Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ FASB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 42 - 44)

Theo quan điểm của FASB, chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính đƣợc chia làm 2 nhóm đặc tính bao gồm:

(1) đặc tính cơ bản gồm thích hợp và đáng tin cậy;

(2) nhóm các đặc tính thứ yếu là nhất quán và có thể so sánh đƣợc.

FASB cũng đƣa ra các hạn chế của chất lƣợng thông tin là vấn đề: cân nhắc chi phí hiệu quả; trọng yếu và thận trọng.

Thích hợp (relevance) . Thông tin kế toán thích hợp là thông tin giúp ngƣời ra

quyết định ( ngƣời sử dụng) có thể thay đổi quyết định của mình. Nó phải bao gồm: (FASB, 2006)

 Có giá trị dự đoán hay đánh giá: Thông qua việc dự đoán hay đánh giá lại các dự đoán trong quá khứ, ngƣời ra quyết định có thể thay đổi các tiên đoán trƣớc đó và do đó có thể thay đổi quyết định của mình.

 Kịp thời: Kịp thời là một đặc tính hỗ trợ cho tính thích hợp của thông tin. Kịp thời đƣợc hiểu là thông tin phải sẵn sàng cho ngƣời quyết định trƣớc khi thông tin này bị mất khả năng ảnh hƣởng tới việc ra quyết định.

Đáng tin cậy (reliability) : Thông tin kế toán đáng tin cậy là thông tin trình bày trung thực, không có sai sót hoặc thiên lệch và trong phạm vi có khả năng kiểm chứng. (FASB, 2006)

 Trình bày trung thực: Việc đánh giá để tạo thông tin và việc di n đạt thông tin kế toán phải phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày.

 Có thể kiểm chứng: Có thể kiểm chứng là khả năng đồng thuận giữa những ngƣời đánh giá có đủ năng lực và độc lập để đảm bảo thông tin tài chính phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày hoặc phƣơng pháp đánh giá tạo thông tin không có sai sót hoặc thiên lệch.

 Trung lập khách quan: Yêu cầu thông tin phải khách quan, không đƣợc thiên lệch để tạo ra kết quả đã định trƣớc hay chịu ảnh hƣởng của một tác động cá biệt nào đó nhằm tô vẽ hình ảnh thông tin để tác động lên quyết định theo một hƣớng đặc biệt nào đó.

Khả năng so sánh đƣợc và nhất quán

So sánh đƣợc (comparability) : So sánh đƣợc là yêu cầu thông tin giúp ngƣời

sử dụng có thể nhận thấy sự khác biệt và tƣơng tự giữa hai hiện tƣợng kinh tế. Các hiện tƣợng giống nhau phải đƣợc phản ánh giống nhau; các hiện tƣợng khác nhau phải đƣợc phản ánh khác nhau. (FASB, 2006)

Nhất quán (consistency) : Đòi hỏi sự thống nhất giữa các kỳ báo cáo thông qua việc không thay đổi thủ tục và chính sách kế toán. Khi cần áp dụng phƣơng pháp kế toán mới, để đảm bảo khả năng so sánh đƣợc thì thông tin cần có thêm phần thuyết minh giải trình thích hợp. (FASB, 2006)

Các hạn chế

Các đặc điểm chất lƣợng trong nhiều tình huống không thể thực hiện đầy đủ. FASB đƣa ra các hạn chế liên quan tới chất lƣợng thông tin bao gồm:

Quan hệ chi phí – lợi ích (cost and benefits) : Lợi ích có đƣợc từ việc sử

dụng thông tin cần đƣợc xem xét trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thông tin đó. Quan hệ lợi ích và chi phí là giới hạn có ảnh hƣởng rộng tới chất lƣợng thông tin.

Trọng yếu (materiality) : Trọng yếu là tầm quan trọng của việc bỏ sót hay

trình bày sai thông tin mà trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, sự sai sót này ảnh hƣởng tới việc xét đoán làm thay đổi quyết định của ngƣời sử dụng thông tin đó.

Thận trọng (conservatism) : Là phản ứng thận trọng với các tình huống chƣa

rõ ràng để đảm bảo các tình huống chƣa rõ ràng và các rủi ro tiềm tàng đƣợc xem xét một cách đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)