Thực trạng cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với các hợp tác xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 58 - 72)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.2.1. Thực trạng cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với các hợp tác xã

Nho Quan trong giai đoạn 2016 - 2018

3.2.1. Thực trạng cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với các hợp tác xã nông nghiệp huyện Nho Quan nông nghiệp huyện Nho Quan

Theo báo cáo của phòng nông nghiệp huyện Nho Quan thì tính thới thời điểm ngày 31/12/2018, trên địa bàn huyện Nho Quan hiện nay gồm có các TCTD chính thức sau cấp vốn tín dụng cho các HTXNN:

- Ngân hàng thương mại (gồm Agribank và BIDV) . - Ngân hàng Chính sách xã hội

Các tổ chức tín dụng này được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt

động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Các ngân hàng này đều là những ngân hàng có uy tín, cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ trên địa bàn.

Trong thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức có quy mô, vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có mục đích là kinh doanh tiền tệ, là cầu nối giữa Nhà nước và các đối tượng vay vốn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tổ chức tín dụng chính thức đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn.

3.2.1.1. Tình hình cho vay và nợ xấu của các tín dụng

a. Tình hình cho vay

Tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các HTXNN có nhu cầu sản xuất, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, đứng trước những thách thức cạnh tranh ngày càng khốc liệt, TD phải thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay HTXNN đáp ứng mục tiêu đề ra.

Năm 2018, Agribank đã cho 2 HTXNN vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, là trong lĩnh vực chăn nuôi, với tổng số tiền vay là 545.657 triệu đồng. Mặc dù số vốn cho vay và số HTXNN vay vốn đã có sự tăng lên từ năm 2016 - 2018, nhưng mức vốn cho vay cho mỗi lượt HTXNN lại bị giảm đi. Ngân hàng Agribank có nhiều chính sách tạo điều kiện cho các HTXNN vay vốn hơn nữa trong thời gian tới.

Trong khi đó, BIDV đã cho 5 HTXNN vay vốn (năm 2018) để hoạt động sản xuất kinh doanh, đa số là trong lĩnh vực trồng trọt, với tổng số tiền vay là 485.768 triệu đồng, ít hơn so với tổng số tiền vay của Agribank. Tuy nhiên, số vốn cho vay và số HTXNN vay vốn có sự tăng lên từ năm 2016 - 2018, mức vốn cho vay cho mỗi lượt HTXNN cũng có xu hướng gia tăng nhẹ. Điều này cho thấy sự cố gắng của ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các HTXNN có nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, cải thiện đời sống cho các xã viên.

Bảng 3.5. Tình hình cho vay của các đơn vị tín dụng trên địa bàn huyện Nho Quan, giai đoạn 2016-2018

Tên tổ chức tín dụng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 BQC Agribank 1. Tổng doanh

số cho vay triệu đồng 349.977 435.765 545.657 124,5 125,2 124,9 2. Tổng số HTXNN vay HTX 1 2 2 200,0 100,0 141,4 3. Mức vốn cho vay/lượt HTXNN vay triệu đồng 349.977 217.882, 50 272.828, 50 62,3 125,2 88,3 BIDV 1. Tổng doanh số cho vay triệu đồng 260.567 364.785 485.768 140,0 133,2 136,5 2. Tổng số HTXNN vay HTX 3 4 5 133,3 125,0 129,1 3. Mức vốn cho vay/lượt HTXNN vay triệu đồng 86.856 91.196,2 5 97.153,6 0 105,0 106,5 105,8 NHCSXH 1. Tổng doanh số cho vay triệu đồng 98.865 123.654 205.638 125,1 166,3 144,2 2. Tổng số HTXNN vay HTX 2 1 2 50,0 200,0 100,0 3. Mức vốn cho vay/lượt HTXNN vay triệu đồng 49.432,50 123.654 102.819 250,1 83,2 144,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng số, ta thấy tổng doanh số cho vay của NHCSXH cũng liên tục tăng qua các năm, năm 2016 là 98.865 triệu đồng đến năm 2018, số tiền

