Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học sinh từ 6 10 tuổi tại 2 xã của huyện phú lương thái nguyên​ (Trang 30)

Hẹp bao quy đầu là tình trạng rất phổ biến ở trẻ trai. Hẹp bao quy đầu có thể là hẹp sinh lý hoặc bệnh lý. Có hai phƣơng pháp điều trị hẹp bao quy đầu là phẫu thuật (cắt tạo hình bao quy đầu) và điều trị bảo tồn bằng kem steroid bôi tại chỗ kết hợp nong bao quy đầu. Đến nay, việc chỉ định cắt bao quy đầu hay điều trị bảo tồn hẹp bao quy đầu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau [20].

Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Tiến và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bảo tồn hẹp bao quy đầu với kem betamethasone dipropionate 0,05% cho 319

. Lần đầu, tại bệnh viện, sau khi gây tê tại chỗ, các bác sĩ dùng một thông sắt nhỏ hoặc kìm cong, nong tách dính giữa quy đầu và bao quy đầu cho tới rãnh quy đầu. Sau đó, rửa sạch các chất cặn bẩn và bôi trơn quy đầu và bao quy đầu bằng betamethasone 0,05%. Kỹ thuật này phải nhẹ nhàng, không làm rách da bao quy đầu gây chảy máu. Toàn bộ thao tác đƣợc hƣớng dẫn lại cho phụ huynh trẻ để tự làm ở nhà hai lần/ngày, thực hiện liên tục trong 1 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thành công 90,5%. Tác giả nhận định, phƣơng pháp dùng kem bôi betamethasone 0,05% đƣợc thực hiện đơn giản, ít tốn kém. Kết quả tái khám cho thấy tỷ lệ thành công không liên quan đến yếu tố tuổi, mà tùy theo thể bệnh. Tỷ lệ thành công cao ở những trẻ trai hẹp bao quy đầu do dính và thấp hơn ở những trẻ có sẹo xơ hóa hoặc kèm vùi dƣơng vật [5].

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tất cả học sinh nam ở độ tuổi từ 6 - 10 tuổi, của trƣờng tiểu học Hợp Thành và trƣờng tiểu học Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng - Thái Nguyên.

* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu

- Tất cả học sinh nam ở độ tuổi từ 6 - 10, có bộ phận sinh dục ngoài bình thƣờng.

- Chọn những học sinh nam bị hẹp bao quy đầu (từ loại I - IV theo phân loại của Kayaba [38]).

- Bố mẹ học sinh và học sinh tự nguyện tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ

- Học sinh có dị tật lỗ tiểu kèm theo. - Hẹp bao quy đầu bệnh lý

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Chọn chủ đích trƣờng tiểu học Hợp Thành và trƣờng tiểu học Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng - Thái Nguyên.

- Lý do chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn chủ đích hai trƣờng tiểu học Hợp Thành và trƣờng tiểu học Tức Tranh vì đây là hai trƣờng tiểu học ở hai xã thuộc diện còn khó khăn của huyện Phú Lƣơng; sự hiểu biết của ngƣời dân về các vấn đề sức khỏe nhất là sức khỏe lứa tuổi học đƣờng còn có phần hạn chế, các bậc phụ huynh còn chƣa thực sự quan tâm, chú trọng đến sức khỏe con em mình. Trong nghiên cứu điều trị nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% tại hai trƣờng tiểu học, học sinh không phải trả chi phí nghiên cứu, chi phí nghiên cứu do nghiên cứu viên tự túc.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

- Nghiên cứu đƣợc thực hiện vào tháng 11, 12 năm 2014, sau khi đƣợc sự cho phép tiến hành nghiên cứu trên học sinh của Hiệu trƣởng Trƣờng tiểu học Hợp Thành và Trƣờng tiểu học Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng - Thái Nguyên. Toàn bộ thời gian nghiên cứu đƣợc thực hiện trong 8 tuần, trong đó 2 tuần đầu thực hiện khám sàng lọc các trẻ bị hẹp bao quy đầu và làm xét nghiệm nƣớc tiểu; tiếp theo tiến hành điều trị nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% và đánh giá kết quả sau 6 tuần điều trị.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu can thiệp so sánh trƣớc và sau khi điều trị. Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả thực trạng hẹp bao quy đầu của học sinh nam từ 6 - 10 của trƣờng tiểu học Hợp Thành và trƣờng tiểu học Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng - Thái Nguyên.

- Từ kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn các học sinh nam bị hẹp bao quy đầu (loại I đến loại IV theo phân loại Kayaba H 1996); tiến hành nghiên cứu can thiệp nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi Betamethasone 0,05% và đánh giá kết quả sau 6 tuần điều trị.

