Từ quá trình nghiên cứu lý thuyết và kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây, cùng với việc xây dựng thang đo nháp đến khảo sát, thảo luận nhóm và xây dựng thang đo chính thức, tác giả tiến hành xây dựng và kiểm định các giả thuyết nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể:
- Giả thuyết H1: Nhân tố môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Giả thuyết H2: Nhân tố môi trường chính trị có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Giả thuyết H3: Nhân tố môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Giả thuyết H4: Nhân tố môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Giả thuyết H5: Nhân tố môi trường văn hoá có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày được các nội dung có liên quan đến việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNGD công lập (bậc cao đẳng, đại học) trên địa bàn tỉnh Bình Dương; xây dựng mô hình thống kê cần kiểm định để xác định các nhân tố này. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này gồm có 2 phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xác định các thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu, từ đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, xây dựng thang đo hiệu chỉnh, xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chương 3 còn giới thiệu cách xác định mẫu, kích thước mẫu, chọn mẫu quan sát và cách thức tiến hành nghiên cứu của luận văn.
Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày cụ thể về việc áp dụng phương pháp nghiên cứu để xây dựng nên mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNGD công lập (bậc cao đẳng, đại học) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày thực trạng và kết quả kiểm định các thang đo, kết quả phân tích rút trích các nhân tố.
4.1Đánh giá thang đo
Như đã trình bày trong chương 3, thang đo nhân tố chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm 5 thang đo thành phần: (1) Môi trường pháp lý, (2) Môi trường chính trị, (3) Môi trường kinh tế, (4) Môi trường giáo dục, (5) Môi trường văn hóa.
Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với sinh viên. Thang đo được quy ước từ 1: “Rất không đồng ý” đến 5: “rất đồng ý”. Chúng được nhóm nghiên cứu, các chuyên gia là giảng viên, cán bộ và các bạn cùng thảo luận, đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, các cán bộ công chức hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha nhằm loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach Alpha ≥ 0.7. Thang đo có độ tin cậy Cronbach Alpha ≥ 0.6 cũng được chọn khi nó được sử dụng lần đầu (Nunnally & Burnstein, 1994). Về lý thuyết, Cronbach Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy). Cronbach Alpha của các thang đo thành phần được trình bày trong các bảng dưới đây.
4.1.1 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý (PL) Bảng 4.1: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý