Kinh nghiệm tiếp cận tín dụng của hợp tác xã nông nghiệp ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 27 - 34)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm tiếp cận tín dụng của hợp tác xã nông nghiệp ở một số

nước trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhưng họ vẫn chú trọng vào phát triển nông nghiệp, phần lớn người nông dân Nhật Bản đều tham gia HTX nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp Nhật Bản chiếm khoảng 1% GDP của cả nước, tổng số hộ làm nông nghiệp khoảng 3 triệu, chiếm 6,4% trên tổng số 47 triệu hộ gia đình của Nhật Bản. Dân số trong sản xuất nông nghiệp là 9,9 triệu người, chiếm 7,8% dân số của cả nước.

HTX ở Nhật Bản được hình thành từ năm 1843 nhằm phục vụ các hoạt động tín dụng của những người nông dân, khi đó chưa có tổ chức hình mẫu về HTX nông nghiệp. Luật HTX Nhật Bản đầu tiên ra đời vào 1900 nhằm quy định cho 5 loại hình HTX hoạt động là HTX tín dụng, tiếp thị, mua bán, sản xuất và tiêu dùng. Đến năm 1947 Luật HTX nông nghiệp ra đời.

Về mặt tổ chức HTX nông nghiệp Nhật Bản, đứng đầu là Liên hiệp HTX nông nghiệp Nhật Bản (JA) bao gồm: Liên hiệp HTX nông nghiệp quốc gia Nhật Bản, phân theo ngành kinh tế thì các Liên đoàn ở cấp Trung ương (Liên đoàn thịnh vượng HTX nông nghiệp quốc gia; Liên đoàn tín dụng HTX nông nghiệp quốc gia; Ngân hàng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (The Norinchukin Bank); Liên hiệp HTX nông nghiệp quốc gia Nhật Bản (ZEN-NOH), Liên đoàn bảo hiểm HTX nông nghiệp quốc gia

(Zenkyoren), Tổng công ty du lịch Nokyo (N Tour); ngoài ra còn có Liên đoàn xuất bản và thông tin HTX nông nghiệp quốc gia, hiệp hội IE-NO- HIKARI về các hoạt động xuất bản, giáo dục và văn hoá). Cấp địa phương có Liên hiệp HTX nông nghiệp và Liên đoàn HTX địa phương (Prefecture level) hoặc văn phòng của các Liên đoàn Quốc gia. Ở cấp thành phố, làng thì có HTX nông nghiệp đa chức năng sơ cấp (năm 2009 cả nước Nhật có khoảng 740 HTX với 9,1 triệu xã viện bao gồm cả xã viên thường xuyên và xã viên kết hợp). Ngoài ra, trong HTX nông nghiệp còn có hội phụ nữ (nâng cao đời sống) và hội thanh niên (khuyến khích thanh niên tham gia vào HTX nông nghiệp).

Các hoạt động của JA được quy định bởi Luật HTX nông nghiệp và nhiều Luật chuyên ngành. Luật quy định các hoạt động về Đại hội xã viên, viên chức, lao động, nguyên tắc của JA, hướng dẫn và giám sát của chính phủ.

Nguyên tắc hoạt động của HTX tín dụng nông nghiệp là hoạt động tương hỗ. HTXNN huy động vốn từ xã viên có tiền nhàn rổi rỗi cho xã viên có nhu cầu vay để sản xuất. Hiện nay, nguồn huy động vốn đã tăng quá nhu cầu cho vay và số vốn dôi dư này được chuyển cho Ngân hàng Nông, lâm, ngư nghiệp trung ương để phục vụ cho các ngành khác. Bên cạnh đó, HTX còn là nơi tiếp nhận vốn cho vay và hỗ trợ lãi suất từ chính phủ nhằm đảm bảo cung cấp nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp cho xã viên sản xuất nông nghiệp. Tổ chức tín dụng HTX nông nghiệp còn tiến hành nhiều hoạt động như chiết khấu hoá đơn, giao dịch trao đổi trong nước, bảo lãnh pháp lý, giao dịch ngoại hối [25]

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

HTX nông nghiệp đa chức năng của Hàn Quốc, tương tự như của mô hình HTX nông nghiệp Nhật Bản, theo Luật HTX có những nhiệm vụ sau đây:

- Hướng dẫn và đào tạo kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi cho nông dân; kiến thức về HTX; cung cấp các phương tiện cần thiết bảo đảm an sinh xã hội.

- Thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng ruộng cho đến chợ hàng hóa bao gồm sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Cung cấp dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, bao gồm kinh doanh tài chính, tín dụng và tiết kiệm của các HTX nông nghiệp thành viên.

- Cung cấp dịch vụ về chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ.

Liên minh HTX nông nghiệp quốc gia (NACF) điều hành cả hệ thống ngân hàng nông nghiệp và các quỹ tín dụng ở HTX. Trong hoạt động ngân hàng, NACF tiến hành nhiều loại dịch vụ: giao dịch ngân hàng, dịch vụ thẻ tín dụng, tín dụng cho vay, đầu tư, bảo hiểm, giao dịch quốc tế...

