Khái quát về hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Nho Quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 52 - 58)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.1. Khái quát về hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Nho Quan

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp

Nhằm hỗ trợ nhau phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, các hộ gia định đã hợp tác lại với nhau thành tổ nhóm hợp tác. Tổ hợp tác trên địa bàn huyện Nho Quan đều hình thành dưới dạng tự phát, đăng ký kinh doanh với các cấp có thẩm quyền chủ yếu người lao động tự góp vốn (tài sản, công cụ, tiền mặt) tự bầu tổ trưởng để đứng ra điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và giao dịch với các thành phần kinh tế khác.

Trong lĩnh vực nông nghiệp các tổ hợp tác được hình thành chủ yếu là hợp tác về lao động nhằm giải quyết tính căng thẳng của thời vụ, ít có hình thức hợp tác góp vốn liên doanh, liên kết để tổ chức sản xuất kinh doanh nên không có tính ổn định, loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực phi nông nghiệp được biểu hiện rõ nét hơn như các tổ sản xuất, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tổ vay vốn người nghèo.... mặc dù chưa gắn kết chặt chẽ nhưng đã góp phần giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho người lao động tại địa phương.

Về quy mô của các tổ hợp tác nhìn chung còn nhỏ cả về mức độ đầu tư cũng như đối tượng tham gia tổ hợp tác, mức độ liên doanh, liên kết còn mang tính tự phát, lỏng lẻo, trình độ tổ chức và phương thức hoạt động còn yếu kém nhất là các tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hình thức tổ hợp tác này chỉ mang tính thời vụ nhất định về lâu dài các tổ hợp tác này sẽ phát triển thành các HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp về quy mô đầu tư cũng như hình thức tổ chức hoạt động có khá hơn, các tổ hợp tác này đã có những người lãnh đạo tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có những tổ hợp đã có hàng trăm lao động tham gia

Một số tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ có xu hướng phát triển thành các loại hình doanh nghiệp dân doanh, các HTX.

Số tổ hợp tác hoạt động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp có xu hướng phát triển thành các HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.

3.1.2. Số lượng các hợp tác xã nông nghiệp huyện Nho Quan

a. Số lượng theo địa bàn hoạt động

Số lượng các HTXNN của huyện Nho Quan trong giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. HTXNN theo địa bàn hoạt động của huyện giai đoạn 2016-2018

ĐVT: HTX

TT Đơn vị hành chính NĂM THỰC HIỆN

2016 2017 2018

Chung của huyện 33 35 30

1 Đồng Phong 1 1 1 2 Phú Lộc 1 1 2 3 Lạng Phong 1 1 1 4 Yên Quang 1 1 1 5 Quỳnh Lưu 1 2 1 6 Văn Phong 1 1 1 7 Sơn Thành 1 1 1 8 Xích Thổ 3 3 1 9 Gia Sơn 1 1 1 10 Gia Lâm 1 1 1 11 Gia Tường 1 1 1 12 Lạc Vân 1 2 1 13 Phú Sơn 2 1 1

TT Đơn vị hành chính NĂM THỰC HIỆN 2016 2017 2018 14 Thanh Lạc 1 1 1 15 Ninh Bình 1 1 1 16 Sơn Hà 1 1 1 17 Cúc Phương 2 3 1 18 Thạch Bình 1 1 1 19 Gia Thủy 1 1 1 20 Đức Long 1 1 1 21 Văn Phương 1 1 1 22 Văn Phú 1 1 1 23 Quảng Lạc 1 1 1 24 Thượng Hòa 1 1 1 25 Phú Long 1 1 1 26 Kỳ Phú 1 1 1

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Nho Quan

Theo kết quả điều tra thì số lượng HTXNN trên địa huyện Nho Quan nhìn chung đồng đều, mỗi xã có ít nhất HTXNN, riêng xã Xích Thổ, Cúc Phương, Lạc Vân có 2 HTX, và năm 2018 số lượng HTXNN giảm 5 HTX nguyên nhân có 3 HTXNN hoạt động kém hiệu quả sát nhập với HTXNN khác, và 2 HTXNN giải thể.

b. Số lượng theo kết quả phân loại

Số lượng HTXNN huyện Nho Quan phân theo kết quả phân loại được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Số lượng HTXNN huyện Nho Quan theo kết quả phân loại trong giai đoạn 2016 - 2018

Xếp loại HTX

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) SL (HTX) Cơ cấu (%) SL (HTX) cấu (%) SL (HTX) Cơ cấu (%) 17/16 18/17 BQC HTXNN khá giỏi 7 21,2 7 19,3 8 26,7 100,0 114,3 106,9 HTXNN trung bình 17 51,5 21 61,8 20 66,7 123,5 95,2 108,5 HTXNN yếu kém 9 27,3 7 18,9 2 6,7 77,8 28,6 47,1 Tổng cộng 33 100,0 35 100,0 30 100,0 106,1 85,7 95,3