cho vay lên tới 205.638 triệu đồng. Mặc dù số HTXNN được tiếp cận vốn vay từ NHCSXH cũng có sự gia tăng nhưng vẫn còn khiêm tốn, năm 2018 mới chỉ 2HTXNN. Điều này khiến cho các NHCSXH cần phải có nhiều giải pháp thiết thực nhằm cải thiện hơn nữa đáp ứng nhu cầu vốn của HTXNN, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Thực tế cho thấy nguồn vốn đầu tư cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các HTXNN trên địa bàn để chủ động sản xuất. Hiện nay, mặc dù đã có nguồn vốn cho vay của các NHTM và NHCSXH nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các HTXNN.

b. Tình hình nợ xấu

Về nợ xấu, cả ba ngân hàng BIDV, Agribank và NHCSXH đều có nhóm nợ xấu khá cao, tỷ lệ nợ xấu nằm ở mức 2,9 – 3,8%, tuy nhiên đây là mức nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát và là ngưỡng mà Ngân hàng nhà nước quy định về tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Cụ thể được thể hiện trong bảng 3.6 sau.

Bảng 3.6. Tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Nho Quan giai đoạn 2016-2018

Ngân hàng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 BQC BIDV Nợ xấu triệu đồng 18.018 25.946 40.553 144,0 156,3 150,0 Tỷ lệ nợ xấu % 3,1 3,2 3,8 102,9 117,4 110,7 Agribank Nợ xấu triệu đồng 12.264 16.507 20.931 134,6 126,8 130,6 Tỷ lệ nợ xấu % 2,9 3,2 3,4 108,1 101,3 108,3 NHCSXH Nợ xấu triệu đồng 5.866 6.851 12.257 116,8 178,9 144,6 Tỷ lệ nợ xấu % 3 3,1 3,2 103,3 103,2 103,3

Trong 3 hệ thống ngân hàng thì có ngân hàng BIDV có số tiền cho vay cao nhất, đứng thứ 2 là ngân hàng Agribank, còn ngân hàng CSXH thì có những số lượng còn khiêm tốn chỉ bằng 50% số giải ngân của 2 ngân hàng trên. Tương đương với lượng tiền cho vay cao thì tỉ lệ nợ xấu cao, ngân hàng BIDV tỷ lệ nợ xấu cao nhất, năm 2016 là 3,1%, đến năm 2018 tăng lên 3,8%, tăng 30%, đối với ngân hàng Agribank năm 2016 tỷ lệ là 2,9 đến năm 2018 tăng lên là 3,2%. Nhìn chung đối với quỹ tín dụng giải ngân cho lĩnh vực nông nghiệp thì sự rủi ro cao.

3.2.1.2. Tình hình thực hiện nội dung chính sách cho vay hợp tác xã nông nghiệp a. Nguyên tắc cho vay

Các tổ chức TD khi cho HTXNN vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trở nợ đúng kỳ hạn. Qua khảo sát 48 HTXNN thì chỉ có 9 HTXNN được vay vốn, mục đích vay vốn của các HTXNN được thể hiện qua hình 3.2.

23,4 65,2 11,4 0 10 20 30 40 50 60 70 Mua sắm PTTB,XD kiến thiết cơ bản

Chi trả chi phí sản xuất Góp cổ phần hóa công hữu hóa

Hình 3.2. Mục đích vay vốn của HTXNN

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua Hình 3.2 ta thấy mục đích vay vốn của các HTXNN huyện Nho Quan tập trung chủ yếu là chi trả chi phí sản xuất trong chăn nuôi, trồng trọt và chế biến (chiếm tỷ trọng 65,2%), vì đây là giai đoạn mà các HTXNN đang

hoạt động có hiệu quả, đem lại thu nhập cho lao động, là điểu kiện cần thiết để các HTXNN có tài sản đảm bảo cho các NHTM.

Ngoài ra các HTXNN còn thực hiện các mục đích khác như kiến thiết cơ bản, góp cổ phần hóa công hữu. Tuy nhiên, đối với hai mục đích này đòi hỏi thời gian đầu tư dài và vốn lớn, do đó đây cũng là khó khăn cho các HTXNN không có vốn nhàn rỗi để đầu tư.

b. Điều kiện cho vay

Các HTXNN vay vốn tại các TCTD trên địa bàn huyện Nho Quan đều đáp ứng đầy đủ điều kiện cho vay theo chính sách tín dụng đối với HTX do Nhà nước ban hành.

- Điều kiện về mặt pháp luật

Thời gian vừa qua, có rất nhiều chính sách tín dụng đối với các HTX được Nhà nước ban hành, cụ thể như:

+ Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn

+ Quyết định số 146/2001/TTg ngày 2/10/2001 về việc xử lý nợ tồn đọng trước năm 1996 của HTXNN

+ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/2/2002 về cho vay đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa.

+ Quyết định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX.

+ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phụ vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

+ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú ý, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cũng đã ban hành nhiều thông tư, chỉ thị để các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách tín dụng theo quy định của Chính phủ. Trong đó, các NHTM cũng đã có những quy định cụ thể áp dụng các cơ chế đảm bảo tiền vay như:

+ Nghị định số 206-VP/NgĐ của Ngân hàng quốc gia Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 12 năm 1999 về thể lệ cho vay đối với HTXNN.

+ Quyết định số 72/QĐ-HĐQT ngày 31/2/2002 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng.

+ Quyết định số 300/QĐ-HĐQT ngày 24/9/2003 thực hiện đảm bảo tiền vay trong hệ thống.

+ Quyết định số 49/QĐ-NHCT ngày 31/6/2002 của Ngân hàng Công thương Việt Nam về cho vay đối với khách hàng

+ Quyết định số 67/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 27/5/2003 của Ngân hàng Công thương hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ trong hệ thống.

+ Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo nghị quyết 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính Phủ.

Tất cả các HTXNN vay vốn đều đảm bảo điều kiện pháp luật. Hồ sơ vay vốn được lưu đầy đủ tại các NHTM và NHCSXH. Trong quá trình vay vốn, các HTXNN phải tiếp xúc trực tiếp với CBTD, qua đó các CBTD sẽ quyết định cho vay hay không cho vay. Nói chung, về đảm bảo điều kiện cho vay HTXNN về mặt pháp luật, được triển khai thực hiện tốt ở các NHTM và NHCSXH huyện Nho Quan.

- Điều kiện về mặt tài chính + Vốn tự có của HTXNN

Bảng 3.7. Vốn tự có của các HTXNN trên địa bàn huyện Nho Quan khi vay vốn năm 2018

Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

1. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.740 66,2

2. Vốn tài trợ của Nhà nước,

tổ chức, cá nhân 1.900 21,9

3. Vốn vay và các khoản nợ

phải trả 1.031 11,9

Tổng nguồn vốn 8.671 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng ta thấy, vốn tự có của 9 HTXNN được vay vốn chiếm 66,2% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy các HTXNN này có vốn tự có lớn, đảm bảo điều kiện vay và trả nợ cho ngân hàng.

+ Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng

Qua điều tra khảo sát, 9 HTXNN vay vốn tại các TCTD cho thấy 100% các HTXNN trả lời đều có phương án vay vốn được thẩm định có hiệu quả, điều đó cho thấy các HTXNN đều có khả năng trả nợ vay ngân hàng.

c. Bảo đảm an toàn cho nợ vay

Bảo đảm nợ vay chính là một phương thức quan trọng để phòng ngừa rủi ro cho các TD. Tùy thuộc và đặc điểm của hình thức tín dụng mà lựa chọn phương thức đảm bảo vay cho phù hợp.

