Một số giải nhằm giúp tiếp cận tín dụng của hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 78 - 88)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.4.2. Một số giải nhằm giúp tiếp cận tín dụng của hợp tác xã nông nghiệp

có hiệu quả hơn.

3.4.2.1. Nhóm giải pháp từ phía hợp tác xã nông nghiệp

a. Tăng cường ý thức tiếp cận thông tin về thị trường tín dụng nông thôn

Để tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi thì vấn đề thông tin về thị trường tín dụng nông thôn đóng vai trò quan trọng. Thực tế

hiện nay, việc tiếp cận thông tin về tín dụng nông thôn của các HTXNN còn hạn chế. Việc tiếp cận thông tin về tín dụng nông thôn của người lao động ở nông thôn đạt chất lượng thấp (trình độ, mức sống, tiếp cận thông tin và quyền bình đẳng). Vì vậy cần tăng cường vai trò của các kênh thông tin chính thống để nâng cao khả năng tiếp cận với các kênh tín dụng ngân hàng bảo đảm quyền lợi cho HTXNN. Chính quyền địa phương (xã) cần thành lập một bộ phận có kỹ năng chuyên sâu cập nhật thông tin chính xác, kịp thời (về thị trường tín dụng và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới) để cung cấp cho người dân địa phương. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin thông qua đài phát thanh địa phương mỗi ngày, niêm yết tại cơ quan (ví dụ trụ sở UBND xã).

b. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng, hạn chế hình thức tín dụng khác

Khi cung cầu vốn cân bằng thì thị trường vốn tín dụng sẽ ổn định. Theo khảo sát thực tế tại các điểm nghiên cứu, số lượng các TCTD còn ít, thậm chí hiện nay có những huyện vẫn chưa có mặt các TCTD cổ phần, do đó nguồn cung vẫn hạn chế và người dân không có nhiều sự lựa chọn về nguồn vốn vay. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động của các TCTD tại các huyện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những vùng xa xôi. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền sâu rộng cho người dân về hoạt động của các TCTD với các hình thức cho vay, các gói hỗ trợ về nông nghiệp nông thôn của Chính phủ. TCTD phải là kênh cung ứng vốn chủ đạo trên thị trường nông thôn. Hạn chế tối đa các hình thức tín dụng không lành mạnh, đặc biệt là tín dụng cho vay nặng lãi hiện nay.

c. Các HTXNN tự đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động

Các HTXNN cần tự đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có như vậy, các HTXNN sẽ luôn chủ động được các tài sản đảm bảo khi đi vay vốn tại các TCTD.

Các HTXNN phải thường xuyên kết nạp thêm xã viên, kêu gọi xã viên đóng góp bằng tiên hoặc tài sản để tăng vốn, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, mở rộng dịch vụ, ngành nghề, coi trọng công tác tiếp thị, xây dựng

thương hiệu để mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, các HTXNN cần nâng cao năng lực quản trị điều hành của Ban quản lý; trong quá trình xây dựng dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay cần quán triệt tinh thần tiết kiệm, minh bạch, công khai kết quả tài chính trước Đại hội xã viên; tăng thu nhập cho xã viên thông qua cung ứng các dịch vụ, phân phối lợi tức hàng năm; tranh thủ sự giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, hướng dẫn của các tổ chức tín dụng khi có nhu cầu vay vốn, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng đào tạo nhằm nâng cao trình độ quản trị, điều hành và kỹ thuật, nghiệp vụ.

d. Thực hiện tốt chế độ kế toán trong các hợp tác xã

Chế độ quản lý báo cáo tài chính cũng cần được nghiên cứu cụ thể để làm sao cơ quan quản lý có thể kiểm tra giám sát được hoạt động tài chính của các HTXNN theo hướng tách bạch được các chỉ tiêu: bảng cân đối tài sản, bảng cân đối kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của HTX, bảng cân đối vốn, nguồn vốn của HTX. Các báo cáo cần được gửi cho cơ quan quản lý tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và phải được đảm bảo minh bạch, rõ ràng thể hiện rõ về nguồn vốn kinh doanh, quỹ HTX, công nợ, kết quả kiểm tra tài sản cuối năm và được công bố trước Đại hội xã viên thường niên.

e. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý hợp tác xã

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn đối với các chức danh Ban quản trị, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng và cán bộ nghiệp vụ HTX. Tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Tăng cường tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính cho cán bộ chuyên môn.

tại các trường đại hoc, cao đẳng và trung học nghề chính quy hoặc tại chức.

