Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 49 - 51)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 22025’ đến 25030’ vĩ độ Bắc và từ 103037’ đến 104022’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp thị trấn Hà Khẩu, huyện Hồng Hà, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (có đường biên giới là sông Hồng và sông Nậm Thi);

- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng; - Phía Tây giáp huyện Bát Xát và Sa Pa; - Phía Nam huyện Sa Pa.

Thành phố Lào Cai nằm cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 340 km theo đường bộ (cũ) về phía Tây Bắc, cách 255 km theo đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và cách khu du lịch thị trấn Sa Pa 35 km và cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km.

Trên địa bàn thành phố có tuyến giao thông đường bộ như QL4D, QL4E, QL70; đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) và giao thông đường thuỷ như sông Hồng, sông Nậm Thi...và hệ thống giao thông tỉnh lộ chạy qua; có cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung Quốc. Đặc biệt tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã thông tuyến thúc đẩy giao lưu hàng hóa và phát triển du lịch cho thành phố.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Lào Cai thuộc vùng địa hình thấp của tỉnh Lào Cai, nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi dãy núi Con Voi và dãy Hoàng

Liên Sơn. Địa hình dốc dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thủy, đồi núi… Ranh giới thành phố nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc.

Phần địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố, tập trung chủ yếu ở các xã Tả Phời và Hợp Thành, một phần ở xã Vạn Hòa và Đồng Tuyển; địa hình có độ dốc trung bình khoảng 120, nơi có độ dốc nhất từ 180 - 240; độ cao trung bình từ 80m - 100m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất có độ cao 1.260m nằm ở phía Tây Nam của thành phố.

Phần địa hình thấp nằm ở ven sông Hồng và giữa các quả đồi, chủ yếu ở khu vực các phường nội thành và các xã ngoại thành như Cam Đường và một phần xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển; độ dốc trung bình từ 60- 90, độ cao trung bình từ 75m - 80m so với mực nước biển.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Lào Cai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi; mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,80C và 1.577 giờ nắng, lượng mưa trung bình năm 1.792 mm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm tương đối cao (khoảng 84,5%) nên thường gây ra hiện tượng sương mù (chủ yếu ở các thôn vùng cao thuộc xã Tả Phời và Hợp Thành). Sự phân hóa về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn thành phố không lớn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 160C, biên độ dao động nhiệt năm là 110C.

Thành phố Lào Cai chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với 2 hướng gió chính là gió Đông Nam và Nam. Do nằm sâu trong lục địa nên không có bão lớn, nhưng thành phố vẫn chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ bộ vào vùng đồng bằng Bắc Bộ và kèm theo mưa to, tạo dòng chảy mạnh của các con sông lớn, làm tăng các hiện tượng xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 2 sông chính, đó là sông Hồng và sông Nậm Thi, đều được bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc.

Sông Nậm Thi chảy qua địa bàn thành phố dài 2 km, bề rộng đoạn hạ lưu là 120 m, tốc độ dòng chảy chậm nên có thể phát triển giao thông đường thuỷ tuyến ngắn.

Sông Hồng chảy qua địa bàn thành phố khoảng 15 km với chiều rộng trung bình khoảng 185m đến 210m và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đã chia cắt thành phố thành 2 khu vực. Lưu lượng nước sông Hồng tại Lào Cai bình quân 530m3/s, độ đục trung bình là 2.730g/m3, mực nước thấp nhất là 74,25m và cao nhất là 86,85m. Sông Hồng có lòng sông rộng và dốc nên đã tạo thành dòng chảy xiết, gây sói lở hai bên bờ sông. Sông Hồng có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế không chỉ riêng cho thành phố mà cho cả tỉnh Lào Cai như giao thông đường thuỷ, xây dựng trạm thuỷ điện, giao lưu khu vực trong và ngoài nước, ngoài ra còn tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)