Để giúp nông dân có thể vay tiền từ ngân hàng, NACF mở dịch vụ bảo hiểm tín dụng. Do có tiềm lực mạnh, NACF tham gia các hoạt động ngân hàng trên qui mô quốc tế. Hiện có 363 cơ sở hoạt động giao dịch quốc tế, 4 chi nhánh tại Mỹ, Nhật, Trung quốc và Bỉ quan hệ với 4.920 ngân hàng trên thế giới.

Bắt đầu từ các hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn, kinh doanh đúng hướng và hiệu quả đã làm ngân hàng của NACF trở thành ngân hàng có mức tiền gửi lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Hàn Quốc và năm 2006 nằm trong 100 ngân hàng lớn nhất thế giới [25].

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

HTX nông nghiệp ở Thái Lan được thành lập để giúp nông dân Thái Lan có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh, giúp họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bản thân họ. HTX nông nghiệp đầu tiên ở Thailand, Wat Chan Cooperative Unlimited Liability, được thành lập vào ngày 26 tháng 02 năm 1916 ở huyện Muang, Phitsanulok dưới hình thức HTX tín dụng nhỏ. Kể từ đó, số lượng HTX gia tăng ổn định cho đến lúc ra đời Luật HTX vào năm 1967.Sau đó rất nhiều HTX nhỏ hợp nhất để cho ra đời HTX cấp huyện với

sự mở rộng về qui mô và phạm vi hoạt động. Các HTX nông nghiệp ở Thái lan được thành lập để đáp ứng các nhu cầu sau:

- Cung cấp các khoản vay cho các xã viên cho mục đích sản suất với lãi suất ưu đãi.

- Khuyến khích tiết kiệm của xã viên thông qua các chương trình tích lũy tiết kiệm

- Cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và nhu yếu phẩm cho các xã viên với giá cả hợp lý.

- Phổ biến các bí quyết, kỹ thuật để giúp các xã viên cắt giảm chi phí sản xuất và đạt doanh lợi cao. Với sự hỗ trợ của chính phủ, các xã viên được huấn luyện về kỹ thuật trồng trọt cũng như lợi ích của phân bón và thuốc trừ sâu. Ngoài ra các thiết bị hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp như máy kéo, máy bơm nước… được bán cho xã viên với giá cả phải chăng.

- Giúp các xã viên đến gần hơn với thị trường sản phẩm, nhờ vậy họ có thể bán với giá cao hơn và duy trì sự đảm bảo về trọng lượng và kích thước cho sản phẩm.

Với sự hỗ trợ của chính phủ, ngân hàng nông nghiệp, HTX nông nghiệp và các tổ chức tín dụng khác, các xã viên đã có thể tiếp cận với các khoản vay dể dàng hơn với lãi suất thấp và thời hạn phù hợp. Các khoản vay được phân loại dưới dạng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Với các khoản vay này giúp các xã viên có thể mua được hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc, mua mới hoặc cải tạo đất đai [25].

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương trong nước

a. Kinh nghiệm phát triển huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

“Xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực để định hướng cho các HTX sản xuất kinh doanh (SX-KD) ngành nghề gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương” phòng nông nghiệp của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có một số hành động sau:

* Tăng năng lực quản trị của HTX

- Huyện Mộc Châu xây dựng mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực trên địa bàn, nhất là cần thường xuyên rà soát các kế hoạch phát triển KTTT. Điều này nhằm định hướng cho các HTX SX-KD ngành nghề gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương, cũng như giúp các hộ nông dân được hưởng các chính sách ưu đãi, đầu mối tiếp nhận đầu tư các chương trình của dự án.

- Ban lãnh đạo của huyện quan tâm đến việc hỗ trợ phát triển các HTX ở Mộc Châu. Nhất là cần tăng cường đào tạo năng lực quản trị của các cán bộ quản lý HTX. Liên minh HTX Việt Nam sẽ hỗ trợ các HTX trong huyện về các hoạt động nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Ban Quản trị và các chức danh khác trong HTX.

- Về phía địa phương, huyện Mộc Châu có kiến nghị cần thực hiện cơ chế liên thông trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế đối với HTX, tạo thuận lợi cho các HTX trong quá trình đăng ký, giảm bớt thủ tục giấy tờ và thời gian đi lại. Đồng thời, huyện cũng đề xuất có chính sách bố trí các cán bộ có năng lực, trình độ tham gia HĐQT các HTX trong huyện.

- Mộc Châu hiện có 52 HTX đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Tổng vốn đăng ký kinh doanh, doanh thu bình quân HTX và thu nhập bình quân của các xã viên được cho là vẫn còn khá khiêm tốn. Các HTX ở huyện hoạt động tương đối ổn định, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.

Ở huyện miền núi này hiện 7 HTX nông nghiệp tham gia vào chuỗi tiêu thụ sản phẩm với các công ty như VinEco. Nhiều sản phẩm rau, hoa, quả sạch của các HTX trên địa bàn huyện đã được tiêu thụ tại các siêu thị lớn của Hà Nội, như Fivimart, Big C… Ước tính doanh thu năm 2017 của các HTX nông nghiệp đang hoạt động là 745 triệu đồng/HTX.