Kết quả khảo sát 10 HTXNN có vay vốn tại các TD cho thấy số lượng HTXNN vay vốn có tài sản đảm bảo là chủ yếu, lên tới 70%. Trong khi vốn vay ngân hàng đối với trường hợp có tài sản đảm bảo chỉ có 894 triệu đồng, thì giá trị tài sản đảm bảo là 1.861 triệu đồng, tỷ lệ vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo là 48%. Qua đó cho thấy, tín dụng cấp cho HTXNN được đảm bảo. Nằm trong ngưỡng Ngân hàng Nhà nước quy định, dưới 50%. Trong trường hợp

nếu có rủi ro xảy ra thì tài sản đảm bảo xem như là tài sản được ngân hàng phát mãi trừ nợ.

Bảng 3.8. Tình hình bảo đảm an toàn cho nợ vay của HTXNN trên địa bàn huyện Nho Quan năm 2018

Chỉ tiêu

Có tài sản Không có tái sản Tín chấp

SL % SL % SL %

Số HTXNN vay vốn 7 70,0 3 30,0 0 0

Vốn vay ngân hàng 894 86,7 137 13,3 0 0

Giá trị tài sản đảm bảo 1.861 100,0 0 0 0 0 Tỷ lệ vốn vay/Giá trị tài

sản đảm bảo (%) 48 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả d. Hạn mức cho vay

Các TCTD trên địa bàn huyện Nho Quan áp dụng hạn mức cho vay căn cứ vào giá trị tài sản đảm bảo của HTXNN, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước huyện Nho Quan thì tối đa được 50% giá trị tài sản đảm bảo, ngoài ra còn xem xét thêm các điều kiện khác trong các trường hợp cụ thể như phương án kinh doanh, vốn tự có của khách hàng. Theo báo cáo kết quả hoạt động của các TD, năm 2018, Agribank, BIDV và NHCSXH cho vay hạn mức chỉ khoảng 40% đến 50%. Vì vây, có thể thấy các TD này đều cho vay trong hạn mức quy định.

e. Lãi suất cho vay

Nhìn chung, lãi suất cho vay của các NHTM thường cao nhưng vẫn nằm trong khung cho phép. Các NHTM luôn tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận với chi phí giao dịch thấp và thủ tục không phức tạp.

Bảng 3.9. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Nho Quan năm 2018

Ngân hàng Nội dung Lãi suất huy động/năm

Lãi suất cho vay/năm Agribank Không kỳ hạn - - Kỳ hạn 6 tháng 5,3 10,8 Kỳ hạn 12 tháng 6,6 11 BIDV Không kỳ hạn - - Kỳ hạn 6 tháng 4,1 11 Kỳ hạn 12 tháng 4,8 11 NHCSXH Không kỳ hạn - - Kỳ hạn 6 tháng 5,3 11 Kỳ hạn 12 tháng 5,5 11

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua kết quả điều tra khảo sát, các HTXNN đều cho rằng lãi suất cho vay của các NHTM còn cao. Có 52,1% HTXNN cho rằng lãi suất cho vay tại BIDV là cao nhưng điều khoản cho vay lại dễ, còn lại cho rằng lãi suất cho vay hiện tại là trung bình. Cũng có 49,3% ý kiến cho rằng lãi suất cho vay của ngân hàng Agribanklà cao, còn lại cho rằng ở mức trung bình. Do vậy, để HTXNN có thể tiếp cân được nguồn vốn tín dụng, các NHTM cần có biện pháp giảm lãi suất nhằm hỗ trợ các HTXNN khi vay vốn, tạo điều kiện ngày càng có nhiều HTXNN tham gia vay vốn để phát triển sản xuất.

Các TCTD và HTXNN thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau:

Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 58 - 72)