là đặc tính của thông tin để giúp đạt đƣợc các yêu cầu hay sự mong đợi của ngƣời sử dụng thông tin.

Knight và Burn cũng thực hiện một tổng hợp từ 12 nghiên cứu chất lƣợng thông tin đƣợc chấp nhận rộng rãi trong khoảng thời gian từ 1996 – 2002. Kết quả cho thấy có tới 20 tiêu chuẩn chất lƣợng thông tin đƣợc đề cập tới trong bảng 1.3 sau đ y:

Bảng 2.1 Tổng hợp đặc tính chất lượng thông tin của Knight và Burn STT ĐẶC TÍNH CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN SỐ LẦN XUẤT HIỆN TRONG CÁC NGHIÊN CỨU GIẢI THÍCH

1 Chính xác 8 Thông tin đƣợc tính toán chính xác, không sai sót từ những dữ liệu tin cậy

2 Nhất quán 7

Thông tin đƣợc thể hiện trong cùng một cách trình bày và phù hợp với những dữ liệu trƣớc đó

3 An ninh 7 Giới hạn đúng các truy cập để duy trì an ninh

4 Kịp thời 7 Thông tin đƣợc cập nhật một cách đầy đủ cho mục tiêu đang thực hiện

5 Đầy đủ 5 Thông tin không bị bỏ sót, đủ rộng và sâu cho mục tiêu đang thực hiện

6 Súc tích 5 Thông tin đƣợc thể hiện cô đọng, rõ rang nhƣng đầy đủ

7 Tin cậy 5 Thông tin chính xác, tin cậy

8 Có thể truy

cập 4

Thông tin sẵn sang hoặc việc truy cập d dàng và nhanh chóng

9 Sẵn sàng 4 Thông tin có thể truy cập đƣợc 10 Khách quan 4 Thông tin trung lập, không bị thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 30)