Có thể kể tên một số HTX nông nghiệp trong huyện được cho là hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước như HTX Chanh leo Mộc Châu, HTX Nông nghiệp 19/5, HTX Rau an toàn Tự Nhiên, HTX Thủy sản Quy Hướng, HTX Nuôi cá lồng bản Pơ Nang.

* Phát triển mô hình mới

- Đến nay, ngoài các HTX nông nghiệp, ở huyện còn có 3 quỹ TDND, 1 HTX xây dựng và 6 HTX thương mại - dịch vụ... Tuy nhiên, các HTX còn nhiều khó khăn, trình độ HTX không đồng đều, năng lực điều hành còn hạn chế, thành viên tham gia mang tính hình thức. Một số HTX hoạt động chưa tuân thủ đúng quy định của Luật HTX 2012.

-Theo đánh giá của UBND huyện Mộc Châu, việc theo dõi hoạt động các HTX trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, chưa có sự chủ động phối hợp, trao đổi thông tin giữa HTX với cơ quan quản lý nhà nước. Ngay cả năng lực quản lý của các HTX cũng không đồng đều, trình độ quản lý, năng lực điều hành còn nhiều hạn chế, có thành viên tham gia còn mang tính hình thức, chưa thu hút sự tham gia đầy đủ và phát huy tinh thần trách nhiệm của các thành viên. Hơn thế, phía chính quyền huyện cũng lưu ý là có những HĐQT trong các HTX chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm. Một số HTX hoạt động chưa tuân thủ đúng quy trình của Luật HTX, chưa thực hiện tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định, chưa hình thành được hệ thống sổ sách kế toán.

- Mộc Châu cũng cần quan tâm đến việc xây dựng các mô hình HTX mới nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, đúng bản chất của các HTX trên địa bàn huyện. Đặc biệt, trong số những HTXNN, cần lựa chọn ra những HTX kinh doanh hiệu quả làm nòng cốt, xây dựng những mô hình điểm nhân rộng và tuyên truyền, thu hút thêm nhiều người tham gia phát triển HTX [28].

b. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) có diện tích tự nhiên 54.649,91 ha, dân số khoảng 32.000 người, gồm 5 dân tộc chính, chủ yếu là Tày, Nùng, Dao… Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên những năm gần đây, Bạch Thông đã đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Huyện cơ bản ưu tiên tập trung cho các lĩnh vực chế biến, sản xuất nông nghiệp và dịch vụ thương mại. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nói về vai trò HTX nông nghiệp, ông Nông Quốc Dũng, Phó chủ tịch huyện Bạch Thông cho biết: Bạch Thông là địa phương phát triển kinh tế hợp tác xã mạnh nhất tỉnh Bắc Kạn. Trên địa bàn huyện hiện có 17 HTX nông nghiệp đang hoạt động, trong đó có 7 HTX trồng trọt, 4 HTX chăn nuôi, 1 HTX lâm nghiệp và 5 HTX tổng hợp. Hoạt động các hợp tác xã ở huyện Bạch Thông đã thể hiện vai trò trong việc liên kết các hộ dân trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, được thị trường ưa chuộng và hướng đến xây dựng thương hiệu trên thị trường.

Ngoài ra, mô hình HTX nông nghiệp còn thu hút được nhiều lao động ở địa phương, đem lại thu nhập ổn định, làm thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và góp phần giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 21%. Nhờ được hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, kiến thức về pháp lý, nhiều hợp tác xã từ khi chuyển sang sản xuất tập thể đã kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế, duy trì ổn định sản xuất như: HTX Đại Hà, xã Quang Thuận trồng cây ăn quả, có 20 thành viên doanh thu năm 2017 đạt trên 2 tỷ đồng; HTX Đức Mai, xã Quân Bình, chăn nuôi lợn và dịch vụ thương mại tổng hợp, gồm 14 thành viên, dự kiến tổng doanh thu năm nay sẽ được 2 tỷ đồng; HTX Thiên An, 100% là lao động nữ, tận dụng sản phẩm từ địa phương sản xuất nông sản và chuối, khoai tây, măng sấy khô, doanh thu năm vừa qua cũng đạt trên 400 triệu đồng; HTX dịch vụ nông nghiệp Hợp

Giang ở xã Lục Bình vừa thành lập tháng 2/2018, có 10 thành viên tham gia trồng nấm, sản phẩm cũng đã được đưa ra thị trường…

Hiện nay, những đóng góp trong hoạt động kinh tế của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Bạch Thông là rất quan trọng, nó không chỉ thúc đẩy nền kinh tế - xã hội, mà còn giúp người lao động dần tiếp cận với phương thức sản xuất mới. Ngoài ra, còn tạo dựng tinh thần tương thân - tương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của người dân và giảm được 2% – 2,5% tỷ lệ hộ nghèo trung bình hàng năm trên điạ bàn huyện.[29]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 27 - 34)