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Nho Quan

Qua Bảng 3.2 ta thấy, chiếm đa số là các HTXNN hoạt động được xếp loại trung bình. Số lượng các HTXNN xếp loại yếu kém đã giảm dần qua các năm. Năm 2016 có 9 HTXNN yếu kém thì đến năm 2017 chỉ còn 7 HTXNN yếu kém, giảm gần 30%, tương ứng giảm 2 HTX và đến năm 2018, còn 2 HTXNN yếu kém giảm gần 65% tương ứng giảm 5 HTX, bình quân trong 3 năm số HTX hoạt động kém hiệu quả giảm 50%/năm. Điều này chứng tỏ các HTXNN đã đi vào hoạt động ổn định, có chất lượng lượng hơn rất nhiều. Số lượng các HTXNN xếp loại khá giỏi cũng có sự sụt giảm nhưng không đáng kể, nguyên nhân chính là do có nhiều HTXNN đã chuyển lên các hình thức kinh doanh cao hơn.

c. Phân loại Hợp tác xã theo loại hình kinh doanh

Số lượng HTXNN huyện Nho Quan phân theo loại hình kinh doanh được thể hiện trong bảng dưới đây:

Qua bảng số liệu ta thấy, chiếm đa số là các HTXNN hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt (chiếm tỷ trọng từ 35 - 45%), trong lĩnh vực dịch vụ thì tỷ trọng chiếm ít hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016 - 2018, nhận thấy có sự giảm mạnh về số HTXNN chăn nuôi và trồng trọt, đến năm

2018 chỉ còn 11 HTXNN chăn nuôi và 10 HTXNN trồng trọt, trong khi đó, HTXNN dịch vụ lại có sự gia tăng đáng kể, năm 2018 có 8 HTXNN dịch vụ. Điều này cho ta thấy, cơ cấu loại hình kinh doanh của các HTXNN Nho Quan đang có sự chuyển dịch nhẹ từ chăn nuôi, trồng trọt sang dịch vụ, điều này phù hợp với xu thế công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng.

Bảng 3.3. Số lượng HTXNN huyện Nho Quan theo loại hình kinh doanh trong giai đoạn 2016 - 2018

Loại hình kinh doanh

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL (HTX) cấu (%) SL (HTX) cấu (%) SL (HTX) cấu (%) SL (HTX) cấu (%) SL (HT X) HTXNN chăn nuôi 15 46,7 16 46,7 11 38,2 100,0 68,8 85,6 HTXNN trồng trọt 14 42,4 15 42,9 10 34,8 107,1 66,7 84,5 HTXNN dịch vụ 4 11 4 10,4 8 27,0 100,0 200,0 141,4 Tổng cộng 33 100,0 35 100,0 30 100,0 106,1 85,7 95,3

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Nho Quan

3.1.3. Đặc điểm lao động của hợp tác xã nông nghiệp

Tuy có những chuyển biến tích cực nhưng các HTXNN chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, còn nhiều khó khăn và bất cập lớn về chất lượng nguồn lao động.

Tổng số lao động làm việc trong của HTXNN huyện Nho Quan trong năm 2018 có 243 người. Qua Hình 3.1 ta thấy, tỷ trọng lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm cao nhất (63%) và chưa qua đào tạo chiếm 32,4%. Chỉ có 4,2% lao động có trình độ đại học. Như vậy, trình độ lao động trong

các HTXNN của huyện Nho Quan còn thấp, đây là rào cản tương đối lớn để các HTXNN của huyện có thể tiếp cận tín dụng NHTM.

Hình 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của HTXNN huyện Nho Quan năm 2018

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Nho Quan

Trong đó, phần lớn đội ngũ cán bộ trong các HTXNN thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết để có thể quản lý điều hành HTXNN hoạt động một cách có hiệu quả và kiến thức về tài chính để có thể giúp HTXNN tiếp cận được với nguồn vốn của các TCTD. Đa số các cán bộ đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành của các HTXNN đều trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm tích lũy từ những hoạt động thực tế chưa chưa qua đào tạo, bồi dưỡng trước đó. Có đến 30,4% đội ngũ cán bộ quản lý của HTXNN có trình độ cao đẳng, trung cấp, 4,3% đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ đại học.

Bảng 3.4. Trình độ của cán bộ làm công tác quản lý HTXNN huyện Nho Quan năm 2018

Thành phần Đại học

Cao đẳng, trung cấp

Chưa qua đào tạo

SL % SL % SL %

Hội đồng quản trị 2 50 11 38,7 26 43,1

Ban kiểm soát 0 0 4 15,3 34 56,9

Kế toán, thủ quỹ 2 50 13 46 0 0

Tổng cộng 4 100 28 100 60 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Năng lực tổ chức, quản lý kinh tế và khả năng báo cáo tài chính của đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN còn chưa đáp ứng được với nhu cầu tiếp cận tín dụng của HTXNN. Trong khi đó, các HTXNN chưa chú trọng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các đội ngũ kế cận và chưa cụ thể hóa các tiêu chuẩn, chức danh cho đội ngũ cán bộ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, kết toán HTXNN và nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 52 - 58)