2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

* Đối với nghiên cứu mô tả: Chọn mẫu thuận tiện. Chọn toàn bộ 353 học sinh nam từ 6 - 10 tuổi tại Trƣờng tiểu học Hợp Thành và Trƣờng tiểu học Tức Tranh của huyện Phú Lƣơng - Thái Nguyên. Vì nghiên cứu đƣợc thực hiện tại hai trƣờng tiểu học, do đó lựa chọn lứa tuổi đang học tiểu học là từ 6 - 10 tuổi.

* Đối với nghiên cứu can thiệp: Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích. Chọn toàn bộ 273 học sinh nam đƣợc chẩn đoán xác định có hẹp bao quy đầu

từ nghiên cứu mô tả vào nhóm nghiên cứu. Học sinh và bố (mẹ) học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.3.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

* Phƣơng pháp xét nghiệm nƣớc tiểu

- Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc tiểu: Hƣớng dẫn bố (mẹ) học sinh và học sinh lấy nƣớc tiểu vào ống đựng bệnh phẩm nhƣ sau:

+ Phát cho mỗi học sinh một ống nghiệm đựng nƣớc tiểu có nắp đậy kín và đã dán mã số theo mã nghiên cứu trên phiếu điều tra.

+ Thời gian lấy nƣớc tiểu: Dặn bố (mẹ) học sinh và học sinh lấy nƣớc tiểu vào 6 giờ sáng sau khi ngủ dậy. Hƣớng dẫn bố (mẹ) học sinh và học sinh trƣớc khi lấy nƣớc tiểu cần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài bằng nƣớc sạch và xà phòng, sau đó lau khô bằng khăn sạch.

+ Phƣơng pháp lấy nƣớc tiểu: Hƣớng dẫn học sinh và bố (mẹ) học sinh khi lấy nƣớc tiểu thì bỏ phần nƣớc tiểu đầu bãi, sau đó lấy nƣớc tiểu giữa bãi vào ống nghiệm (khoảng 2/3 ống) rồi đậy kín nắp ống nghiệm lại. Bố (mẹ) học sinh giám sát việc lấy nƣớc tiểu của học sinh.

- Loại que thử làm xét nghiệm nƣớc tiểu: Sử dụng que thử nƣớc tiểu 10 thông số loại ACON Mission.

- Cách làm xét nghiệm nƣớc tiểu: Sau khi lấy đƣợc mẫu nƣớc tiểu, nghiên cứu viên dùng que thử nƣớc tiểu thả ngập vào trong ống nghiệm đựng nƣớc tiểu mẫu (trừ phần cán que thử), để khoảng 1 - 2 phút rồi lấy ra đọc kết quả.

- Cách đọc kết quả xét nghiệm nƣớc tiểu: Lấy que thử nƣơc tiểu trong ống nghiệm ra so sánh ngay sự thay đổi màu sắc trên que thử với bảng màu sắc mẫu trên lọ đựng que thử để xác định sự có mặt của các thành phần trong nƣớc tiểu.

- Tiêu chuẩn đánh giá nhiễm khuẩn tiết niệu: Xác định có nhiễm khuẩn tiết niệu khi kết quả xét nghiệm nƣớc tiểu chứng tỏ có cả Leukocyte và Nitrite trong nƣớc tiểu.

Hình 2.1. Đọc kết quả xét nghiệm nƣớc tiểu bằng que thử

* Phƣơng pháp điều trị hẹp bao quy đầu: Nong bao quy đầu bằng dụng cụ sau đó tiến hành bôi thuốc mỡ betamethasone 0,05% lên quy đầu và bao quy đầu.

- Địa điểm thực hiện phƣơng pháp điều trị: Phòng y tế của Trƣờng tiểu học Hợp Thành và Trƣờng tiểu học Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng - Thái Nguyên.

- Dụng cụ nong bao quy đầu: Bộ panh tiểu phẫu cỡ nhỏ, gạc vô khuẩn, găng tay vô khuẩn.

- Thuốc:

+ Thuốc để thực hiện thủ thuật: Lidocain 10% dạng xịt

Dung dịch betadin, nƣớc muối sinh lý + Thuốc bôi tại bao quy đầu:

Betamethasone 0,05% Biệt dƣợc: Medskin Beta

+ Thuốc uống sau khi làm thủ thuật:

Paracetamol 500mg (phát cho trẻ uống sau khi nong và bôi thuốc, liều 10 - 15mg/kg cân nặng)

- Kỹ thuật nong bao quy đầu và bôi thuốc betamethasone 0,05%: Trƣớc tiên, trẻ đƣợc gây tê tại chỗ bao quy đầu bằng Lidocain 10%, dạng xịt. Sau đó, dùng panh nhỏ nong nhẹ nhàng lỗ bao quy đầu (không gây rách bao quy đầu) để tách dính giữa quy đầu và niêm mạc bao quy đầu, tách đến tận rãnh quy đầu. Rửa sạch cặn bã bẩn, bôi trơn quy đầu và niêm mạc bao quy đầu bằng Betamethasone 0,05%. Khi nong tách dính cần chú ý nhẹ nhàng, tránh làm rách da bao quy đầu gây chảy máu, dẫn đến nguy cơ tạo sẹo về sau.

- H ( ) học sinh phƣơng pháp ế

:

+ Bôi thuốc 2 lần/ ngày, vào buổi sáng trƣớc khi đi học và buổi tối sau khi tắm.

+ Trƣớc khi bôi thuốc, phải vệ sinh bộ phận sinh dụ ằng

nƣớc sạch (hoặc nƣớ bằng khăn sạch.

+ Kéo lộn bao quy đầu căng đến mức có thể (không gây đau cho trẻ) rồi bôi mỡ betamethasone 0,05% lên quy đầu và da bao quy đầu.

+ Hẹn lịch khám lại cho học sinh sau 6 tuần để đánh giá kết quả điều trị. - Hƣớng dẫn bố (mẹ) học sinh và học sinh trong quá trình điều trị tại nhà, khi kéo bao quy đầu lên để vệ sinh rồi bôi thuốc phải kéo lại bao quy đầu về vị trí cũ để tránh thắt nghẹt bao quy đầu (paraphimosis). Trƣờng hợp không kéo đƣợc bao quy đầu xuống thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc báo cho bác sỹ theo số điện thoại ghi trên phiếu hƣớng dẫn.

- Trong quá trình bôi thuốc tại nhà, nếu thấy xuất hiện mẩn ngứa; sƣng đau bao quy đầu và quy đầu, thay đổi màu sắc hay bất cứ bất thƣờng nào tại bao quy đầu và quy đầu cần điện thoại cho bác sỹ theo số điện thoại ghi trong tờ hƣớng dẫn để đƣợc tƣ vấn.

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 1

- Hình thái bao quy đầu, đƣợc đánh giá và phân thành 5 loại theo Kayaba H (1996) [38].

- Tình trạng niêm mạc bao quy đầu.

- Tiền sử có sƣng, đau quy đầu, bao quy đầu. - Tiền sử có đái buốt, đái rắt.

- Tình trạng biến chứng do hẹp bao quy đầu (viêm bao quy đầu, viêm đƣờng tiết niệu).

- Kết quả xét nghiệm nƣớc tiểu: Nhiễm khuẩn tiết niệu (khi có cả Leukocyte và Nitrite trong nƣớc tiểu).

* Chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 2

- Kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi Betamethasone 0,05% sau 6 tuần điều trị. So sánh hình thái bao quy đầu trƣớc và sau khi điều trị.

- Tỷ lệ các loại hình thái bao quy đầu sau khi điều trị (theo phân loại của Kayaba H [38]).

- Mối liên quan giữa kết quả điều trị hẹp bao quy đầu với hình thái bao quy đầu. - Mối liên quan giữa kết quả điều trị hẹp bao quy đầu với tình trạng niêm mạc bao quy đầu.

- Mối liên quan giữa kết quả điều trị hẹp bao quy đầu và việc tuân thủ điều trị. - Mối liên quan giữa kết quả điều trị hẹp bao quy đầu với trình độ học vấn của bố, mẹ học sinh.

- Mối liên quan giữa kết quả điều trị hẹp bao quy đầu với dân tộc của bố, mẹ học sinh.

2.5. Biến số nghiên cứu và cách đánh giá.

- Tuổi của học sinh: tính theo năm dƣơng lịch

Hình 2.2. Phân loại bao quy đầu

“Nguồn Kayaba H (1996) [38]”

+ Loại I: Bao quy đầu lộn ra không hở lỗ sáo + Loại II: Bao quy đầu lộn ra chỉ để hở lỗ sáo

+ Loại III: Bao quy đầu lộn ra để lộ trong khoảng 1/2 quy đầu tính từ lỗ sáo + Loại IV: Bao quy đầu lộn ra để lộ quá 1/2 quy đầu tính từ lỗ sáo nhƣng chƣa hở rãnh quy đầu

+ Loại V: Bao quy đầu lộn ra dễ dàng, để lộ hoàn toàn quy đầu

Trong đó, từ loại I đến loại IV là hẹp bao quy đầu với mức độ giảm dần, loại V là bao quy đầu bình thƣờng (bao quy đầu không hẹp).

- học sinh học

sinh ) x 100.

- Tình trạng niêm mạc bao quy đầu: + Tiêu chuẩn đánh giá:

Viêm: Niêm mạc bao quy đầu dày đỏ, mất bóng, lộn bao quy đầu ra có mùi hôi.