3.4.2.2. Nhóm giải pháp từ phía tổ chức tín dụng

a.Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận được vốn vay

Các TCTD cần ban hành quy định riêng đối với HTXNN trước hết là đơn giản thủ tục vay vốn, những điều kiện vay cần được vận dụng linh hoạt hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Hiện nay hầu hết các HTXNN đều vay vốn bằng hình thức trực tiếp, hơn 90% với nhiều giấy tờ cùng với quy trình vay vốn khá phức tạp. Trong trường hợp vay lại lần thứ hai, thứ ba các HTXNN phải làm lại thủ tục giấy tờ từ đầu giống như vay mới, vì vậy các TCTD cần đơn giản hoá các thủ tục và tinh giản quy trình cho vay đối với HTXNN, để các HTXNN có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng.

Phát hành sổ tay tín dụng cho HTXNN khi vay vốn bằng việc cấp phát miễn phí nhằm giúp cho HTXNN hiểu các quy định cần thiết khi vay vốn.

Không nên coi tài sản đảm bảo là yếu tố quyết định trong việc cấp vốn vay. Tài sản đảm bảo chỉ là cơ sở để Ngân hàng thu hồi nợ khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Vì vậy, trong trường hợp bất khả kháng khi đem tài sản đảm bảo ra phát mãi thì coi như vốn của ngân hàng không được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Đối với những dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh sau khi thẩm định có hiệu quả có thể áp dụng cơ chế đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Tổ chức hội nghị khách hàng trong đó có HTXNN để phổ biến những chủ trương, chính sách, thủ tục cần thiết vay vốn, hướng dẫn phương pháp lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh cho cán bộ HTXNN.

b. Nâng cao trình độ cán bộ của các tổ chức tín dụng

Do địa bàn huyện Nho Quan khá rộng, thêm vào đó dân cư của huyện nhiều dân tộc, do đó việc quản lý tín dụng của cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn, có những cán bộ tín dụng phải quản lý 3 - 4 HTXNN với các món vay nhỏ lẻ, vì vậy việc kiểm tra thẩm định cho vay HTXNN gặp nhiều khó khăn,

bên cạnh đó trình độ của CBTD về sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông hộ còn hạn chế dẫn đến việc CBTD khi cho vay HTXNN chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, chưa chú trọng đến mục đích vay vốn và sử dụng quỹ vốn tín dụng sao cho có hiệu quả. Do đó việc nâng cao trình độ cho CBTD của các TCTD là cần thiết.

Nâng cao trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay HTXNN của CBTD nhằm tư vấn, đánh giá các dự án liên quan đến phát triển lĩnh vực nông nghiệp.

Các CBTD của TCTD phải thường xuyên tiếp xúc với HTXNN để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quy trình tín dụng, tiến độ giải ngân, thủtục hành chính cho các HTXNN để đẩy mạnh việc tiếp cận vốn tín dụng cho các HTXNN này.

Cán bộ tín dụng của TCTD cần hỗ trợ cho các HTXNN trong việc lập phương án kinh doanh, hạch toán chi phí sản xuất, đảm bảo tiến độ trả nợ đúng hạn.

c. Áp dụng các biện pháp tư vấn cho hợp tác xã nông nghiệp

Các TCTD cần có biện pháp tư vấn cho khách hàng để giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các HTXNN. Các TCTD cần có biện pháp cơ cấu lại các nhóm nợ cho vay sản xuất nông nghiệp cho phù hợp. Bám sát các chương trình chính sách tín dụng của Nhà nước để xử lý các nhóm nợ cho phù hợp.

3.4.2.3. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ, Nhà nước

Nhà nước cần có chính sách tín dụng hỗ trợ, nhất là đối với những HTXNN ở miền núi, vùng sâu, vùng xa để có vị trí tương xứng trong nền kinh tế.

Nhà nước cần khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ tài chính bên cạnh quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp tại huyện Nho Quan để tạo điều kiện cấp vốn cho các HTXNN trên địa bàn, cụ thể như thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ tín dụng nhân dân nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các HTXNN hoạt động:

- HTXNN có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển theo quy định của nhà nước.

- HTXNN có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu theo diện ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi theo quy định của nhà nước.

- HTXNN có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã viên, thì các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn và áp dụng hình thức bảo hiểm tiền vay phù hợp với các quy định của nhà nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tiếp cận tín dụng của HTXNN là yêu cầu cấp thiết trong phát triển HTXNN và góp phần không nhỏ tới phát triển KT-XH huyện Nho Quan nói chung và quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng nói riêng. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn đã rút ra một số kết luận sau:

1) Đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm và nội hàm của tiếp cận tín dụng của HTXNN. Ngoài ra, luận văn đã nghiên cứu cơ sở thực tiễn về hoạt động tiếp cận tín dụng của HTXNN tại một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Nho Quan.

2) Đã thu thập thông tin, khảo sát thực tế và phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng của HTXNN tại huyện Nho Quan trong giai đoạn 2016 - 2018 trong đó chỉ rõ. Hiện nay trên địa bàn huyện Nho Quan có 3 TCTD cho các HTXNN vay vốn, đó là BIDV, Agribank và NHCSXH. Tính tới thời điểm năm 2018, tổng doanh số cho vay của các TCTD này đạt 1.237.063 triệu đồng; số HTXNN được vay vốn từ các TCTD trên địa bàn huyện Nho Quan là 10 HTXNN; mức vốn mà mỗi lượt HTXNN vay có sự gia tăng. Cùng với sự cố gắng của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị xã hội hiện nay, khả năng tiếp cận tín dụng của các HTXNN đã được cải thiện khá nhiều.

3) Trong quá trình tiếp cận tín dụng tại các TCTD trên địa bàn huyện, vẫn còn một số những hạn chế như các nguồn tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của HTXNN về mức lãi suất, thời hạn vay, số tiền vay còn thấp so với nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các HTXNN.

4) Để tăng cường hoạt động tiếp cận tín dụng của HTXNN huyện Nho Quan, tác giả đã đưa ra 3 nhóm giải pháp bao gồm 10 giải pháp cụ thể từ HTXNN, NHTM và từ Chính phủ, Nhà nước.

2. Một số kiến nghị

2.1. Đối với Nhà nước, các cấp, các ngành Trung ương

Trên cơ sở chủ trương, định hướng về tín dụng cho HTX, Nhà nước nên tiếp tục hoạch định các chiến lược và các chính sách cụ thể hơn về theo hướng giúp HTX tiếp cận vốn chính thống hơn.

- Nhà nước nên có chỉ đạo tập trung để đẩy mạnh phát triển các quỹ hỗ tổ chức tín dụng hơn nữa giúp HTXNN tiếp cận được dễ hơn.

- Nhà nước nên có các chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cả HTXNN và bên tổ chức quỹ tín dụng.

2.2. Đối với các cấp, ngành địa phương của tỉnh

- Kiến nghị UBND tỉnh hàng năm cân đối, bố trí nguồn kinh phí thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ cho các chủ HTXNN đầu tư SXKD.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý HTXNN để tiếp cận các nguồn tín dụng được tốt phục vụ cho hoạt động SXKD.

- Hình thành các quỹ bảo hiểm sản phẩm cho các HTXNN phát triển theo quy hoạch của vùng để họ yên tâm tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục hợp tác xã và phát triển nông thôn - Jica), Hệ thống hóa các văn bản về Hợp tác xã, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội năm 2007;

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục hợp tác xã và phát triển nông thôn - Jica), Một số văn bản về Hợp tác xã nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội năm 2007;

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014) Báo cáo tình hình thực hiện đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; Hà Nội, ngày 16/11/2014

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Hệ thống hóa các văn bản về hợp tác xã, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Dự thảo đề cương chương trình phát triển kinh tế tập thể 2010 - 2015, định hướng 2020, Hà Nội

6. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, năm 2008

7. Cục thống kê Ninh Bình, Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2017, 2018, 2019.

8. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê năm 2001 9. Trần Thọ Đạt (1998), “Chi phí giao dịch vay và sự phân đoạn trên thị

trường tín dụng nông thôn”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, tháng 10/1998 10.Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình tín dụng và thẩm định tín dụng

ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính năm 2006.

11.Phan Đình Khôi (2012), “Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng Bằng sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận”,

12.Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11, Hà Nội ngày 26/11/2003;

13.Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 , Hà Nội ngày 20/11/2012; Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.

14.Luật Tổ chức Chính phủ, Hà nội ngày 19 tháng 6 năm 2015;

15.Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 17/12/2014 của HĐND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh giai đoạn 2015-2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh năm 2019

16.Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013;

17. Nghị định số 107/2017/NĐCP ngày 15/9/2017, “Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của chính phủ chi tiết một số điều của luật HTX”.

18.Nguyễn Quốc Oanh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hợp tác xã: trường hợp nghiên cứu ở vùng ngoại thành Hà Nội, Tạp chí Khoa học và phát triển 2010, tập 8, số 1.

19.Quyết định số: 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 78 - 88)