Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 51 - 55)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế a. Sản xuất Nông - lâm nghiệp

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn được quan tâm, đặc biệt là chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sản xuất tăng vụ, đầu tư cho nông thôn tiếp tục được quan tâm và có chuyển biến tích cực; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 7.902 tấn, bằng 101,3% KH tỉnh giao và đạt 100,2% KH của thành phố; sản xuất thâm canh tăng vụ 590 ha, đạt 103,5% KH tỉnh giao và đạt 100% KH của thành phố; sản xuất rau an toàn đạt 116 ha, bằng 119,6% KH tỉnh giao và đạt 100% KH thành phố, trong đó chuyển đổi mới 31 ha bằng 258% KH tỉnh giao và đạt 100% KH của thành phố; hoàn thành trồng mới 15ha chè tuyết san tại xã Hợp Thành và Tả Phời, đạt 150% KH tỉnh giao.

Ngoài ra trên địa bàn thành phố bắt đầu triển khai sản xuất rau an toàn, rau công nghệ cao. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi truồng thủy sản ước đạt 124 triệu đồng.

b. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, hoạt động có hiệu quả, từng bước hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng, sắp xếp các cơ sở vào hoạt động ổn định ở các cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới, Sơn Mãn; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức kiểm tra, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn. Đã giải quyết trên 1.000 lao động, tổng giá trị sản xuất TTCN đạt 697 tỷ đồng.

c. Thương mại - dịch vụ

Các hoạt động quản lý thương mại được thành phố quan tâm chỉ đạo, đảm bảo cung ứng đủ các loại hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tập trung chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiểm soát bình ổn thị trường, ngăn chặn, xử lý buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn. Thông qua các Hội chợ được tổ chức trên địa bàn thành phố và Hội chợ thương mại Quốc tế Trung - Việt năm 2017, đặc biệt là việc tổ chức Lễ hội Đền Thượng và đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã tạo điều kiện để các cở sở thương mại - dịch vụ quảng bá, phát triển kinh doanh. Năm 2017 lượng khách du lịch đến thành phố tăng mạnh đạt 1,8 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 1.900 tỷ đồng.

3.1.2.2. Thực trạng hệ thống cơ sở, hạ tầng

a. Giao thông:

- Giao thông quốc lộ có 04 tuyến đi qua thành phố, gồm quốc lộ 70 (dài

5,95km); quốc lộ 4E (Trần Hưng Đạo) đoạn từ ngã 6 đến giáp Bảo Thắng dài 13,51km; quốc lộ 4D (đoạn đường Nguyễn Huệ, cầu Cốc Lếu, đường Hoàng Liên, đường đi Sa Pa) từ ngã tư cầu chui đến hết địa phận xã Đồng Tuyển dài

6,50km; đường cao tốc Hà Nội Lào Cai phần chạy qua địa bàn thành phố 18,84km (từ xã Cam Đường đến cửa khẩu Kim Thành).

- Giao thông tỉnh lộ có 03 tuyến, gồm tỉnh lộ 157 dài 6,3 km, tỉnh lộ 156 dài

5,2 km và đường D2 (Quốc lộ 4E cũ) dài 11,40 km.

- Giao thông nội thị gồm 209 tuyến có tổng chiều dài 140,396 km; trong

đó đường nhựa và bê tông xi măng là 121,107 km; cấp phố là 18,029 km; đường đất là 1,260 km. Mật độ đường nội thị khoảng 2,9 km/km2.

- Ngoài ra còn có giao thông nông thôn, cầu cống, bến xe bước đầu đáp

ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, song cần đầu tư nâng cấp hơn nữa; nhất là đường giao thông nông thôn.

- Giao thông đường sắt

Đường sắt trên địa bàn thành phố có 02 tuyến, như sau:

- Tuyến đường sắt liên vận quốc tế: Đây là tuyến đường sắt vận chuyển hành khách và hàng hoá Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), đoạn chạy qua thành phố 10km.

- Tuyến đường sắt nội bộ: Đây là tuyến chuyên dụng (Phố Lu - Tằng Loỏng - Cam Đường) và ga Pom Hán phục vụ khai thác khoáng sản Apatít, chiều dài tuyến đường là 46km.

- Giao thông đường thủy

Sông Hồng và sông Nậm Thi là hai con sông lớn chạy qua thành phố, đặc biệt sông Hồng chảy qua các tỉnh đổ ra biển Đông. Hiện nay giao thông trên 2 tuyến sông này chưa được khai thác sử dụng do lòng sông dốc, mực nước không ổn định giữa các mùa nên vận chuyển gặp nhiều khó khăn, chỉ có một số tàu thuyền, xà lan nhỏ chạy trên sông ở cung độ ngắn phục vụ khai thác cát sỏi và vận tải tuyến ngắn.

Hệ thống các công trình thủy lợi đến nay đã đảm bảo phục vụ phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, thành phố có 13 hồ, đập chứa nước trong đó đã đầu tư xây dựng kiên cố 8 đập. Trong năm tiếp tục kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi, thường xuyên tu bổ nạo vét kênh mương; chỉ đạo xây dựng phương án phòng chống bão lụt. Công tác phòng chống bão lũ tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai được quan tâm chỉ đạo, chủ động ứng phó, xử lý với mọi tình huống, tiến hành di chuyển, sắp xếp chỗ ở ổn định cho các hộ ra khỏi vùng nguy hiểm.

3.1.2.3. Về y tế, giáo dục

Về y tế: Trên địa bàn Thành phố có 05 bệnh viện, 05 trung tâm y tế, 17 trạm y tế. Nhìn chung, cơ sở vật chất ở bệnh viên, trung tâm y tế của thành phố hiện nay còn có nhiều trang thiết bị y tế đã quá cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Về giáo dục: Thành phố có 6 trường trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên, 15 trường phổ thông cơ sở, 16 trường tiểu học, 32 trường mẫu giáo. Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến phổ thông trung học về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong Thành phố. Tỷ học sinh giỏi và chất lượng giáo dục tiếp tục dẫn đầu trong toàn tỉnh; tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thúc đẩy quy mô và chất lượng giáo dục toàn diện, năm học 2014 - 2015 tỷ lệ huy động học sinh ra lớp và tỷ lệ chuyên cần đạt 99,9%; đã có 38/60 = 63,3% trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 97,7%.

3.1.2.4. Dân số, lao động và việc làm

- Dân số:

Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, năm 2017 dân số trung bình là 100.000 người. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2017 là 57.000 người, lao động trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2017 là 44.460 người.... khuyến khích phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Đông dân nhất là phường Kim Tân, nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Tả Phời. Sự phân bố dân cư không hợp lý, mật độ dân số ở một số phường khá cao gây ra sự quá tải về cơ sở hạ tầng và các điều kiện xã hội.

- Lao động và việc làm:

Năm 2017 đã tổ chức 16 lớp đào tạo nghề cho 474 học viên; giải quyết việc làm mới cho 2.500 lao động đạt 127,4% KH tỉnh, 100% KH thành phố (trong đó giới thiệu việc làm mới cho 238 lao động tại các vùng nông thôn, vùng GPMB); trong năm giảm 342 hộ, tỷ lệ giảm nghèo đạt 125,5% KH tỉnh giao và đạt 90,5% KH của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)