Không viêm: Niêm mạc bao quy đầu mỏng, màu hồng nhạt, bóng, lộn ra không có mùi hôi.

Không đánh giá đƣợc: Không thể lộn đƣợc bao quy đầu để đánh giá niêm mạc bao quy đầu.

+ Thời điểm đánh giá: Tại thời điểm điều tra.

- Tiền sử sƣng, đau vùng quy đầu: Trƣớc thời điểm điều tra, học sinh đã từng bị sƣng đỏ, đau ở vùng quy đầu.

- Tiền sử đái buốt, đái rắt: Trƣớc thời điểm điều tra, học sinh đã từng bị đi đái buốt, đái rắt (ngày đi đái nhiều lần nhƣng mỗi lần chỉ đái đƣợc ít nƣớc tiểu, đi tiểu xong một lúc lại có cảm giác buồn tiểu).

- Nhiễm khuẩn tiết niệu:

+ Tiêu chuẩn đánh giá: Kết quả xét nghiệm nƣớc tiểu bằng que thử có cả Leucocyte và Nitrit.

+ Thời điểm đánh giá: Tại thời điểm điều tra.

- Hình thái bao quy đầu sau 6 tuần điều trị: theo phân loại của Kayaba [38]. - Kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi Betamethasone 0,05%:

+ Thời điểm đánh giá: Sau 6 tuần điều trị. + Tiêu chuẩn đánh giá:

Kết quả tốt: Da bao quy đầu khi lộn để lộ hết quy đầu và rãnh quy đầu, khi kéo xuống không gây thắt nghẹt bao quy đầu. Kết quả trung bình: Mức độ hẹp bao quy đầu có cải thiện so với trƣớc khi điều trị.

Không kết quả: Tình trạng hẹp bao quy đầu không cải thiện so với trƣớc khi điều trị.

- Tai biến trong khi làm thủ thuật:

+ Rạn, rách bao quy đầu gây chảy máu.

+ Tác dụng phụ của lidocain 10% dạng xịt: mẩn ngứa xuất hiện ngay sau khi xịt, sốc phản vệ.

- Biến chứng sau khi làm thủ thuật:

vị trí cũ ngay gây thắt nghẹt, bao quy đầu phù nề, sƣng mọng. + Nhiễm trùng bao quy đầu: bao quy đầu sƣng tấy, có mủ. - Tác dụng phụ của thuốc betamethasone 0,05%:

+ Dị ứng: da bao quy đầu mẩn đỏ, ngứa, khi ngừng bôi thuốc thì hết. + Teo da: da bao quy đầu mỏng, mạch máu nổi rõ.

+ Thay đổi màu sắc da bao quy đầu.

- Tuân thủ điều trị tại nhà của bố (mẹ) học sinh và học sinh:

+ Có tuân thủ: Thực hiện đúng theo phƣơng pháp điều trị đã đƣợc nghiên cứu viên hƣớng dẫn.

+ Không tuân thủ: Không thực hiện đúng theo phƣơng pháp điều trị do nghiên cứu viên hƣớng dẫn.

2.6. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu

- Nghiên cứu viên trực tiếp khám, chẩn đoán, phân loại đối tƣợng nghiên cứu vào 5 nhóm dựa theo phân loại bao quy đầu của Kayaba H [38], sau đó chọn những học sinh nam có bao quy đầu thuộc loại I, loại II, loại III, loại IV đồng ý tham gia điều trị để can thiệp và hƣớng dẫn điều trị bảo tồn tại nhà. Các số liệu đƣợc thu thập theo mẫu phiếu điều tra.

- Xử lý số liệu theo phƣơng pháp thống kê y học. Sử dụng chƣơng trình phần mềm SPSS 16.0. Tần suất và tỷ lệ phần trăm đƣợc sử dụng để mô tả các đặc điểm về hẹp bao quy đầu ở học sinh nam. Đánh giá kết quả điều trị với kiểm định χ2

. Kết quả có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

2.7. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu này nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cộng đồng, ngoài ra không nhằm một mục đích nào khác. Đề tài đã đƣợc Hội đồng thông qua đề cƣơng

của Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Thái Nguyên cho phép tiến hành nghiên cứu.

- Nghiên cứu đƣợc thực hiện với tinh thần thái đội nghiêm túc, tôn trọng học sinh, đƣợc sự đồng ý của học sinh bố (mẹ) học sinh. Giải thích kỹ mục đích và cách tiến hành kỹ thuật cho bố hoặc mẹ của học sinh. Lựa chọn vào nghiên cứu những học sinh có sự chấp thuận của gia đình. Đảm bảo giữ bí mật kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học sinh từ 6 10 tuổi tại 2 xã của huyện phú lương thái nguyên​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)